CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình phát triển thị trƣờng vận tải hành khách củaVietnam Airlines từ
3.2.1. Thực trạng phát triển sản phẩm vận tải hàng không nội địa
Mạng đƣờng bay của Vietnam Airlines chủ yếu đƣợc thiết kế dựa trên hai sân bay chính tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Do đây là hai trung tâm kinh tế lớn có lƣơng khách nội địa lớn và là hai cửa ngõ nối Việt nam với thế giới nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cung ứng dịch vụ đƣợc đầu tƣ đầy đủ. Mọi tuyến bay của Vietnam Airlines đều đƣợc xuất phát và cung ứng dịch vụ tại hai sân bay này.
Biểu đồ 3.2: Mạng đƣờng bay nội địa của Vietnam Airlines
Mạng đƣờng bay nội địa của Vietnam Airlinesgồm 31 đƣờng bay, đƣợc phân chia thành 3 nhóm nhƣ sau:
+ Đƣờng bay Trục: xây dựng dựa trên trục dài của đất nƣớc, bao gồm 3 đƣờng bay là HAN – SGN, HAN – DAD và SGN – DAD đây là các đƣờng bay có tính chất sống còn của Vietnam Airlines, nối 3 trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội lớn nhất của đất nƣớc. Đây là đƣờng bay có mật độ khách cao, là đƣờng bay nhộn nhịp nhất, chiếm trung bình khoảng 60% tổng dung lƣợng thị trƣờng hàng không của cả nƣớc qua các năm từ 2010 – 2014. Ba sân bay này đều là các sân bay tốt nhất về cơ sở hạ tầng và đƣợc nhà nƣớc quan tâm trong việc nâng cấp và mở rộng. Các đƣờng bay này là các đƣờng bay tổng số ít mang lại lợi nhuận cho Vietnam Airlines
+ Đƣờng bay Du lịch: dựa trên các điểm du lịch chính của đất nƣớc là Huế, Nha Trang, Đà Lạt và Phú Quốc, bao gồm 8 đƣờng bay là HAN/SGN – HUI/NHA/DLI, SGN – PQC và DAD – NHA. Đây các đƣờng bay này đang có tốc độ phát triển tƣơng đối cao và có tiềm năng đầy hứa hẹn, hàng năm đem lại cho hãng những khoản thu nhập không phải là nhỏ, tuy nhiên vẫn là các đƣờng bay chƣa có lãi.
+ Đƣờng bay Địa phƣơng: là các đƣờng bay có tính tất phục vụ xã hội của Vietnam Airllines, vì mục đích phục vụ dân sinh cao hơn mục tiêu kinh doanh, gồm 24 đƣờng bay là HAN – BMV/CAH/UIH/VDH/TBB/VCL, DAD –
BMV/PXU/UIH/VDH, SGN –
BMV/CAH/HPH/PXU/TBB/UIH/VCL/VCS/VDH/VII/VKG và PQC – VKG. Đây là các đƣờng bay còn thua lỗ của Vietnam Airlines. Trong đó các đƣờng bay HAN – VCA, SGN – HPH/VII là các đƣờng bay rất tiềm năng, nối đến các trung tâm kinh tế mới nổi. Đây cũng là các đƣờng bay có các hãng hàng không khác cùng khai thác và cạnh tranh.
Trong các đƣờng bay trên, Vietnam Airlines đã chuyển giao 5 đƣờng bay cho VASCO khai thác, bao gồm SGN – CAH/VCL/TBB/VCS/VCA. Vietnam Airlinesdự định mở tuyến đƣờng bay CXR – HPH và HPH – VCA trong lịch bay mùa hè năm 2017, nâng tổng số đƣờng bay lên 42 tuyến đƣờng bay.
Tải cung ứng và thị phần tải:
Bảng 3.2: Tải cung ứng trên thị trƣờng nội địa.
Đơn vị tính: ghế Năm Tổng thị trƣờng Hãng khác Vietnam Airlines Số lƣợng % tăng trƣởng Thị phần 2010 14,105,758 3,361,920 10,743,838 76.17% 2011 14,348,313 3,572,379 10,775,934 0.30% 75.10% 2012 14,460,478 4,105,088 10,355,390 -3.90% 71.61% 2013 17,059,199 6,071,903 10,987,296 6.10% 64.41% 2014 20,284,258 8,615,632 11,668,626 6.20% 57.53% 2015 25,451,970 13,213,504 12,238,466 4.88% 48.08%
Nguồn: Ban Kế hoạch phát triển,Vietnam Airlines
Trƣớc năm 2013, Vietnam Airlines luôn chiếm thị phần áp đảo xấp xỉ trên 70%. Kể từ năm 2013, khi Vietjet và Jetstar Pacific gia tăng hoạt động trên thị trƣờng nội địa, thị phần tải cung ứng của Vietnam Airlines ngày càng giảm, từ 71% năm 2012 xuống 48% năm 2015. Tỷ lệ tăng trƣởng ghế cung ứng trong 3 năm gần đây luôn đạt khoảng 5%/năm, duy nhất có năm 2011-2012 do Vietnam Airlines có cho K6 thuê 1 số tàu nên tỉ lệ cung ứng ghế giảm nhẹ.
+ Đƣờng bay Trục: do đây là đƣờng bay sống còn nên đƣợc tập trung khai thác tối đa bằng các tàu bay lớn nhƣ Boeing B787/777, Airbus A350/330/321/320 với tần suất rất cao. Trên đƣờng bay HAN – SGN, trung bình khai thác từ 23 đến 25 chuyến/ngày, còn đƣờng bay đến DAD đƣợc khai thác từ 30 đến 32 chuyến/ngày và đƣờng bày SGN – DAD đƣợc ƣu tiên với tần suất cao hơn.
Bảng 3.3: Tải cung ứng trên đƣờng bay Trục Đơn vị tính: ghế Năm Tổng thị trƣờng Hãng khác Vietnam Airlines Số lƣợng % tăng trƣởng Thị phần 2010 5,295,000 1,853,000 3,442,000 65% 2011 7,587,208 1,869,576 5,717,632 66.11% 75.36% 2012 7,824,515 2,486,410 5,338,105 -6.64% 68.22% 2013 9,244,896 3,593,586 5,651,310 5.87% 61.13% 2014 9,921,235 4,382,469 5,538,766 -1.99% 55.83% 2015 12,204,379 6,119,996 6,084,383 9.85% 49.85%
Nguồn: Ban Kế hoạch phát triển, Vietnam Airlines
Qua bảng trên ta thấy ngoại trừ năm 2011, cả phần trăm tăng trƣởng lẫn thị phần của VNA tăng đột biến và thống lĩnh thị trƣờng do nhập thêm tàu bay mới thì các năm còn lại, tải cung ứng trên thị trƣờng luôn có biến động tăng giảm không đều. Kể từ năm 2012, các hãng hàng không giá rẻ bắt đầu gia tăng hoạt động đã khiến thị phần tải của Vietnam Airlines suy giảm. Năm 2014 và năm 2015, thị phần Vietnam Airlines đã giảm chỉ còn xấp xỉ 50%, trong khi giai đoạn trƣớc đó Vietnam Airlines luôn chiếm trên 60%. + Đƣờng bay Du lịch: Đƣợc khai thác bằng các tàu bay Airbus A321/320 và ATR72. Tần suất trên các đƣờng bay này rất cao, trong nhiều trƣờng hợp do hạn chế về năng lực phục vụ và kỹ thuật của sân bay mà không thể tăng thêm đƣợc tần suất. Tuy nhiên, vào mùa thấp điểm của các điểm Du lịch thì sẽ đƣợc xem xét để cắt giảm tần suất.
Bảng 3.4: Tải cung ứng trên đƣờng bay Du lịch
Đơn vị tính: ghế Năm Tổng thị trƣờng Hãng khác Vietnam Airlines Số lƣợng % tăng trƣởng Thị phần 2010 2,925,000 295 2,630,000 90% 2011 3,264,033 564,056 2,699,977 2.66% 82.72% 2012 3,006,094 349,770 2,656,324 -1.62% 88.36% 2013 3,290,831 824,040 2,466,791 -7.14% 74.96% 2014 5,073,430 1,910,700 3,162,730 28.21% 62.34% 2015 6,235,481 2,893,826 3,341,655 5.66% 53.59%
Đƣờng bay Du lịch còn đƣợc cung ứng tải mạnh hơn thông qua việc mở những đƣờng bay mới và tăng tải mạnh đến NHA và PQC do ảnh hƣởng của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu đi lại của khách du lịch ngày càng tăng. Từ LBMĐ cuối năm 2013, Vietjet bắt đầu khai thác SGN – NHA nên trên đƣờng bay này đã có sự chia sẻ thị phần tải và đến năm 2014, Vietnam Airlines chỉ còn chiếm khoảng 62% thị phần tải. Đƣờng bay SGN – PQC cũng chỉ đƣợc khai thác bằng tàu ATR72 do hạn chế về đƣờng băng tại sân bay Phú Quốc. Đây là tuyến đƣờng đƣợc Vietnam Airlines đặc biệt quan tâm, tăng tải tối đa và đã đạt đến số lƣợng 9 chuyến /ngày. Tất cả các sân bay Du lịch gồm Cam Ranh (Nha Trang), Dƣơng Đông (Phú Quốc), Liên Khƣơng (Đà Lạt) và Phú Bài (Huế) đều có hạn chế và khai thác do không có đèn bay đêm. Điều này không cho phép Vietnam Airlines tăng tải vào các chuyến bay đêm và do vậy rất khó đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong mùa cao điểm.
+Đƣờng bay Địa phƣơng: Do dung lƣợng thị trƣờng nhỏ nên chỉ đƣợc khai thác bằng các tàu bay ATR72 và Fokker 70 với tần suất 3-5 chuyến/tuần, ngoại trừ các đƣờng bay HAN – VCA, SGN – HPH/VII đƣợc khai thác bằng tàu bay Airbus A321/320 với tần suất 7 chuyến/tuần.
Bảng 3.5: Tải cung ứng trên đƣờng bay Địa phƣơng
Đơn vị tính: ghế Năm Tổng thị trƣờng Hãng khác Vietnam Airlines Số lƣợng % tăng trƣởng Thị phần 2010 1,850,000 185,000 1,665,000 90% 2011 2,038,355 698,561 1,339,794 -19.53% 65.73% 2012 2,108,905 728,758 1,380,147 3.01% 65.44% 2013 2,389,837 655,367 1,734,470 25.67% 72.58% 2014 2,782,451 974,095 1,808,356 4.26% 64.99% 2015 3,642,333 2,016,512 1,625,821 -10.09% 44.64%
Nguồn: Ban Kế hoạch phát triển, Vietnam Airlines
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, thị phần Vietnam Airlines gặp khó khăn khi không thế tăng thêm các loại tàu bay nhỏ, trong khi đó, các loại tàu bay tầm trung luôn
phải dành ƣu tiên để cạnh tranh trên các đƣờng bay quốc tế. Trên các đƣờng bay Địa phƣơng, từ LBMH năm 2011, Jetstar Pacific và Vietjet đã bắt đầu khai thác trên các đƣờng bay nhƣ HAN – VCA, SGN – VII và SGN – HPH. Đây là các trung tâm kinh tế mới nổi của Việt nam nên có nhu cầu đi lại tốc độ tăng trƣởng khá tốt.
Tăng trƣởng khách hàng năm và thị phần khách
Bảng 3.6: Kết quả vận tải trên đƣờng bay nội địa
Đơn vị tính: lượt khách Năm Tổng thị trƣờng Vietnam Airlines Khách Tăng trƣởng % tăng trƣởng Thị phần 2010 9,010,000 7,300,000 81.02% 2011 11,781,068 8,755,396 1,455,396 19.94% 74.32% 2012 11,830,943 8,245,518 -509,878 -5.82% 69.69% 2013 14,326,852 8,948,211 702,693 8.52% 62.46% 2014 17,214,532 9,550,526 602,315 6.73% 55.48% 2015 21,691,895 10,076,619 526,093 5.51% 46.45%
Nguồn: Ban Kế hoạch phát triển, Vietnam Airlines
Qua bảng trên có thể thấy rằng dù thị phần khách của Vietnam Airlines trên thị trƣờng nội địa đang bị giảm dần từ năm 2010chứng tỏ độ khó khăn của môi trƣờng kinh doanh ngày càng tăng và năng lực của hãng còn hạn chế. Mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa ngày càng lớn do sự tham gia của một số hãng hàng không. Tổng thị trƣờng khách luôn tăng chỉ trừ năm 2012 trong khi thị phần khách của Vietnam Airlines lại giảm, đến năm 2014 chỉ còn 55% và năm 2015 chỉ còn 46%, cho thấy vị thế độc tôn trên thị trƣờng nội địa của Vietnam Airlines đã không còn.
3.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống giá cước
Từ tháng 12/2008, Nhà nƣớc bỏ quy định khung giá dịch vụ và khung giá cƣớc vận chuyển hàng không, chuyển sang thực hiện theo cơ chế thị trƣờng, hƣớng doanh nghiệp hàng không tự quyết định giá. Điều này có lợi cho khách hàng về sự lựa chọn
dịch vụ để đảm bảo chất lƣợng và giá cả hợp lý, khi các hãng hàng không cạnh tranh về giá, chắc chắn khách hàng sẽ đƣợc hƣởng lợi với nhiều mức giá rẻ hơn. Dựa trên khung giá trần của Nhà nƣớc, VNA đã xây dựng giá cƣớc đa dạng, linh hoạt. Chính sách chiết giá áp dụng cho đại lý đã thay đổi rõ rệt, trên đƣờng bay nội địa giảm từ mức 5% xuống 3% và đến nay là 0% và thu thêm dịch vụ theo định mức cho từng khu vực. Từ năm 2010 sau khi gia nhập liên minh SkyTeam, VNA xây dựng biểu giá theo hƣớng đa dạng hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu hành khách (chính sách phân biệt giá), trong đó chính sách giá vé nội địa là tập trung vào việc xây dựng giá cƣớc về cơ bản căn cứ các yếu tố về chi phí, đƣợc thực hiện trong khuôn khổ quy định và phê chuẩn của Cục HKVN. Tuy nhiên, trong thực tế, do vị thế độc quyền của VNA tại thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thực hiện các chính sách và nhiệm vụ của Nhà nƣớc về phát triển hợp tác kinh tế giữa các vùng, phát triển về văn hoá, giáo dục, ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng mà Nhà nƣớc khống chế giá trần cho một số đƣờng bay thƣơng mại nhƣ Hà Nội - Hồ Chí Minh, Hà Nội/Hồ Chí Minh - Đà Nẵng, Hà Nội/Hồ Chí Minh - Nha Trang/Đà Lạt/Cần Thơ và trợ giá cho những đƣờng bay chƣa mang lại hiệu quả về kinh tế nhƣ Hà Nội - Đồng Hới, Hà Nội - Điện Biên, Hồ Chí Minh - Pleiku/Buôn Ma Thuột, ... mức giá vé của VNA trên thị trƣờng nội địa thƣờng cao hơn từ 5 - 20% so với đối thủ cạnh tranh, cho dù VNA đang áp dụng chính sách giá vé đầy đủ theo mô hình hàng không truyền thống để thích ứng với nhiều đối tƣợng khách, đƣợc mô tả theo bảng dƣới đây:
Bảng 3.7: Chính sách giá của Vietnam Airlines trên thị trƣờng nội địa Loại giá Hạng đặt chỗ Thay đổi cộng dặm Hệ số GLP Đặt chỗ Hành trình Hoàn vé Thƣơng gia linh hoạt J, C, D Miễn phí Thu phí: 300.000 VNĐ Giai đoạn Tết thu phí:
600.000 VNĐ 1,25/dặm Phổ thông linh hoạt K Dịp Tết thu: 600.000 VNĐ 1,00/dặm
Tiết kiệm linh hoạt
L, M Thu phí trƣớc khởi hành: 300.000 VNĐ
Thu phí, sau khởi hành: 600.000 VNĐ 0,75/ dặm
Siêu tiết kiệm E, P Không cho phép cộng dặm
Nguồn: Ban Tiếp thị Bán sản phẩm, Vietnam Airlines
Để xây dựng chính sách giá hiệu quả VNA cần căn cứ vào các yếu tố nhƣ: phân khúc thị trƣờng để lựa chọn khách hàng mục tiêu, trên cơ sở đó đƣa ra SPDV phù hợp với nhu cầu khách hàng; căn cứ vào địa lý về đƣờng bay trong nƣớc, khu vực và châu lục để đƣa ra các dịch vụ đi kèm trên chuyến bay cho phù hợp mức giá; căn cứ vào tính mùa vụ trong năm để đƣa ra mức giá hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận; căn cứ vào thời hạn thanh toán và hình thức phân phối (truyền thống hay trực tuyến); căn cứ vào số lƣợng hành khách và tâm lý khách hàng khi sử dụng SPDV hàng không.
3.2.3. Thực trạng phát triển hệ thống bán sản phẩm vận tải hành khách
Hệ thống bán sản phẩm vận tải hành khách của Vietnam Airlines do Ban Tiếp thị Bán sản phẩm quản lý. Hệ thống bán (Phòng vé và Đại lý) tại Việt nam đƣợc phân chia thành ba khu vực dựa trên khu vực địa lý, do ba Văn phòng Khu vực đặt tại Hà nội (VPKV Miền Bắc), thành phố Hồ Chí Minh (VPKV Miền Nam) và Đà Nẵng (VPKV Miền Trung) quản lý. Các Đại lý có đăng lý kinh doanh ở tỉnh/thành phố trong phạm vi của VPKV sẽ nộp hồ sơ đăng ký và thuộc sự quản lý của VPKV đó và đƣợc các VPKV quy định rõ chức trách và nhiệm vụ, hoa hồng đƣợc hƣởng và các điều kiện khác trong hợp đồng.
Bảng 3.8: Phân bố khu vực quản lý của ba VPKV
Đơn vị Chỉ tiêu VPKV Miền Bắc VPKV Miền Trung VPKVMiềm Nam Tổng số Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Tỉnh/thành phố 28 44% 15 24% 20 32% 63 Dân số (triệu) 39,01 45% 15,49 18% 31,71 37% 86,21 Phòng vé 8 33% 10 29% 9 38% 24 Đại lý 106 36% 49 16% 143 48% 298
phố nhƣng lại chiếm 48% về số lƣợng Đại lý, trong khi các con số này của VPKV Miền Bắc là 45% và 36%. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh về thị trƣờng vận tải tại khu vực Miền Nam, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế và du lịch rất phát triển. Tại mỗi khu vực, số lƣợng Văn phòng và Đại lý tập trung chủ yếu tại ba thành phố lớn là Hà nội (3 Phòng vé và 74 Đại lý), Đà Nẵng (2 Phòng vé và 12 Đại lý) và thành phố Hồ Chí Minh (5 Phòng vé và 114 Đại lý).
Tại VPKV Miền Bắc, ngoài ba Văn phòng bán tại Hà nội thì Điện Biên, Hải Phòng và Vinh cũng đƣợc thiết lập Văn phòng Đại diện để bán và phục vụ hành khách do đây là những nơi Vietnam Airlines có khai thác đến và có lƣợng khách đi lại lớn. Ngoài ra, Quảng Ninh và Lào Cai cũng đƣợc đặt Văn phòng Đại diện do đây là các trung tâm du lịch lớn để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của hành khách. Trong 28 tỉnh/thành phố do VPKV Miền Bắc quản lý, hệ thống bán đã có mặt tại 16 tỉnh/thành phố, còn tại 12 tỉnh khác chƣa có hệ thống bán do điều kiện kinh tế còn thấp và nhu cầu đi lại còn ít. Tại VPKV Miền Trung, hệ thống bán đã có mặt tại 13/15 tỉnh thành phố, với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi với các bãi biển đẹp và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà đây là khu vực thu hút khách du lịch. Dù hệ thống bán đã có đa phần tại các tỉnh nhƣng do khoảng cách địa lý rộng lớn, dân cƣ thƣa thớt nên khả năng bao phủ của hệ thống bán không rộng, chủ yếu tập trung tại các trung tâm du lịch. Tại VPKV Miền Nam, hệ thống bán đã bao phủ toàn bộ tất cả các tỉnh thành, ngoài ra số lƣợng Đại lý rất đảm bảo tốt cho khả năng bán. Đây cũng là khu vực tập trung nhiều Đại lý nhất, chiếm 53% số lƣợng Đại lý cả Việt nam.
Bảng 3.9: Phân bổ hệ thống bán tại Việt nam theo khu vực do VPKV quản lý
STT
VPKV Miền Bắc VPKV Miền Trung VPKV Miền Nam Tỉnh/thành phố V P Đ L Tỉnh/thành phố V P Đ L Tỉnh/thành phố V P Đ L 1 Hà Nội 3 74 Đà nẵng 2 12 Thành phố Hồ Chí Minh 5 11 4 2 Bắc Giang 1 Đắc Lắk (Buôn Mê thuột) 1 4 An Giang 1 3 Bắc Ninh 1 Bình Định (Quy Nhơn) 1 1 Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) 2
4 Điện Biên 1 1 Kontum (Pleiku) 1 3 Bạc Liêu 1 5 Hà Tĩnh 2 Khánh Hoà (Nha Trang ) 1 8 Bến Tre 1 6 Hải Dƣơng 3