Kết quả đạt được của chính sách chi trả dịchvụ môi trường rừng trên

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tân minh, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 96 - 107)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịchvụ môi trường rừng trên

4.1.9 Kết quả đạt được của chính sách chi trả dịchvụ môi trường rừng trên

địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

4.1.9.1 Tác động của chính sách đến xã hội

a. Lợi ích nhận được của cộng đồng từ chính sách

Các lợi ích khác của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà hộ, cộng đồng, xã được hưởng qua bảng:

84

Bảng 4.13 Các lợi ích khác của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà hộ, cộng đồng, xã được hưởng

STT Lợi ích Không Không rõ Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%) Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%) Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%)

1 Xã dùng tiền từ chi trả DVMTR để cải tạo đường giao

thông, trường học, trạm y tế… 16 24,2 25 37,9 25 37,9

2 Thôn/bản dùng tiền từ chi trả DVMTR để cải tạo các

công trình chung của thôn/bản (nhà văn hóa, đường,..) 28 42,4 30 45,5 8 12,1 3 Các hộ dân được trợ cấp lương thực từ chính sách chi trả

DVMTR 6 9,1 55 81,8 5 1,5

4 Các hộ dân được hỗ trợ đầu vào sản xuất (giống, phân

bón) từ chi trả của chính sách DVMTR 6 9,1 57 86,4 3 8,5

5 Các hộ dân được tập huấn kĩ thuật sản xuất mới từ hoạt

động của chính sách DVMTR 12 18,2 46 69,7 8 12,1

6 Các hộ dân được vay vốn từ nguồn chi trả của chính sách

DVMTR 0 0 63 95,5 3 4,5

85

Các hộ dân được hỗ trợ đầu vào sản xuất (giống, phân bón,...) từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 86,4%. Về các hộ dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất mới từ hoạt động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không. Về các hộ dân được vay vốn từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng của thôn/xã chiếm tỷ lệ đánh giá bằng 0%. Về lợi ích khác chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không.

Số tiền thu được từ chi trả DVMTR do cộng đồng bảo vệ rừng đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, làm tường rào, sân chơi bóng chuyền của cộng đồng ở các bản và mua sắm bàn, ghế, tăng âm, loa đài cho nhà văn hóa, mà không cần hoặc đợi tiền đầu tư từ xã, huyện; đóng góp trong việc sửa đường nước sinh hoạt trong cộng đồng; đóng góp cho việc cung cấp nước sạch, góp phần xây dựng vào hệ thống cấp nước cho nông nghiệp. Ngoài ra, số tiền chi trả DVMTR của cộng đồng còn được sử dụng cho mục đích tổ chức các buổi họp, tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR và từ đó nhận thức của người dân về bảo vệ rừng từng bước được cải thiện đáng kể.

b. Tác động của chính sách tới công tác xóa đói giảm nghèo

Đa số những người cung cấp DVMTR tại xã Tân Minh là những hộ nghèo. Chi trả DVMTR có thể đem đến lợi ích cho người nghèo dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Các lợi ích trực tiếp bao gồm những chi trả bằng tiền để giúp người cung cấp dịch vụ môi trường cải thiện thu nhập và đời sống của họ. Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần giúp xã Tân Minh thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo được thể hiện qua bảng sau:

86 Bảng 4.14: Mức xếp hạng kinh tế hộ Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) SL (n=66) Tỉ lệ (%) SL (n=66) Tỉ lệ (%) SL (n=66) Tỉ lệ (%) 2018/2 017 2019/2 018 BQ Nghèo 30 45,5 29 43,9 24 36,4 96,7 82,6 111,8 Cận nghèo 28 42,4 25 37,9 22 33,3 89,3 88,0 112,8 Trung bình 6 9,1 10 15,2 16 24.2 166,7 160,0 61,2 Khá 2 3,0 2 3,0 4 6,1 100 200,0 70,7

Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2020

Qua bảng số liệu ta nhận thấy, tỉ lệ hộ nghèo qua các năm giảm, tỉ lệ hộ trung bình và khá đã tăng lên. Các hộ nghèo năm 2019 đã giảm 6 hộ , hộ cận nghèo giảm 6 hộ so với năm 2019. Các hộ thuộc xếp hạng trung bình và khá cũng tăng lên lần lượt là 10 và 2 hộ. Chính sách chi trả DVMTR một phần, tuy không lớn nhưng đã giúp người dân có cuộc sống đầy đủ, ấm no hơn, giúp những người làm rừng có cơ hội nâng cao đời sống vật chất, tiếp cận với nhiều điều mới mẻ hơn.

Một lợi ích tiềm năng có thể đưa đến từ chi trả DVMTR là việc giảm tỷ lệ thất nghiệp cho địa phương tham gia dự án. Nhìn thấy lợi ích từ chi trả DVMTR, sẽ có nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường và giảm tỷ lệ người không có việc làm tại địa phương. Thêm nữa, các hoạt động cũng cần có người giám sát và quản lý, đây có thể là cơ hội phát triển cho nguồn lao động có trình độ tại nơi thực hiện dự án. Việc này sẽ góp phần ổn định tình hình xã hội, giảm nguy cơ xảy ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp hay buôn bán trái phép… Bên cạnh những hiệu quả cho xã hội nêu trên, như đã phân tích, chi trả DVMTR một cơ chế hướng đến người nghèo, vì người nghèo. Chi trả DVMTR mang đến việc làm, cơ hội nâng cao năng lực tài chính cho những người làm

87

rừng, góp phần giải quyết các vấn đề đói nghèo, ổn định xã hội. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, khoảng cách giữa thu nhập ở vùng sâu vùng xa và thu nhập ở đô thị ngày càng gia tăng thì đây cũng là biện pháp phân bố lại thu nhập. Số tiền người dân ở đô thị chi trả cho các dịch vụ môi trường trở thành nguồn thu nhập cho người dân ở vùng rừng núi, tăng thêm nguồn thu cho họ. Tuy số tiền họ được trực tiếp chi trả chưa lớn, chưa thể khẳng định họ có thể làm giàu từ rừng nhưng cũng cải thiện một phần cuộc sống. Từ những thay đổi từ đời sống vật chất sẽ dẫn đến các thay đổi tích cực trong đời sống tinh thần. Họ có cơ hội tiếp cận với nhiều phương tiện giải trí hơn, làm phong phú thêm cho cuộc sống của mình.

Tóm lại, sự có mặt của chi trả DVMTR sẽ đóng góp một phần ý nghĩa cho các vấn đề đang tồn tại trong xã hội. Chính vì thế, cần thiết thực hiện thí điểm và rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường và có thể được áp dụng trên cả nước

4.1.9.2. Tác động của chính sách trong việc cải thiện sinh kế, thu nhập của người dân địa phương

Bảng 4.15: Thu nhập bình quân của hộ năm 2019

ĐVT: triệu đồng Thôn Thu nhập BQ/hộ Rừng tự nhiên Chi trả DVMTR Nông nghiệp Lâm nghiệp Phi nông nghiệp Lao động di Ênh 65,88 2,40 1,96 14,86 2,55 11,51 29,60 Bản Lát 55,87 0 1,64 2,56 2,83 29,48 19,37 Cò Phày 46,59 1,97 0 10,96 0,30 23,5 9,85 BQ các thôn 56,11 1,46 1,20 9,46 1,89 21,50 19,61

88

Từ bảng 4.15, ta thấy cơ cấu thu nhập của các thôn được chia thành 3 nhóm, một nhóm thiên về hoạt động nông nghiệp như thôn Ênh, Cò Phày, nhóm thiên về các hoạt động ngoài nông nghiệp là thôn Bản Lát, Cò Phày nhóm còn lại thu nhập dựa vào lao động đi làm thuê gửi về là thôn Ênh và Bản Lát.

UBND xã Tân Minh và một số trường học của xã nằm trên địa phận thôn Bản Lát và Cò Phày. Vì vậy thu nhập của người dân thôn Bản Lát chủ yếu phụ thuộc vào dịch vụ và công việc làm thuê ngoài nông nghiệp, do thôn có nhiều cán bộ xã, giáo viên nhiều hộ gia đình làm dịch vụ trong xã. Tương tự, thôn Ênh cũng có cơ cấu thu nhập của nhập của người dân còn nông, lâm nghiệp và chăn nuôi không khác biệt lớn do người dân không có quá nhiều nguồn thu tạo thu nhập cho hộ. Tổng bình quân thu nhập của hộ tại thôn Ênh cao hơn hẳn các thôn Bản Lát và thôn Cò Phày. Thu nhập bình quân hộ của thôn Ênh là khoảng 65,88 triệu thì thôn Bản Lát 55,87, thôn Cò Phày là 46,59 triệu.

Biểu đồ 4.6: Cơ cấu thu nhập tại ba thôn Ênh, Bản Lát, Cò Phày năm 2019

89

Từ Biểu đồ 4.6 thể hiện cơ cấu thu nhập của các thôn, ta thấy thu nhập từ chi trả dịch vụ môi trường rừng vào kinh tế hộ của các thôn là chưa đáng kế, đặc biệt là thôn Cò Phày. Cả ba thôn là những thôn có nhiều diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng nhưng mức đóng góp kinh tế từ hoạt động này vào các hộ gia đình là chưa cao. Hoạt động CTDVMTR thôn Cò Phày đóng góp ít gần như bằng 0% tổng thu nhập của các hộ. Thôn Ênh và thôn Bản Lát lại khác, thu nhập từ CTDVMTR đóng góp cao hơn thôn Cò Phày tuy nhiên không đáng kể. Trung bình mỗi hộ nhận được khoảng 1 triệu đồng/ năm từ tiền CTDVMTR, chiếm 3,6% (thôn Ênh) và 2,9% (thôn Bản Lát) tổng thu nhập vì diện tích rừng thôn quản lý bảo vệ lớn và dân số nhỏ.

90

Bảng 4.16 Mục đích sử dụng tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng của hộ

STT Mục đích sủ dụng tiền khi được chi trả

Được chi trả Mức độ sử dụng tiền

Không Chủ yếu Một ít Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%) Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%) Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%) Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%)

1 Chi tiêu cho sinh hoạt 59 89,4 7 10,6 48 72,7 11 18,2

2

Mua vật tư cho đầu vào sản xuất (hạt giống, phân bón, thuốc thú y…)

19 28,8 47 71,2 9 13,6 10 15,2

3 Mua đồ dùng gia đình 5 7,6 61 92,4 1 1,5 4 6,1

4

Mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất (chuồng trại, dụng cụ, máy móc…)

2 3 64 97,0 0 0 2 3

91

Qua bảng 4.15, nhận thấy: hộ sử dụng tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng vào việc: về chi tiêu cho sinh hoạt: có được chi trả chiếm tỷ lệ lớn nhất (89,4%) và nếu có sử dụng tiền chủ yếu chiếm tỷ lệ lớn nhất (72,7%). Về mua vật tư đầu vào cho sản xuất (hạt/cây/con giống; thức ăn chăn nuôi/phân bón, thuốc trừ sâu bệnh/thuốc thú y...): không được chi trả chiếm tỷ lệ lớn nhất (71,2%).

Về mua sắm đồ dùng gia đình: không được chi trả chiếm tỷ lệ lớn nhất và nếu có sử dụng tiền chủ yếu chiếm tỷ lệ lớn nhất. Về mua sắm sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất (chuồng trại, dụng cụ, máy móc,...): không chiếm tỷ lệ lớn nhất và nếu có sử dụng tiền một ít chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Như vậy, hộ sử dụng tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng vào việc: chi tiêu cho sinh hoạt và mua vật tư đầu vào cho sản xuất (hạt/cây/con giống; thức ăn chăn nuôi/phân bón, thuốc trừ sâu bệnh/thuốc thú y...) là chủ yếu và sử dụng tiền không nhiều.

4.1.9.3 Ảnh hưởng của chính sách đến môi trường

Thực hiện chi trả DVMTR đã góp phần giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng rừng, làm tăng khả năng phòng hộ của rừng để đảm bảo rừng giữ vai trò giữ và cấp nước cho ngành thuỷ điện, thuỷ lợi, nước sạch và du lịch sinh thái.. phát triển, đảm bảo cân bằng sinh thái cho xã Tân Minh nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung và các tỉnh lân cận và góp phần giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, hạn chế được hạn hán, lũ lụt... Việc đầu tư vào rừng vẫn đang là hướng đi hiệu quả và tối ưu nhất để có thể bảo đảm nguồn nước sạch cũng như khôi phục các dòng chảy mặt và các tầng nước ngầm sắp sửa cạn kiệt, cùng với những giá trị to lớn khác mà rừng đem lại cho cuộc sống của chúng ta. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn. Các chức năng này bao gồm: kiểm soát xói mòn và quá trình lắng đọng bùn cát; điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước,... Việc mất đi lớp rừng che phủ có thể dẫn

92

đến hậu quả nghiêm trọng nếu diễn ra việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý. Chúng ta phải trả giá đắt cho việc suy giảm các vùng đầu nguồn do phá rừng và sử dụng đất không hợp lý. Ngày nay, một phần năm dân số thế giới bị thiếu nước sạch để uống và một nửa dân số thế giới thiếu nước cho các nhu cầu vệ sinh. Lượng giá giá trị của rừng trong phòng hộ đầu nguồn đã được nghiên cứu. Xói mòn đất ở nơi phát rừng làm rẫy cao gấp 10 lần ở những khu vực có rừng tự nhiên.

Chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra cơ hội cho việc bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả cao, hạn chế được tình trạng khai thác, mua bán, chế biến, vận chuyển lâm sản, phát rừng làm nương làm rẫy... chất lượng rừng ngày một tốt hơn tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người. Qua phỏng vấn, hầu hết các hộ khảo sát có sự hiểu biết về giá trị của rừng là rất cao ngoài các giá trị thấy được của rừng là gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ rừng còn có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường.

4.1.9.4 Ảnh hưởng của chính sách đến nhận thức của người dân

Nhờ chính sách của Chính phủ, ý thức trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện được nâng cao. Chính sách này đã tác động trực tiếp tới công tác bảo vệ và phát triển rừng. Các cấp, các ngành và Nhân dân trong xã Tân Minh đã ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng, công tác tuần tra bảo vệ rừng đã được thực hiện, các bản đã xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng của thôn, bản. Nhờ đó, độ che phủ rừng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.

93

Bảng 4.17: Số vụ vi phạm rừng của các thôn xã Tân Minh

Năm 2017 2018 2019

Thôn Ênh 2 0 1

Thôn Bản Lát 2 1 0

Thôn Cò Phày 1 0 0

Nguồn: BQLRPH sông Đà 2019

Thông qua phỏng vấn, các hộ gia đình cho biết: các hoạt động khai thác trái phép, không tuân thủ quy định của thôn, xã và BQLRPH giảm đáng kể. Mấy năm nay không có nhiều hiện tượng chặt trộm, nếu có chỉ là của xã ngoài vào khai thác trộm nhưng cũng rất ít và chủ yếu là khai thác lâm sản ngoài gỗ, có một vụ cháy rừng nhỏ ở thôn Ênh do một hộ gia đình đốt nương làm rẫy cháy lan sang rừng nhưng được người dân phát hiện kịp thời nên không xảy ra thiệt hại lớn.

Số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ vi phạm rừng giảm tại cả 3 thôn. Các vụ vi phạm chủ yếu là khai thác trộm ở lâm sản ngoài gỗ của các thôn, các xã khác đến 3 thôn này khai thác trộm. Số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ vi phạm giảm mạnh do các nguyên nhân: Sự tuần tra bảo vệ của các tổ bảo vệ và thành viên trong cộng đồng; Sự hiệu quả của việc cải thiện và thực thi các quy ước của người dân trong thôn; Sự hỗ trợ của BQL rừng phòng hộ và UBND xã; Các hộ gia đình có cơ hội cải thiện kinh tế từ trồng rau màu và làm thuê; người dân được nhận hỗ trợ về giống cây, vật nuôi thông qua chương trình, dự án hỗ trợ người dân ngoài.

94

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tân minh, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)