PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách chi trả dịchvụ môi trường
4.2.4 Tổ chức quản lí chính sách chi trả dịchvụ môi trường rừng tại xã Tân
Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
Việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trong thời gian qua đã có tác động rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi toàn huyện. Cùng với sự vào cuộc của toàn xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng, thông qua các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng đồng bộ đã góp phần giảm số vụ xâm phạm, phá hại rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép. Diện tích rừng, độ che phủ và chất lượng rừng qua các năm được nâng lên. Những vi phạm đã được phát hiện và lập biên bản vẫn còn một số vụ vi phạm liên quan đến hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng bị phát hiện, đây là mối đe doạ đến suy giảm tài nguyên rừng.
Theo ông Đàm Quang Tống, cán bộ UBND xã Tân Minh cho biết: Chúng tôi nhìn từ thực tế còn nhiều vấn đề tồn tại sau mỗi năm thực hiện chính sách, còn phần nào chưa giải quyết được, chúng tôi xin ý kiến chỉ đạo từ các cấp trên để có hướng đi đúng trong những năm tới khi triển khai chính sách trên địa bàn xã. UBND xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hàng năm phối hợp với Văn phòng UBND huyện tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR được sự tham gia của đông đủ các phòng ban chuyên môn của huyện (Phòng Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; UBND các xã, thị trấn; Đơn vị sử dụng DVMTR) để tìm ra những vấn đề sai sót còn tồn tại và tìm phương hướng giải quyết trong thời gian tới.
Ở cấp cơ sở, UBND xã Tân Minh tổ chức tổng kết cuối năm nhằm đánh giá năng lực cán bộ thực hiện, hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai chính sách chi trả DVMTR. Cán bộ đã nhận thức rõ về vai trò của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, hầu hết cán bộ được hỏi đều đánh giá cao chính
103
sách có ảnh hưởng đến đời sống cũng như chất lượng quản lý bảo vệ rừng, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học cho địa phương.
Chính sách chi trả DVMTR ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn tài chính nhất định cho các hộ của người dân, tuy chưa lớn nhưng cũng có tác động đến cộng đồng khi tham gia đóng góp xây dựng các công trình công cộng của địa phương. Người dân đều biết đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và tham gia tích cực. Hầu hết người dân đều cho rằng nhờ chính sách của sống của người dân ngày càng được cải thiện, đời sống bớt khó khăn và có ý thức bảo vệ rừng tốt hơn. Chi trả dịch vụ môi trường rừng đã làm tăng thu nhập của người dân, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo; nhiều hộ nông dân đã có tiền mua lương thực dự trữ lúc giáp hạt, mua sắm được những vật dụng, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, phát triển chăn nuôi đại gia súc và có phần tích lũy cho cuộc sống của hộ gia đình. Qua công tác quản lý nhà nước về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Từ đó, nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng lên rõ rệt.