Khái quát về VietnamAirlines

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 51)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quá trình phát triển thị trƣờng vận tải hàng không củaVietnam Airlines qua

3.1.1. Khái quát về VietnamAirlines

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ ngày 15/01/1956, khi Cục Hàng không Dân dụng đƣợc Chính phủ thành lập với việc Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Nghị định số 666/TTg, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, chỉ với 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay quốc tế đầu tiên nối là Hà Nội - Bắc Kinh đã đƣợc khai trƣơng vào ngày 01/05/1956 sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định Hàng không với Trung Quốc. Chuyến bay nội địa đầu tiên là Hà Nội – Vinh – Hà Nội, đƣợc khai trƣơng nhân dịp Quốc khánh 02/09/1956.

Giai đoạn từ 1976đến 1980, ngoài việc xây dựng và mở rộng ba sân bay quốc tế là Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn, Hàng không Việt nam mở nhiều đƣờng bay bay nội địa tới hầu hết các tỉnh trong cả nƣớc, ngoài trục chính là Hà Nội, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, thời kỳ này Hàng không Việt Nam vẫn chƣa thực sự phát triển do vẫn gắn liền với quân sự và nằm dƣới sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam chỉ thực sự đi vào hoạt động và phát triển đột phá từ đầu thập niên 90 khi nó chính thức tách ra khỏi Bộ Quốc phòng vào ngày 29/0/1989. Ngày 31/03/1990, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đƣợc giải thể và ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đƣợc giao cho Bộ Giao thông Vận tải quản lý.

Ngày 20/04/1993 theo Quyết định số 745 QĐ/TCCB-LD của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Airlines) chính thức ra đời. Ngày 27/05/1996, Tổng công ty Hàng không Việt nam (Vietnam Airlines Corporation) đƣợc thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không do Vietnam Airlineslàm nòng cốt.

Trải qua hơn 20 năm tồn tại và phát triển, Vietnam Airlines đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ về mọi mặt đặc biệt là việc mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng hợp tác quốc tế, công nghệ hiện đại…Vietnam Airlines đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA (International Air Transportation Association) và đã đƣợc chứng nhận đạt Tiêu chuẩn An toàn Khai thác Hàng không IOSA (IATA Operational Safety Audit).. Vietnam Airlines đã không ngừng củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển đội ngũ máy bay, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập với hàng không khu vực và thế giới.

3.1.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý

Cơ cấu tổchức của tổng công ty nhƣ sau:

 Cơ quan Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCT HKVN).

 Các đơn vị hạch toán tập trung.

 Các đơn vị hạch toán độc lập.

 Các công ty liên kết mà TCT HKVN tham gia góp vốn.

Hội đồng quản trị quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty. Hội đồng quản trị có 5 thành viên do thủ tƣớng Chính phủ quyết định bổ nhiệm. Phụ trách hoạt động kinh doanh là Tổng Giám đốcvà Phó Tổng giám đốc.

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Ban thƣ ký tổng hợp Ban 1.TCCB-LĐTL; 2.Tài chính-Kế toán; 3.Kế hoạch đầu tƣ; 4.Thông tin chất lƣợng; 5.An toàn an ninh; 6.Đào tạo; Pháp chế; 7.Quản lý dự án;

8.Văn phòng Đối ngoại.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Kiểm soát viên

PTGĐ Khối thƣơng mại Ban KH Thị trƣờng Ban TT hành khách Ban TT hàng hoá Chi nhánh Miền Bắc; Miền Trung; Miền Nam và VPĐD. Ban DV Thị trƣờng TT KSKT Nội Bài TT KSKT T.S.Nhất XN TMMĐ Nội Bài XN TMMĐ Đà Nẵng XN TMMĐ T.S.Nhất

Ban Điều hành bay TT Huấn luyện bay Đoàn Tiếp viên Đoàn bay 919 PTGĐ Đào tạo PTGĐ Khối dịch vụ kỹ thuật mặt đất PTGĐ Khối khai thác PTGĐ Khối kỹ thuật PTGĐ Khối nội chính Ban kỹ thuật Ban qlý vật tƣ Hội đồng Khoa học; HĐ Phát triển đội bay; HĐ Tình trạng khẩn cấp.

Công ty CP Tin học hàng không;

Công ty VASCO; Viện KH hàng không; Các công ty con, liên kết.

3.1.1.3. Hạ tầng vật chất kỹ thuật và các nguồn lực

Đội tàu bay: Năm 1992 đƣợc coi là cột mốc lịch sử của Vietnam Airlines khi mà trong đội tàu bay xuất hiện tàu bay Airbus A320 dù Việt nam lúc đó vẫn chịu sự cấm vận của Mỹ. Kể từ đó đến nay Vietnam Airlines đã không ngừg bổ sung vào đội tàu bay những loại hiện đại, tiết kiêm nhiên liệu, an toàn dần thay thế các loại tàu bay cũ do Nga sản xuất. Tính đến cuối năm 2015, đội máy bay của Vietnam Airlines có tổng số 99 tàu bay trong số đó Vietnam Airlines sở hữu 77 tàu bay.

Bảng 3.1: Đội bay của Vietnam Airlines

Loại tàu bay Số lƣợng

Cấu hình (Thƣơng

gia/Phổ thông) Tuyến bay Airbus A321-200 5 14 (1/1)

Nội địa Trục/Du lịch Quốc tế Khu vực/Tầm

trung

Airbus A330-200 9 2 (24/242)

Nội địa Trục/Du lịch Quốc tế Khu vực/Tầm trung Boeing 777- 200ER 307 (25/22) Nội địa Trục Quốc tế Tầm xa ATR 72-500 1 79 (0/79) Nội địa Du lịch/Địa

phƣơng Airbus A350-

900XWB 4 311(2/23) Nội địa/Quốc tế đƣờng dài Boeing 787-9

Dreamliner 4 305(29/27) Nội địa/Quốc tế đƣờng dài

Tổng cộng 99

Nguồn: Ban Kế hoạch phát triển, Vietnam Airlines

Ghi chú: + Tuyến bay khu vực: Có khoảng cách dƣới 5 giờ bay + Tầm trung: Có khoáng cách từ 5-9 giờ bay

+ Tầm xa: Có khoảng cách từ 9-15 giờ bay

Trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng của vận tải, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục đầu tƣ thêm một số tàu bay khai thác đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi

hỏi trong quá trình kinh doanh. Các dự án đầu tƣ phát triển đội tàu bay đang đƣợc Tổng công ty HKVN triển khai gồm mua mới 25 tàu bày gồm 15chiếc Boeing B787-900, 10 chiếcAirbus A350-900 với tổng kinh phí gần 2.749 tỷ đồng, nâng đội tàu bay của Vietnam Airlines lên khoảng 150 chiếc vào năm 2020.

Hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng kỹ thuậtphục vụ tàu bay của Vietnam Airlineslà Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO), tiền thân là 02 Xí nghiệp sữa chữa máy bay A75 (tại sân bay Tân Sơn Nhất) và A7 (tại sân bay Nội Bài). Với Hangarthân rộng tại sân bay Tân Sơn Nhất có đủ sức chứa để bảo dƣỡng đến các loại máy bay lớn nhất và hiện đại nhất hiện nay nhƣ Boeing B777. Hiện nay các cơ sở bảo dƣỡng của Vietnam Airlines đã thực hiện đƣợc từ mức phục vụ đảm bảo bay hàng ngày, riêngcơ sở lớn nhất tại Tân Sơn Nhấtcó thể đảm bảo dạng bảo dƣỡng lớn (C check) đối với tất cả các tàu bay mà Vietnam Airlines hiện có.

Phương tiện và trang thiết bị phục vụ mặt đất: Trang thiết bị tại các cảng Hàng không của Vietnam Airlines tập trung chủ yếu ở 3 sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất, tuy đã đƣợc hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho Vietnam Airlines và các hãng Hàng không đi đến sân bay nhƣng còn nhiều hạn chế do các sân bay thuộc quyền quản lý của các công ty khai thác cảng hàng không. Vì thế Vietnam Airlines chƣa thể trang bị, nâng cấp theo yêu cầu của riêng mình.

Vốn và tài sản: Hàng không là một ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại đòi hỏi phải có lƣợng vốn rất lớn. Tuy là một trong những tổng công ty mạnh thuộc Chính Phủ (tổng công ty 91), song vốn và tài sản của Vietnam Airlines còn nhỏ bé so với một ngành kinh doanh vận tải hàng không quốc tế và so với các hãng hàng không khác trong khu vực. Vào thời điểm thành lập năm 1994, vốn của Vietnam Airlines có khoảng 3 triệu USD, chƣa đủ để mua 01 chiếc A320 (giá khoảng 40 triệu USD). Theo ƣớc tính, tổng số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Vietnam Airlines tại thời điểm 31/03/2013 là khoảng hơn 57.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng hơn 14.000 tỷ đồng. Tài sản chính phục vụ việc khai thác vận tải chủ yếu là máy bay lại đi thuê là chính. Với quy mô về cơ cấu vốn và tài sản nhƣ vậy, Vietnam Airlines vẫn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh bất lợi

trong cạnh tranh với các hãng hàng không trong khu vực vì chi phí khai thác cao phải trả lãi xuất tiền vay trực tiếp trên tài sản đi thuê. Trong cơ cấu giá trị tài sản đang khai thác và sử dụng nói trên thì máy bay, động cơ máy bay chiếm tới 95% tổng giá trị, phần còn lại là các tài sản phục vụ cung ứng dịch vụ mặt đất, bảo dƣỡng máy bay và tài sản quản lý.

3.1.2. Lịch sử phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines

Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trƣớc khi trở thành nhƣ ngày nay. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam Airlines bắt đầu bay với tƣ cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm. Qua hơn 50 năm, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều thay đổi. Và với mỗi đổi thay, Vietnam Airlines không ngừng phát triển, mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Giai đoạn 1956-1975: Hàng không dân dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Miền bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngoài nhiệm vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá, Hàng không dân dụng Việt Nam đã phục vụ kịp thời, an toàn tuyệt đối các chuyến đi công tác của Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà Nƣớc, Quân đội. Hoạt động của Hàng không dân dụng Việt Nam thời kỳ này do Cục không quân quản lý. Các chuyến bay dân dụng trên các đƣờng bay Hà Nội - Vinh - Đồng Hới, Hà nội - Nà Sản, Điện Biên và các tuyến bay theo yêu cầu. Thị trƣờng vận tải hành khách nội địa với mục đích thƣơng mại chƣa hình thành và chƣa đƣợc xác lập.

Giai đoạn 1987-1991: Hàng không dân dụng Việt nam tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa Xã hội: Đây là thời kỳ đổi mới lại cơ cấu tổ chức của ngành Hàng không sau khi miền nam giải phóng, đất nƣớc thống nhất. Ngày 11/02/1987, căn cứ Nghị quyết của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, Thủ tƣớng Chính phủ ra Nghị định 2/CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục hàng không dân dụng Việt Nam (NĐ /TTg). Ngành đƣợc tổ chức lại làm chức năng chủ yếu là tổ chức kinh doanh vận tải

hành khách, hàng hoá và dịch vụ đồng bộ của Hàng không dân dụng. Mạng đƣờng bay trong nƣớc đƣợc khai thác gồm 3 đƣờng bay trục Hà Nội – Đà Nẵng – Tp Hồ Chí Minh. Thị trƣờng vận tải hành khách nội địa đã manh nha hình thành nhƣng quy mô nhỏ do mọi nhu cầu đi lại vẫn chủ yếu là bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc:

Căn cứ vào thông báo số 30/GTBĐ ngày 09/11/1990 của văn phòng Hội đồng Bộ trƣởng, Bộ Giao thông Vận tải và Bƣu điện đã có quyết định số 2355/TCCB-LĐ thành lập Công ty hàng không cổ phần, có tên gọi quốc tế là Pacific Airlines. Từ đây, thị trƣờng vận tải hàng không nội địa bắt đầu có sự chia sẻ để phát triển.

Giai đoạn 1992-1995: Từ những năm cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI bƣớc sang Đại hội lần thứ VII . Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc Phòng đã có sự chuyển mình quyết định cho sự tăng trƣởng của ngành hàng không để phù hợp với sự phát triển kinh tế nhà nƣớc và nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng Xã hội Chủ nghĩa. Năm 1992 Hàng không Việt nam đƣợc chia tách ra thành Cục Hàng không Dân dụng Việt nam là cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ làm công tác quản lý nhà nƣớc về ngành hàng không và Tổng Công ty Hàng không Việt nam có chức năng kinh doanh vận tải và các dịch vụ khác về hàng không. Tháng 6-1992, 2 tàu bay ATR72 đầu tiên do Vietnam Airlines mua mới đã đƣợc đƣa vào khai thác chuyên chở hành khách trên tuyến bay Hà Nội- Thành phố Hồ Chí Minh. Việc đƣa máy bay ATR72 vào sử dụng là một bƣớc tiến của Vietnam Airlines trên con đƣờng hiện đại hóa các phƣơng tiện vận tải trên không của mình. Tiếp theo đó là thuê khai thác ổn định 2 tàu bay Boeing B737 và 1 tàu bay Airbus A310. Tiếp nối sự phát triển liên tục của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, tháng 4/1993 Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đƣợc thành lập, là doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Cục Hàng không. Vietnam Airlines chiếm vị trí áp đảo với thị phần trên 90% thị trƣờng nội địa với các đƣờng bay mới là Điện Biên- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh- Phú Quốc- Rạch Giá, Hà Nội- Vinh- Đà Nẵng và ngƣợc lại. Khối lƣợng vận chuyển hành khách nội địa đều tăng qua các năm. Từ 1992 - 1995, tốc độ tăng trƣởng là rất

cao (ở mức 2 con số).

Những yếu tố trên là động lực thúc đẩy thị trƣờng vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn này đã dần xuất hiện sự cạnh tranh của Pacific Airlines, dù là rất nhỏ.

Giai đoạn 1999-2000: Ngày 27/05/1995, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/TTg về việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation) theo mô hình tổng công ty 91, hoạt động theo điều lệ tổ chức hoạt động của tổng công ty do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 04/CP ngày 27/01/1999 trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không, do Vietnam Airlines làm nòng cốt. Thị trƣờng vận tải hàng không nội địa đã bắt đầu phát triển và Vietnam Airlines đã mở các chuyến bay giữa thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt/Tuy Hoà, thành phố Hồ Chí Minh- Đà Lạt- Đà Nẵng. Tốc độ tăng trƣởng của thị hành khách nội địa các năm 1997-1999 có xu hƣớng chững lại và đặc biệt là năm 1997 tốc độ tăng trƣởng âm là do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ ở Châu Á. Vietnam Airlines đã phải cắt giảm một số chuyến bay. Bắt đầu từ giữa năm 1999, tình hình thị trƣờng hành khách nội địa của Vietnam Airlines đã có sự phục hồi lại và đến năm 2000 thị trƣờng đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng trƣớc khủng hoảng. Thị trƣờng vận tải hành khách nội địa đã thực sự hình thành và các yếu tố đặc thù của thị trƣờng nhƣ cung - cầu - giá cả - cạnh tranh đã bắt đầu có tác động. Với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu đi lại bằng đƣờng hàng không cũng liên tục tăng trƣởng.

Từ 2001 - 2014: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam - cơ quan quản lý Nhà nƣớc về Hàng không dân dụng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Còn Tổng công ty Hàng không Việt Nam - doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt trực thuộc Chính phủ.

Giai đoạn 2015 đến nay, Vietnam Airlines đã tiến hành cổ phần hóa thành công đồng thời cũng giới thiệu hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới, thông báo nâng chất lƣợng dịch vụ lên 4 sao và ra mắt đồng phục mới dành cho tiếp viên của hãng.

3.2. Tình hình phát triển thị trƣờng vận tải hành khách của Vietnam Airlines từ năm 2010 đến nay từ năm 2010 đến nay

3.2.1. Thực trạng phát triển sản phẩm vận tải hàng không nội địa

 Mạng đƣờng bay của Vietnam Airlines chủ yếu đƣợc thiết kế dựa trên hai sân bay chính tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Do đây là hai trung tâm kinh tế lớn có lƣơng khách nội địa lớn và là hai cửa ngõ nối Việt nam với thế giới nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cung ứng dịch vụ đƣợc đầu tƣ đầy đủ. Mọi tuyến bay của Vietnam Airlines đều đƣợc xuất phát và cung ứng dịch vụ tại hai sân bay này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)