4.2. Định hƣớng phát triển Du lịch di sản văn hóa Hà Nội
4.2.3. Phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển kinh tế du lịch và phát
triển kinh tế xã hội nói chung.
Bản chất của du lịch là văn hóa. Kinh tế vừa là phƣơng tiện vừa là mục tiêu phát triển du lịch. Sự gắn bó hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa là đặc điểm cơ bản của du lịch và là xu hƣớng lớn trên thế giới hiện nay. Do vậy, Hà Nội cần có những giải pháp hữu hiệu để đạt mục tiêu phát triển du lịch nhanh và bền vững.
Du lịch - sự gắn bó giữa văn hóa và kinh tế
Trên toàn cầu, hiện nay, hằng năm có tới hơn 1 tỉ ngƣời đi du lịch. Con số này sẽ đạt 1,6 tỉ vào năm 2020, 60% dòng khách du lịch hiện nay là có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác lạ. Cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du
điểm đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp. Không có sản phẩm du lịch nào không mang nội dung, không thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Không một di sản văn hóa nào không mang dấu ấn văn hóa dân tộc. Ngay việc bảo tồn, giữ gìn, trân trọng thiên nhiên đến độ cả nhân loại suy tôn một địa danh là di sản thiên nhiên thế giới cũng đã là một sự suy tôn giá trị văn hóa, cách ứng xử văn hóa đối với thiên nhiên của một dân tộc.
Nhƣng du lịch không phải và không thể chỉ là văn hóa, mà còn là kinh tế. Không có một túi tiền dƣ dả không thể đi du lịch, dù chỉ là đi chiêm ngƣỡng một nền văn hóa. Không vì thu đƣợc nguồn lợi nhuận ngày càng lớn thì không nhà đầu tƣ nào đứng ra xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dƣỡng để thu hút khách du lịch. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2013, du lịch toàn cầu đã đem lại nguồn thu tới 1400 tỉ USD, tạo việc làm cho gần 600triệu ngƣời. Du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, sánh ngang với các ngành sản xuất ô-tô, xe máy, kinh doanh vải vóc và thiết bị điện tử. Chính vì vậy, không ít quốc gia đã thành lập Bộ Du lịch, hoặc gắn Du lịch trong những bộ kinh tế lớn.
Khái niệm rộng nhất và đầy đủ hơn cả, có lẽ đƣợc thể hiện trong Tuyên bố Ô-sa-ka của Hội nghị Bộ trƣởng Du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phƣơng tiện củng cố hòa bình, là phƣơng tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế”.
Đảng ta, từ lâu cũng đã chỉ rõ: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”. Quan điểm này đƣợc thể chế hóa thành luật: “Phát triển du lịch bền vững..., bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trƣờng...theo hƣớng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch” (Luật Du lịch - Chương 1, Điều 5, Khoản1).
Do vậy, phát triển kinh tế du lịch dựa trên nền tảng của giá trị di sản văn hóa Thủ đô phải song song với việc quản lý bảo vệ và khai thác tài nguyên di sản văn hóa một cách hợp lý và khoa học. Đây cũng là vấn đề cấp thiết và cần phải thực hiện một cách nghiêm túc.