Tổ chức thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 103 - 110)

4.3. Một số giải pháp chủ yếu để đạt đƣợc hiệu quả trong quản lý Du lịch di sản

4.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách

4.3.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý du lịch di sản văn hóa.

Chƣơng trình Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch di sản văn hóa ở các cấp trên địa bàn Hà Nội:

+ Thành lập Ban quản lý du lịch di sản văn hóa Thành phố để thống nhất trong quản lý, trong đó cần tăng cƣờng sự phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu lực quản lý của ban quản lý các khu, điểm du lịch di sản văn hóa.

+ Tăng cƣờng vai trò và năng lực quản lý nhà nƣớc về du lịch di sản văn hóa của các phòng văn hóa thông tin cấp quận, huyện để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển du lịch di sản văn hóa theo quy hoạch trên địa bàn.

+ Nâng cao năng lực quản lý du lịch di sản văn hóa theo quy hoạch cho các cấp, các ngành thông qua các chƣơng trình tập huấn.

quy hoạch phát triển du lịch di sản văn hóa.

+ Phổ biến, học tập những nội dung của Luật di sản văn hóa và Luật du lịch về phát triển du lịch di sản văn hóa nói chung và những nội dung quy định về quy hoạch phát triển du lịch di sản văn hóa, tài nguyên di sản văn hóa nói riêng cho các cấp các ngành, quần chúng nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên gia làm công tác quy hoạch phát triển du lịch di sản văn hóa để tăng cƣờng hiệu quả và tính khả thi của công tác lập quy hoạch.

Chƣơng trình phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa

+ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện tổ chức điều tra nhu cầu sản phẩm đối với những thị trƣờng du lịch trọng điểm đã đƣợc xác định, đảm bảo việc phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa là phù hợp với nhu cầu thị trƣờng.

+ Trên cơ sở nhu cầu thị trƣờng, xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch di sản văn hóa của Hà Nội, vị thế và lợi thế của Thủ đô để phát triển các sản phẩm du lịch di sản văn hóa, đặc biệt là các sản phẩm du lịch di sản văn hóa mang tính đặc thù đã đƣợc định hƣớng ở trên.

+ Tập trung nguồn lực cho việc đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa; các điểm du lịch di sản văn hóa quốc gia: Công viên di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long, Hƣơng Sơn và các khu điểm du lịch di sản văn hóa quan trọng khác: khu du lịch núi Sóc - hồ Đồng Quan, Cổ Loa, làng cổ Đƣờng Lâm...vv.

+ Tăng cƣờng kết hợp với các ngành chức năng liên quan, nghiên cứu phát triển các các tuyến điểm nhƣ công viên, khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần, phục hồi sức khỏe của nhân dân và phục vụ khách du lịch khi kết hợp đi thăm quan các khu du lịch di sản văn hóa. Trong giai đoạn đến năm 2015, tập trung triển khai xây dựng 1- 2 khu du lịch, khu vui chơi

giải trí cấp vùng tại Hà Nội.

+ Tăng cƣờng ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác quản lý và phát triển sản phẩm du lịch nói chung và du lịch di sản văn hóa nói riêng.

Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực

+ Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch Thủ đô phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế để tạo điều kiện cho hội nhập quốc tế về lao động trong du lịch.

+ Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về du lịch di sản văn hóa thông qua các biện pháp:

+ Ƣu tiên đầu tƣ cho hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch nói chung để nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

+ Đa dạng hóa cơ sở đào tạo du lịch: Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo về du lịch nói chung và du lịch di sản văn hóa nói riêng ở các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trƣờng, lớp, trung tâm và các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng du lịch di sản văn hóa.

+ Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch di sản văn hóa phù hợp đáp ứng nhu cầu đào tạo. Thực hiện chế độ bồi dƣỡng luân phiên cho giáo viên, giảng viên, đào tạo viên và thẩm định viên du lịch di sản văn hóa.

Chƣơng trình tăng cƣờng hợp tác liên kết di sản văn hóa

+ Tăng cƣờng và mở rộng hợp tác với các vùng địa phƣơng, các quốc gia trong khu vực về du lịch di sản văn hóa trên nhiều lĩnh vực (quảng bá hình ảnh, trao đổi thông tin khu vực, khai thác thị trƣờng, liên kết tổ chức, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.v.v..) với Thủ đô.

+ Tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch Hà Nội.

+ Thực hiện tốt các cam kết hợp tác vùng, địa phƣơng trong và ngoài nƣớc trong lĩnh vực du lịch di sản văn hóa với thủ đô và các thành phố lớn trên thế giới.

+ Tăng cƣờng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ƣơng và các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc để huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch di sản văn hóa. Với tôn chỉ cùng phát triển trên cơ sở vừa hỗ trợ hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh.

4.3.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý Du lịch di sản văn hóa

Công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc triển khai và thực thi chính sách. Bản thân mỗi cán bộ công chức hoạt động trong ngành du lịch nói chung và mỗi cán bộ công chức làm việc tại các cơ quan liên quan trong ngành của thành phố nói riêng cần phải nắm chắc các chính sách cũng nhƣ cập nhật các thông tin, diễn biến để có thể đóng góp ý kiến, đề xuất lãnh đạo những ý kiến thiết thực cho việc triển khai thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra. Đối với các tổ chức, các nhân, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch nói chung và các tổ chức, các nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch di sản văn hóa nói riêng cần phải hiểu và nắm bắt rõ về chính sách để từ đó có kế hoạch dài hạn cho việc phát triển doanh nghiệp nói chung và phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa nói riêng.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển du lịch di sản văn hóa nhƣ sau:

Thứ nhất, phát huy vai trò của cấp uỷ đảng, chính quyền, đặc biệt là

ngƣời đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển du lịch di sản văn hóa. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, đặt ra vấn đề này, mỗi cấp uỷ đảng, chính quyền, mỗi cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở từng địa phƣơng trên địa bàn Thành phố phải coi

đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên, lâu dài, phải có sự quan tâm và chỉ đạo thƣờng xuyên từ việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cho đến những giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả, tránh hiện tƣợng nêu to khẩu hiệu rồi phó mặc cho cán bộ chuyên môn hoặc các ngành đoàn thể tự triển khai , có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ, chính quyền, thì công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phát triển du lịch nói chung và du lịch di sản văn hóa nói riêng sẽ đƣợc thực hiện có hiệu quả nề nếp, đồng thời luôn nhận đƣợc sự tham gia ủng hộ tích cực của các ban, ngành đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động phát triển du lịch di sản văn hóa thủ đô. Hoạt động này sẽ đóng vai trò quan trọng để giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự ở chính địa phƣơng, đơn vị.

Thứ hai, việc tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển du lịch di sản

văn hóa phải đƣợc thực hiện có trọng điểm và gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, có thể tập trung tuyên truyền theo thời gian hoặc không gian, ví dụ theo không gian: Những địa bàn gắn với các di sản văn hóa ta cần gắn vào đó việc tuyên truyền chính sách, pháp luật về phát triển và quản lý du lịch di sản văn hóa, nêu cao vai trò và trách nhiệm của ngƣời dân trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa … Theo thời gian, cần tuyên truyền gắn với thời điểm, có thể gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng hoặc của Đảng bộ, ví dụ thời điểm sắp diễn ra một lễ hội gắn với di sản văn hóa , Ban quản lý của di sản văn hóa đó có thể tăng cƣờng tuyên truyền về Luật di sản văn hóa, chính sách phát triển du lịch di sản văn hóa tới chính quyền địa phƣơng và nhân dân trên địa bàn...

Thứ ba, cần kết hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các hình thức tuyên

truyền nhƣ: Kết hợp tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề về quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa…. Bên cạnh đó tuyên truyền phố biến chính sách phát

triển du lịch di sản văn hóa để có hiệu quả cao cũng đòi hỏi báo cáo viên phải chuẩn bị nội dung chu đáo, các bài thuyết trình, phổ biến cần đi sâu vào nhu cầu cần nắm bắt thông tin của du khách. Đối với các văn bản luật sửa đổi có thay thế, bổ sung cũng cần đi sâu làm rõ những điểm mới của văn bản. Ngoài ra, với đặc điểm tuyên truyền pháp luật về di sản văn hóa để du khách và ngƣời dân hiểu đúng và và thực hiện cho đúng thì thuyết trình viên không những chỉ hƣớng dẫn pháp luật và các quy định của chính sách mà cần nêu những tình huống minh hoạ để phân tích chứng minh thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

Thứ tƣ, kết hợp hỏi đáp trong tuyên truyền, luật di sản văn hóa, chính

sách quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa, đây là yêu cầu quan trọng nhằm khai thông , giải đáp những thắc mắc trong nhân dân về những vấn đề đang gặp hoặc đã gặp nhƣng chƣa rõ, để thực hiện có hiệu quả nội dung này, trƣớc hết, cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng cần phối hợp tốt với các cơ quan chức năng tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa để các doanh nghiệp hoạt động du lịch và nhân dân địa phƣơng có thể chuẩn bị những câu hỏi, những ý kiến thắc mắc cần đƣợc giải đáp tại hội nghị hoặc Ban tổ chức hội nghị có thể chuẩn bị một số câu hỏi thƣờng gặp thực hiện hỏi đáp tại hội nghị, nhƣ vậy, nội dung buổi tuyên truyền vừa sôi nổi, vừa thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, các bên liên quan và nhân dân, từ đó đƣa ra những giải đáp cần thiết phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch và nhân dân trên địa bàn.

Thứ năm, tăng cƣờng sự phối hợp giữa Ban Quản lý du lịch di sản văn

hóa, Phòng Tƣ pháp, các ban, ngành đoàn thể với chính quyền địa phƣơng trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật di sản văn hóa và chính sách quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa. Đối với việc tuyên truyền cần có kế

hoạch để có sự phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cƣờng hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật di sản văn hóa, chính sách quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa.

Để thực hiện tốt chính sách quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa thì toàn thể chính quyền, các cơ quan chủ quản, doanh nghiệp, du khách và ngƣời dân đều phải thực hiện tốt phƣơng châm “ Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” muốn có đƣợc điều này trƣớc hết mỗi địa phƣơng, đơn vị, mỗi tuyên truyền viên pháp luật cần coi trọng và có những giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật và chính sách hiệu quả để chính sách pháp luật của Nhà nƣớc thực sự đi vào đời sống của chúng ta, từ đó nó tạo thành nền tảng xây dựng nền móng cho một xã hội văn minh và du lịch di sản văn hóa ngày một phát triển./.

4.3.3.3. Tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách.

- Trên cơ sở các nội dung của các nhóm chính sách đề xuất và Chiến lƣợc tổng thể phát triển du lịch di sản văn hóa Hà Nội đến 2020, tầm nhìn 2030, UBND thành phố chỉ đạo việc rà soát, cân đối lập các quy hoạch vùng, khu điểm du lịch di sản văn hóa trên địa bàn theo thứ tự ƣu tiên:

+ UBND chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập các kế hoạch quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa cho từng thời hạn 5 năm để làm cơ sở lập kế hoạch hằng năm.

+ Ban hành các quy định quản lý quy hoạch du lịch di sản văn hóa, tránh hiện tƣợng tuỳ tiện điều chỉnh các khu vực đã quy hoạch phát triển du lịch di sản văn hóa sang mục đích phát triển khác

+ Các địa phƣơng, trên cơ sở chính sách và quy hoạch tổng thể ngành thực hiện rà soát lại các quy hoạch tổng thể KTXH toàn địa bàn với tầm nhìn dài hạn và trong mối liên hệ với các địa phƣơng khác; triển khai quy hoạch cụ thể các điểm có tiềm năng về tài nguyên di sản văn hóa trên địa bàn, chuẩn bị

đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các điểm mà đề án đề xuất là khu du lịch di sản văn hóa.

+ Tiến hành lập các quy hoạch các Khu du lịch di sản văn hóa đƣợc định hƣớng phát triển thành khu du lịch di sản văn hóa quốc gia, khu du lịch di sản văn hóa địa phƣơng theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 103 - 110)