Hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 36 - 39)

1.2.1 .Vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không

1.4. Các nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển vận tải hàng không nội địa

1.4.5. Hội nhập quốc tế

1.4.5.1. Khái niệm hội nhập quốc tế

Balassa (1987) coi hội nhập kinh tế vừa là một quá trình, vừa là một trạng thái. Là một quá trình, hội nhập kinh tế bao gồm các biện pháp kinh tế và chính trị đƣợc sử dụng để xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thể nhân kinh tế thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Là một trạng thái, hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự thiếu vắng của các hình thức phân biệt đối xử giữa các nền kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế có thể đƣợc coi nhƣ là một quá trình xóa bỏ các hình thức phân biệt kinh tế giữa các nƣớc.

1.4.5.2. Các hình thức hội nhập quốc tế

Có nhiều hình thức hội nhập kinh tế khác nhau. Mỗi hình thức bao gồm các mức độ phân biệt đối xử khác nhau giữa các nƣớc cùng là thành viên và giữa các nƣớc thành viên với các nƣớc ở ngoài khối. Các hình thức hội nhập căn bản nhất bao gồm:

Các Hiệp định Ƣu đãi Thƣơng mại (PTAs – Preferential Trade Agreements): Đây là các hiệp định trong đó các nƣớc thành viên thực hiện cắt giảm thuế quan hoặc đƣa ra mức đối xử ƣu đãi đối với các hạn chế định lƣợng trong thƣơng mại với nhau; trong khi vẫn duy trì các rào cản thƣơng mại của họ với các nƣớc không tham

gia hiệp định. Hình thức hội nhập này thƣờng đƣợc áp dụng đối với chỉ một nhóm hàng hoá nhất định và thƣờng đƣợc trao đơn phƣơng.

Khu vực Mậu dịch Tự do (FTAs – Free Trade Areas): Đây là hình thức hội nhập trong đó các nƣớc thành viên xóa bỏ rào cản thƣơng mại với các nƣớc trong khu vực, trong khi vẫn duy trì các chính sách thƣơng mại của mình với các nƣớc khác.

Liên minh thuế quan (CUs - Custom Unions): Trong CUs, các nƣớc thành viên xóa bỏ tất cả rào cản thƣơng mại với các nƣớc thành viên và áp dụng một chính sách thuế quan chung đối với các nƣớc ở ngoài khối.

Thị trƣờng chung (Common Markets – CMs): Đây là các thỏa ƣớc bao gồm tất cả các đặc điểm của CUs, bên cạnh đó CMs còn cho phép dự dịch chuyển tự do của các yếu tố sản xuất trong khối. Tất nhiên các nƣớc này vẫn duy trì chính sách của riêng mình đối với sự chuyển dịch của yếu tố sản xuất với các nƣớc ở ngoài khối.

Liên minh kinh tế (Economic Unions): Đây là cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế cao hơn thị trƣờng chung. Bên cạnh các đặc điểm của CMs, các nƣớc trong EUs còn áp dụng các chính sách tiền tệ, tài khóa, công nghiệp và phúc lợi xã hội chung, cũng nhƣ áp dụng các chính sách đối ngoại chung với các nƣớc ở ngoài khối.

Liên minh tiền tệ (Monetary Unions): Đây là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới thành lập một “quốc gia kinh tế chung” của nhiều nƣớc với nhiều đặc điểm nhƣ xây dựng chính sách kinh tế chung, xây dựng chính sách đối ngoại, trong đó có các chính sách ngoại thƣơng chung. Bên cạnh đó còn quy định chính sách lƣu thông tiền tệ thống nhất, hình thức một đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của các nƣớc hội viên và xây dựng Ngân hàng chung thay thế Ngân hàng Trung ƣơng của các nƣớc, xây dựng quỹ tiền tệ chung, xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nƣớc đồng minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.

1.4.5.3. Tác động của hội nhập quốc tế đến thị trường vận tải hàng không

Các hãng hàng không khi gia nhập các liên minh hàng không quốc tế nhằm khẳng định tính hội nhập quốc tế theo xu hƣớng và quy luật chung của ngành HKDD thế giới, nâng cao uy tínvà thƣơng hiệu trên thị trƣờng quốc tế để trở thành

một hãng hàng không đẳng cấp thếgiới. Qua đó, các hãng hàng không có thể học tập đƣợc những kinh nghiệm trong kinh doanh của các hãng thành viên trong hệthống liên minh. Tuy nhiên khi gia nhập vào cộng đồng quốc tế, các hãng hàng không phải chấp nhận những tác động sau:

Chính sách giá: tác động đến sự thống nhất giá trong việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng tại cảng hàng không sân bay của hệ thống thành viên liên minh. Đây là một trong những cơ hộitạo lên sự linh hoạt của chính sách giá nhằm đồng nhất và mang lại lợi ích cho cáchãng thành viên, giảm tính cạnh tranh trong nội bộ thành viên về giá, tạo ra các giá trịnhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ trong quá trình phục vụ khách hàng.

Chính sách phân phối: quá trình phân phối SPDV (vé máy bay, dịch vụ bổ trợ) đã đƣợc linh hoạt và thiết thực hơn cho khách hàng, khách hàng có thể mua vé và cácdịch vụ bổ trợ tại 1 điểm phòng vé/đại lý hay trên website mà có thể sử dụng xuyênsuốt nhiều chặng bay để tránh sự bị động và mất thời gian hay khó khăn trong công tácbất đồng ngôn ngữ tại các sân bay đến và sân bay nối chuyến.

Chính sách xúc tiến: các hãng hàng không có cơ hội khuếch trƣơng, quảng bá thƣơng hiệu, hình ảnh đất nƣớc con ngƣời đến với thế giới. Mang lại nhiều lợi ích thiếtthực cho khách hàng là thành viên trong các chƣơng trình khách hàng thƣờng xuyên. Việc tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích hơn cho khách hàng của các hãng thành viên là lợithế để các hãng đẩy mạnh chính sách xúc tiến trong hoạt động marketing để kích thíchvà thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng SPDV của khách hàng.

Yếu tố hữu hình: quá trình hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến việc đầu tƣ cơ sở vật chất của các hãng hàng không thành viên nhằm đảm bảo chuẩn hóa vềchất lƣợng dịch vụ từ đội phƣơng tiện đến trang thiết bị hệ thống phòng vé, phòng chờtheo quy định và tiêu chuẩn của liên minh hàng không, đặc biệt là việc sử dụng chungphòng chờ sân bay và việc hỗ trợ kỹ thuật về bảo dƣỡng bảo trì phƣơng tiện.

Tác động tới phát triển vận tải hàng không nội địa: tạo cho thị trƣờng hàng không Việt Nam tiếp tục có thời cơ phát triển. Trong khi Việt Nam đang là một trong những nƣớc có tốc độ phát triển hàng không nhanh nhất khu vực và thế giới,

thì việc hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, thị trƣờng hàng không sẽ tiếp tục có bƣớc phát triển nóng trong năm 2016, kể cả thị trƣờng đi và đến cũng nhƣ việc điều hành bay qua vùng trời. Tuy nhiên, các hãng hàng không thành viên một khi đã gia nhập vào thị trƣờng quốc tế phải xác định rõ quan điểm “san sẻ” nguồnkhách hàng truyền thống cho những đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống thành viên, đặc biệt sẽ bất lợi cho các hãng hàng không nàotrong thành viên liên minh nếu hoạtđộng kinh doanh không chuyên môn hóa và phạm vi khai thác với quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)