Các công cụ đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 48 - 49)

2.2.1. Công cụ tra cứu trực tuyến

Đề tài sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến thông qua mạng internet để phục vụ nghiên cứu. Đề tài sẽ sử dụng công cụ này để tìm kiếm và cập nhật các tài liệu cần thiết (cả trong và ngoài nƣớc), đặc biệt là để tổng thuật những vấn đề có liên quan đến lý luận và kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về các vấn đề nghiên cứu.

2.2.2. Các nguồn tư liệu, cơ sở dữ liệu và nguồn số liệu

Đề tài sẽ sử dụng các nguồn tƣ liệu gồm các đề tài nghiên cứu, các chiến lƣợc và quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân Thành phố, và của các nhà nghiên cứu có uy tín, của các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các số liệu nguồn từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Nguồn số liệu thứ cấp: tác giả lấy từ các văn kiện dự án, các báo cáo của các Bộ, ban ngành, các phòng hỗ trợ đặc biệt…nhằm có thông tin tổng hợp về di sản văn hóa, phát triển và Quản lý du lịch di sản văn hóa.

Nguồn số liệu sơ cấp: Thông qua tổng hợp các phiếu điều tra thực tế.

2.2.3. Công cụ mô phỏng nghiên cứu điều tra

Tác giả đã sử dụng bảng hỏi để điều tra và thu thập dữ liệu, thông tin, sự phản hồi của khách du lịch quốc tế tại hai địa điểm du lịch di sản văn hóa

Hà Nội là: Khu du lịch Hoàng Thành Thăng Long và Khu du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám. Thông qua công cụ điều tra và lấy ý kiến trên bảng hỏi, tác giả đã thu thập đƣợc các dữ liệu cần thiết để giúp ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài trên cơ sở tình hình thực tế để đƣa ra các giải pháp khả thi trong việc quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, tác giả còn gặp gỡ trực tiếp các chuyên gia du lich đầu ngành, các doanh nghiệp Lữ hành đang hoạt động trên địa bàn du lịch Hà Nội để trao đổi và thu thập ý kiến đánh giá thực tế về tình hình quản lý du lịch di sản văn hóa trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng...vv.

Các số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả mô phỏng bằng sơ đồ, bảng, biểu, biểu đồ, đồ thị…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)