CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Phƣơng hƣớng phát triển
4.2.1. Đầu tư phát triển đội tàu bay riêng cho nội địa
Theo kế hoạch của Vietnam Airlines, đến hết năm 2020, đội tàu bay của hãng là 150 chiếc và đến 2020 là 150 tàu. Trong đó có cả những loại tàu bay hiện điện nhất nhƣ Boeing B787-900 và Airbus A350-900.
Để tránh phụ thuộc vào quốc tế, cần tách đội tàu bay cho đƣờng bay nội địatrên quan điểm: bám sát mục tiêu chiến lƣợc đã định, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển dài hạn, phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của Việt nam, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nƣớc và các địa phƣơng. Đội tàu bay của Vietnam Airlines cần đƣợc xây dựng trên cơ sở kết hợp các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến của ngành hàng không cùng điều kiện khai thác đặc thù của Việt nam với mục tiêu phải có 30-35% đội tàu bay giành riêng cho nội địa
4.2.2. Phát triển mạng và tăng cường tải cung ứng trên đường bay nội địa
Về khách nội địa, dự kiến năm 2020, vận chuyển đƣợc 23 triệu khách, chiếm 54% thị phần.
Mạng đƣờng bay nội địađƣợc quy hoạch theo hƣớng tiếp tục mở rộng, củng cố và tăng cƣờng khai thác các đƣờng bay nội địa trọng điểm, cung ứng sản phẩm hàng không thuận lợi và phù hợp với nhu cầu đi lại. Tăng cƣờng mở các chuyến bay thẳng giữa các trung tâm kinh tế, khu du lịch trọng điểm nhƣ Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Cần Thơ. Tăng cƣờng tải cung ứng hợp lý trên các đƣờng bay đang khai thác giúp Vietnam Airlines khai thác về chiều sâu trên các đƣờng bay hiện tại. Việc tăng tải kết hợp với giành thị phần, đảm bảo
luôn chiếm thị phần áp đảo trên từng đƣờng bay.
4.2.3. Chính sách và sản phẩm dịch vụ hành khách nội địa
Là hãng hàng không truyền thống, chính sách sản phẩm dịch vụ đƣợc xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo sự cân đối của quan hệ chất lƣợng - giá cả, thích ứng với nhu cầu khả năng của quảng đại quần chúng tiêu dùng, thể hiện ở các nội dung sau:
Xây dựng lịch bay thuận tiện, phù hợp với yêu cầu và thói quen của đại đa số hành khách nội địa, có xem xét đến các yếu tố mùa vụ đặc thù của từng vùng miền.
Không ngừng hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ phục vụ hành khách nội địa, tƣơng ứng với mức giá cƣớc hợp lý trên cơ sở đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm đảm bảo tính ổn định và đồng nhất của sản phẩm.
Thiết kế và triển khai hệ thống các sản phẩm nội địa theo hƣớng chủ đạo là các chƣơng trình phát triển sản phẩm mục tiêu.
Thực hiện hệ thống quản trị chất lƣợng đồng bộ nhằm quản lý và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng của hệ thống sản phẩm cung ứng, đồng thời củng cố năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh lâu dài.
Bảo đảm tính cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ hành khách trên mạng đƣờng bay nội địa bằng hệ thống các sản phẩm phong phú, với các yêu tố đặc trƣng là lịch bay thuận tiện, đúng giờ và giá cả hợp lý.
Hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ nội địa phải đƣợc phát triển theo hƣớng từng bƣớc hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế nhƣng vẫn phải quan tâm tới các điểm đặc thù nhƣ: đối tƣợng khách, ngôn ngữ, tập quán, văn hóa, các yếu tố lịch sử khác,...
4.2.4. Phát triển nguồn nhân lực Error! Bookmark not defined.
Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ và tƣơng xứng với đầu tƣ về vật lực, đảm bảo làm chủ công nghệ hàng không tiên tiến, sự tự chủ trong khai thác. Trong đó, về trình độ trên Đại học chiếm 5% - 7%, Đại học - Cao đẳng chiếm 55% - 60%, trung cấp chiếm 10%-15%, công nhân kỹ thuật chiếm 10 % - 15 %, sơ cấp chiếm 5% - 10%. Về
độ tuổi, bình quân từ 36 – 38 tuổi, trong đó dƣới 30 tuổi chiếm 40%-43%, từ 30-40 tuổi chiếm 30%-33%, từ 40-50 tuổi chiếm 18%-22%, trên 50 tuổi chiếm 5%-10%. Ngƣời Việt Nam nắm vững kiến thức, kỹ năng cần thiết, có trình độ năng lực tốt và có khả năng điều hành các lĩnh vực chủ chốt, trọng yếu trong ngành vận tải hàng không dần thay thế ngƣời nƣớc ngoài trong các công việc. Tập trung công tác đào tạo chuyên ngành hàng không, nâng cao chất lƣợng, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trên các lĩnh vực: quản lý điều hành hãng hàng không, điều hành sản xuất với các trang thiết bị phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, thƣơng mại, dịch vụ và các lĩnh vực chuyên môn khác. Tăng tỷ lệ ngƣời lái Việt Nam để hạn chế thuê nƣớc ngoài nhằm chủ động trong khai thác; lực lƣợng kỹ thuật đảm bảo tự tổ chức khai thác và bảo dƣỡng kỹ thuật đội máy bay của Vietnam Airlines; đội ngũ tiếp viên hàng không đảm bảo đủ về số lƣợng, đƣợc đào tạo cơ bản và định kỳ về chuyên môn, ngoại ngữ, có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp và tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc. Tập trung nâng cao chất lƣợng, năng lực của đội ngũ cán bộ khối thƣơng mại, dịch vụ và khối quản lý tổng hợp của hãng. Đảm bảo tiền lƣơng cho ngƣời lao động, đặc biệt là ở những vị trí quan trọng bằng hoặc tƣơng đƣơng với các hãng trong khu vực.