PHẦN I MỞ ĐẦU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.3 Thu thập thông tin
3.2.3.1 Thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu như kết quả nghiên cứu, các báo cáo, thống kê, các kết quả điều tra có sẵn, số liệu về đặc điểm kinh tế, môi trường và xã hội...
Các số liệu này được khai thác từ những nguồn đáng tin cậy như: Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quỹ BV&PTR Việt Nam; Quỹ BV&PTR tỉnh Hòa Bình; UBND xã Tân Minh; thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam; thư viện khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn; internet và kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác...
55
Bảng 3.3 Bảng thu thập thông tin
Thông tin cần thu thập Đối tượng cung cấp thông tin
Công cụ cung cấp thông tin
Cơ sở lí luận và thực tiễn các vấn đề về chính sách chi trả DVMTR
Thư viện Học viện Thư viện khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn Internet
Các tài liệu như sách, báo, tạp chí, luận văn, các văn bản hành chính, báo cáo có liên quan đến đè tài nghiên cứu
Tình hình kinh tế - xã hội xã Tân Minh
UBND xã Tân Minh Các tài liệu và báo cáo của UBND xã Tình hình chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng xã Tân Minh Tình hình tham gia chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của đối tượng điều tra
UBND xã Tân Minh Các hộ được chi trả từ chính sách dịch vụ môi trường rừng
Tổng hợp và phân tích báo cáo thống kê UBND xã
3.2.3.2 Thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra, phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn.
Để phục vụ cho nghiên cứu, tôi chọn ngẫu nhiên 66 hộ gia đình ở ba thôn: Ênh, Cò Phày, Bản Lát để phỏng vấn thu thập thông tin cần thiết qua bộ câu hỏi có sẵn được thiết kế trong phiếu điều tra. Thời gian phỏng vấn từ ngày 13/9-20/10/2020, thu thập bằng cách tập chung các hộ tại nhà văn hóa thôn, phỏng vấn trực tiếp hộ và ghi vào phiếu điều tra.
56
Nội dung phiếu điều tra tập trung vào đánh giá thực trạng của chính sách chi trả DVMTR và các tác động của chính sách tới đời sống, kinh tế, xã hội của xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Đối với hộ dân: thông tin về hộ dân; thông tin, hành vi bảo vệ, phát triển rừng và lợi ích của hộ từ chính sách chi trả DVMTR: diện tích đất rừng, diện tích được chi trả DVMTR, tình hình tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, thời gian chi trả, mục đích sủa dụng tiền từ chính sách DVMTR, mức độ tương xứng của khoản tiền nhận được; nhận thức, quan điểm của hộ về chính sách DMVTR: nhận biết của hộ về chính sách, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức mà hộ được tham gia, hợp đồng hộ được kí, hình thức chi trả DVMTR, lợi ích mà hộ nhận được từ chính sách, quan điểm của hộ về tính công bằng/minh bạch trong công tác chi trả, ý kiến của người dân về bảo về và phát triển rừng.
Đối với Cán bộ quản lý: Chính sách chi trả DVMTR cho các hộ dân các chủ rừng có phù hợp chưa? Nâng cao chất lượng đối với cán bộ ra sao, cần phải kiến nghị, điều chỉnh vấn đề gì,...