Cơ chế chi trả dịchvụ môi trường rừng trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tân minh, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 29 - 36)

PHẦN I MỞ ĐẦU

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Cơ chế chi trả dịchvụ môi trường rừng trên thế giới

2.2.1.1 Chi trả dịch vụ nước và vẻ đẹp cảnh quan

Chi trả DVMT nước là cơ chế chi trả cho các chức năng của lưu vực, theo đó người sử dụng nước ở hạ lưu phải chi trả cho chủ rừng ở thượng lưu để duy trì rừng chống xói mòn đất và nguy cơ lũ lụt; Cơ chế chi trả vẻ đẹp cảnh quan thường bao gồm chi trả phí vào cửa các khu vực bảo tồn để tạo nguồn quỹ bảo tồn thông qua du lịch; và du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) như là cơ chế PES cho cả vẻ đẹp cảnh quan lẫn đa dạng sinh học.

Trong bối cảnh đó, các mô hình PES hiện nay ở Cốt-xơ-ta Ri-ca là rất tương đồng. Một trong các mô hình ở Cốt-xơ-ta Ri-ca là một số khách sạn tham gia vào cơ chế chi trả DVMT để bảo vệ lưu vực. Cơ sở của việc chi trả này là

17

nhận thức về mối tương quan chặt chẽ giữa cung cấp dịch vụ môi trường nước do bảo vệ lưu vực và người hưởng là ngành du lịch. Lý do là các hoạt động ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng và chất lượng nước. Vì vậy, từ năm 2005 một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5 đô-la Mỹ cho mỗi ha đất của các chủ đất địa phương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình chi trả DVMT. Tuy nhiên, cũng ở Cốt-xơ-ta Ri-ca, “vẫn chưa có một cơ chế được thừa nhận chung nào dựa vào lợi ích của mọi người được chi trả trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học”. Du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) là một dạng cơ chế “kiểu PES” khác. Ví dụ gần đây của một nghiên cứu một chương trình tại Tan-za-ni-a nhằm thiết lập chi trả DVMT, trong đó một nhóm 5 công ty du lịch đã cùng nhau làm hợp đồng với một làng nằm trong khu vực đồng cỏ ở địa phương để bảo vệ các loài hoang dã chủ yếu thông qua chi trả tài chính hàng năm (Đinh Đức Kiên, 2016).

2.2.1.2 Chi trả DVMT rừng về hấp thụ các-bon

Biến đổi khí hậu đã trở thành một chủ đề môi trường được quan tâm và thảo luận trong vòng 2 thập kỷ cuối vừa qua. Nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua vào 11/12/1997 và có hiệu lực ngày 16/2/2005. Đây là một thỏa thuận quốc tế trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, trong đó yêu cầu 37 nước công nghiệp và cộng đồng châu Âu phải cắt giảm phát thải khí nhà kính. Tổng lượng cắt giảm đến thời kỳ 2012 tương đương với trung bình 5% của năm 1990. Nghị định thư đặt ra một số cơ chế thị trường nhằm giúp các nước tham gia đóng góp vào các nỗ lực giảm phát thải, bao gồm:

- Mua bán chứng chỉ phát thải (Thị trường các-bon) - Cơ chế phát triển sạch (CDM)

- Đồng thực hiện (JI)

Tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ 13 (Conference of the Parties - COP 13) của Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu

18

(UNFCCC) tại Ba-li vào tháng 12/2007, một quyết định về “giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD” đã được thông qua. Tại COP 15 ở Côpen- ha-ghen, một bước phát triển của REDD, gọi là REDD+ được nhấn mạnh vì nó ghi nhận vai trò của quản lý rừng bền vững và các lợi ích khác từ rừng, chẳng hạn đa dạng sinh học. Sau COP 16, REDD+ đã được phát triển thêm và ghi nhận là một cơ chế sáng tạo và tiết kiệm nhằm 5 mục đích chính: 1) giảm phát thải từ mất rừng; 2) giảm phát thải từ suy thoái rừng; 3) bảo tồn trữ lượng các- bon rừng; 4) quản lý rừng bền vững; và 5) tăng cường trữ lượng 16 các-bon rừng. CDM, JI, REDD+ là ba cơ chế dự án phù hợp với thị trường các-bon. JI cho phép các nước công nghiệp cùng thực hiện dự án với các nước đang phát triển, trong khi CDM bao gồm đầu tư cho các dự án phát triển bền vững giúp giảm phát thải ở các nước đang phát triển. Ở cấp quốc tế, REDD+ còn bao gồm thiết lập các cơ chế chi trả cho các nước đang phát triển để giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (Đinh Đức Kiên, 2016).

Cơ chế phát triển sạch CDM là cơ chế giúp các dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển được hưởng lượng giảm phát thải được chứng nhận (CERs), mỗi đơn vị tương đương với một tấn CO2. Các CERs có thể được mua bán và sử dụng bởi các nước công nghiệp để đáp ứng một phần yêu cầu giảm phát thải mà họ cam kết trong Nghị định thư Kyoto. Cùng với mục tiêu giảm phát thải cho các nước công nghiệp, CDM cũng giúp thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển thông qua quá trình chuyển giao kiến thức và áp dụng các nguồn năng lượng sạch và các công nghệ sản xuất hiệu quả. CERs có thể được mua từ thị trường sơ cấp, trực tiếp từ bên tạo ra CERs hoặc qua thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch mua bán cácbon (giống như giao dịch chứng khoán trên thị trường tài chính). CERs có thể được mua từ Chính phủ hoặc từ các pháp nhân tư nhân. Quá trình CDM mô tả các thủ tục và phương pháp để xác định lượng CER tạo ra bởi một dự án. Trong quá trình chuẩn bị dự án, cần tiến hành nghiên cứu khả thi để xác định tiềm năng của dự

19

án cùng với những người tham gia. Quá trình này bao gồm việc sáng lọc các tiềm năng CDM, rà soát các phương pháp thích hợp theo quy mô và phạm vi dự án, nhằm thiết lập đường cơ sở và phương pháp giám sát để thẩm định và kiểm định (Đinh Đức Kiên, 2016).

Thị trường các-bon tự nguyện: nói chung áp dụng cho các công ty và cá nhân quan tâm đến môi trường mặc dù không có nghĩa vụ bắt buộc phải giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Họ tự nguyện mua các đơn vị Giảm phát thải 17 tự nguyện (VER) để tài trợ cho các dự án sản xuất sạch hơn, bù cho phần phát thải do các hoạt động phát thải của họ. Thị trường này nhỏ hơn thị trường CDM nhưng đang phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, thị trường này không có cơ chế điều tiết chung được chấp nhận trên toàn cầu. Để tạo ra thị trường lành mạnh và thuyết phục người mua, hiện nay đã ra đời các tiêu chuẩn như ‘Voluntary Gold Standard’ và ‘Voluntary Carbon Standard’ và các dịch vụ cấp chứng nhận và đăng ký phát thải khác như ‘GHG Protocol for Project Accounting và Climate”, “Community and Biodiversity Project Design Standards” (Đinh Đức Kiên, 2016).

2.2.1.3. Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ở một số quốc gia

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) là một lĩnh vực hoàn toàn mới, trong những năm 90 của thế kỷ XX mới được các nước trên thế giới quan tâm thực hiên. Với những giá tri ̣và lợi ích bền vững của việc chi trả dịch vụ môị trường rừng đã thu hút được sự quan tâm đáng kể của nhiều quốc gia, nhiề nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới. Chi trả dịch vụ môi trường rừng đã nhanh chóng trở nên phổ biế n ở một số nước và được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật. Hiện nay chi trả dịch vụ môi trường rừng ̣ được xem như một chiến lược dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích, chia sẻ các lợi ích trong cộng đồng và xã hội. Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã áp dụng thực hiện các mô hình Chi trả dịch vụ môi trường rừng sớm nhất. Ở Châu Âu, chính phủ một số nước cũng đã quan tâm

20

đầu tư và thực hiện nhiều chương trình, mô hình. Chi trả dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn hiện được thực hiện tại các quốc gia Costa Rica, Ecuador, Bolivia, Ấn Độ, Nam Phi, Mexico và Hoa Kỳ. Trong hầu hết là thực hiện tối đa hóa các dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn thông qua các hệ thống chi trả đều mang lại kết quả góp phần giảm nghèo. Ơ Châu Úc, Australia đã lập pháp hóa quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ các-bon của rừng. PES cũng đã được phát triển và thực hiện thí điểm ở Châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Nepal và Việt Nam bước đầu đã xây dựng được các chương trình PES có quy mô lớn, chi trả cho các chủ rừng để thực hiện bảo vê ̣ rừng nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ cacbon, cảnh quan du lịch sinh thái, và đã thu được một số thành công nhất định trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng đầu nguồn.

Tại Hoa Kỳ, là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mô hình

PES sớm nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện “Chương trình duy trì bảo tồn”, ở Hawaii đã áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì, cải thiê ̣n nguồn nước mặt và nước ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt, phát triển du lịch, nông nghiệp và các ngành nghề khác. Ở Oregon, Portland áp dụng chính sách bảo tồn và phát triển cá Hồi và môi trường sinh thái của chúng. Từ việc xác định và đầu tư đúng mục tiêu sẽ hình thành các dịch vụ hệ sinh thái, cụ thể họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dòng sông nơi cá Hồi đẻ là nơi tham quan về sinh thái, lấy các khu rừng bị khai thác quá mức xưa kia là nơi giáo dục cho học sinh, sinh viên và du khách về ý thức bảo vệ rừng, v.v.. Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua đất để quy hoạch và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ cho các chủ đất áp dụng các phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước cho thành phố. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ

21

đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước ở thành phố, kể cả du khách. Chính quyền thành phố đã lập ra công ty phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ các hộ nông dân là chủ đất đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố (Lê Thị Mai, 2014).

Tại Costa Rica, năm 1996, PES thông qua Quỹ Tài chính Quốc gia về

rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng. FONAFIFO hoạt động trung gian giữa chủ rừng và người mua các dịch vụ hệ sinh thái. Nguồn tài chính thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hoá thạch, bán tín chỉ cac-bon, tài trợ nước ngoài và khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh thái. FONAFIFO và nhà máy thủy điện chi trả cho các chủ rừng tư nhân cung cấp dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn khoảng 45 USD/ha/năm cho hoạt động bảo vệ rừng của mình, và 116 USD/ha/năm cho phục hồi rừng. Một số khách sạn tham gia vào cơ chế chi trả DVMT để bảo vê ̣lưu vực. Cơ sở của việc chi trả này là mối tương quan chặt chẽ giữa người cung cấp DVMT nước do bảo vệ, duy trì cải thiên chất lượng nước và dòng chảy với người hưởng lợi là ngành du lịch. Lý do là các hoạt động ngành du lịch phu ̣thuộc rất lớn vào trữ lượng và chất lượng nước. Vì vậy, từ năm 2005 một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5 USD cho mỗi ha đất của các chủ rừng địa phương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hinh chi trả DVMT. Tuy nhiên ở Cốt-xơ-ta Ri-ca, “vẫn chưa có một cơ chế được thừa nhận chung nào dựa vào lợi ích của mọi người đươc chi trả trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học” (Lê Thị Mai, 2014).

Tại Ecuador, Năm 1999 Quỹ bảo tồn nước quốc gia (FONAG) được

thành lập các công ty nước đô thị ở Quito và Pimampiro xây dựng bằng cách áp phí lên nước sinh hoạt. Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG. Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho các chủ rừng (Lê Thị Mai, 2014).

22

Tại Pháp, Công ty Perrier Vittel (do Nestlé sở hữu) phát hiện ra rằng bỏ

tiền đầu tư vào bảo tồn diện tích đất chăn nuôi xung quanh khu vực đất ngập nước sẽ tiết kiệm chi phí hơn là việc xây dựng nhà máy lọc nước để giả iquyết vấn đề chất lượng nước. Theo đó, họ đã mua 600 mẫu đất nằm trong khu vực sinh cảnh nhạy cảm và ký hợp đồng bảo tồn dài hạn với nông dân trong vùng. Nông dân vùng rừng đầu nguồn Rhine-Meuse ở miền đông nam nước Pháp được nhận tiền đền bù để chấp nhận giảm quy mô chăn nuôi bò sữa trên đồng cỏ, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi và trồng rừng ở những khu vực nước thẩm thấu. Công ty Perrier Vittel chi trả cho mỗi trang trại nuôi bò sữa ở thương lưu khoảng 230USD/ ha/năm, trong 7 năm Công ty đã chi trả tổng số tiền là 3,8 triệu USD (Lê Thị Mai, 2014).

Tại Đức, Chính phủ đã đầu tư một loạt chương trình để chi trả cho các

chủ đất tư nhân với mục đích thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăng cường hoặc duy trì dịch vụ hệ sinh thái. Những dự án này bao gồm trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đất và cải tạo các cánh đồng chăn thả ở các nước Mỹ La tinh, gồm Honduras, Costa Rica, Colombia, Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng hoà Dominica (Lê Thị Mai, 2014).

Tại Châu Á, Chi trả DVMTR cũng đã được phát triển và thực hiện thí

điểm tại nhiều nước như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal… đặc biệt là Trung Quốc đã xây dựng các chương trình chi trả DVMTR với quy mô lớn, chi trả trực tiếp cho các chủ rừng để thực hiện các biện pháp sử dụng rừng nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ thuỷ văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ các bon và vẻ đẹp cảnh quan; Số lượng và chủng loại các chương trình chi trả dịch vụ hệ sinh thái ở Trung Quốc đang tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 8 chương trình năm 1999 đến hơn 47 chương trình ở năm 2008 với tổng giá trị giao dịch khoảng 7,8 tỷ USD đã tác động đến hơn 290 triệu ha đất. Các chương trình chi trả ở Trung Quốc nhằm nhằm thúc đẩy sự phát triển và đổi mới trong “các cơ chế đền bù sinh thái”.

23

Một động lực tiềm năng khác cho dịch vụ sinh thái ở cả cấp tỉnh và quốc gia là từ hệ thống mới về mua bán quyền sả thải vào nước và hệ thống này có sẽ thực hiện sớm ở nhiều nơi trên toàn quốc (Đinh Xuân Lượng, 2018).

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tân minh, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)