Công tác kiểm tra giám sát thực hiện chính sách chi trả dịchvụ mô

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tân minh, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 88 - 92)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịchvụ môi trường rừng trên

4.1.7 Công tác kiểm tra giám sát thực hiện chính sách chi trả dịchvụ mô

môi trường rừng

STT Hình thức thanh toán Số

lượng

Tỉ lệ (%)

1 Thanh toán tiền mặt trực tiếp cho hộ 21 31,82 2 Thanh toán qua tài khoản ngân hàng từng hộ 0 0

3 Thanh toán thông qua UBND xã 2 3,03

4 Thanh toán qua cộng đồng thôn/bản (thôn/bản

nhận tiền và phân phối cho các hộ) 64 96,97

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020

Qua bảng 4.7, nhận thấy: hình thức hộ nhận được tiền từ chi trả dịch vụ môi trường rừng: Có 21 hộ trong số 66 hộ nhận tiền thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt chiếm 31,82%. Không có hộ nào nhận được tiền thông qua hình thức là thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Có 2 hộ được nhận tiền thông qua UBND xã. Có 64/66 hộ (chiếm 96,97%) qua điều tra phỏng vấn đều nhận tiền thông qua thanh toán cộng đồng thôn bản. Do một số hộ được cử đi nhận tiền bằng tiền mặt tại UBND xã nên có hộ sẽ lựa chọn cả hai hình thức thanh toán. Tuy nhiên, hình thức hộ nhận được tiền từ chi trả dịch vụ môi trường rừng là thanh toán thông qua cộng đồng thôn, bản (thôn bản nhận tiền và phân phối cho các hộ dân).

4.1.7 Công tác kiểm tra giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trường rừng

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại địa bàn xã Tân Minh được triển khai thường xuyên và liên tục. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; Các chủ rừng là tổ chức; các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được giao trách nhiệm quản lý rừng; Hạt Kiểm lâm các

76

huyện, thành phố chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, chính quyền địa phương và nhân dân; Thông báo tới thôn, bản, cộng đồng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội bằng văn bản và công khai theo quy định về Quy chế dân chủ tại cơ sở (danh sách, số tiền được chi trả); niêm yết công khai danh sách, số tiền được chi trả, phương án chi trả tại trụ sở UBND xã Tân Minh và tại khu dân cư cộng đồng thôn bản hoặc nơi công cộng thuận lợi nhất để người dân biết, theo dõi. Việc thực hiện được thống nhất từ cấp huyện đến cơ sở (xã, thôn bản) thông qua việc thành lập ban kiểm tra giám sát cấp huyện do chánh thanh tra huyện làm trưởng ban, thành viên là chủ tịch HĐND xã.

Hàng năm Hội đồng quản lý Quỹ xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Tân Minh. Bên cạnh đó, Ban điều hành Quỹ phối hợp Ban kiểm tra giám sát cấp huyện Đà Bắc thực hiện 1 lần kiểm tra, giám sát đến thôn, hộ gia đình, để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ, giải quyết tồn tại, khó khăn, vướng mắc tại xã: Giải quyết việc rà soát ranh giới diện tích rừng có cung ứng DVMTR tại một số thôn; Định hướng việc sử dụng tiền DVMTR cho các chủ rừng, hộ nhận khoán, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với chính quyền xã Tân Minh luôn công khai minh bạch số tiền được chi trả cho người dân để mọi người dân được biết. Kết quả được người dân đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực vào bảo vệ rừng.

77

Bảng 4.8 Tình hình kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tân Minh năm 2017 – 2019

STT Chỉ tiêu Số lần kiểm tra, giám sát So sánh (%) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2019 2019/2018 BQ 1 Số lần tiến hành (lần) 12 17 20 141.67 117.65 129.10 2 Số người tham gia (lượt) 8 10 14 125.00 140.00 132.29 Nguồn: BQLRPH sông Đà 2019

Qua bảng 4.8 cho thấy: Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện đồng bộ từ trung ương đến tận cơ sở. Số lượng các cuộc kiểm tra giám sát được thực hiện tăng qua các năm. Chất lượng kiểm tra giám sát được chuyên sâu, đánh giá trực tiếp và cụ thể những vấn đề còn hạn chế, khó khăn; Đồng thời cũng định hướng và hướng dẫn cơ sở thực hiện quản lý, sử dụng tiền DVMTR theo đúng quy định.

Bảng 4.9 Tình hình tham gia tổ/nhóm/đội tuần tra, bảo vệ rừng tại ba thôn Ênh, Cò Phày, Bản Lát

STT Tổ/nhóm/đội tuần tra, bảo vệ rừng Không Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%) Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%) 1 Của UBND xã 5 7,56 61 92,44 2 Của cộng đồng 13 19,70 53 80,30 3 Nhóm hộ 2 3,03 64 96,97 4 Khác 0 0 66 100

78

Bên cạnh các Ban kiểm tra giám sát cấp huyện, tỉnh, Trung ương, tại cấp cơ sở là UBND xã Tân Minh và các thôn cũng thành lập tổ, nhóm, đội tuần tra, bảo vệ rừng. Trong đó, số hộ tham gia tổ, nhóm, đội tuần tra của UBND xã là 5 hộ; nhiều nhất là tổ, nhóm, đội tuần tra của cộng đồng với 13 hộ và tổ, nhóm, đội tuần tra của nhóm hộ ít nhất là 2 do các hộ có khoảnh rừng gần liền kề tự liên kết với nhau đi tuần tra rừng. Với tổ, nhóm, đội tuần tra của UBND xã, cộng đồng định kì đi tuần tra rừng để phát hiện kip thời các sai phạm báo các lên cấp trên.

Bảng 4.10 Phương thức tổ chức tổ BVR thôn

Chỉ tiêu Thôn Ênh Thôn Cò Phày Thôn Bản Lát

Số lượng 3 tổ BVR 7 thành viên/ tổ 3 tổ BVR 5 thành viên/ tổ 1 tổ BVR 10 thành viên/ tổ Tần suất 1 tháng/lần 2 tháng/lần 1 tháng/lần Phương thức tổ chức tuần tra

Trả công tuần tra bảo vệ rừng. 100.000đ/ ngày công. Các tổ thay phiên nhau đi tuần tra

Hỗ trợ 2 triệu/ năm tiền ăn cho cả tổ BVR, không có tiền công tuần tra bảo vệ

Trả công tuần tra bảo vệ rừng. 120.000đ/ ngày công. Các tổ thay phiên nhau đi tuần tra

Nguồn: Tổng hợp điều tra 2020

Việc tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng được thực hiện tại các thôn đều hiệu quả nhưng theo các cách thức tổ chức khác nhau. Có thôn thì đi tuần tra tháng 1-2 lần, có thôn đi tuần tra 2-3 tháng 1 lần. Mặc dù các hình thức tổ chức khác nhau nhưng đều thực hiện trên cơ sở dựa vào cộng đồng, dựa vào sự tham gia của bà con trong thôn. Các tổ bảo vệ rừng thường đi tuần tra nhiều vào mùa khai thác lâm sản ngoài gỗ như măng, nấm và mùa hanh khô phòng chống cháy rừng. Khi tuần tra, nếu phát hiện cháy rừng thì huy động bà con đi chữa cháy. Vì vậy công tác bảo vệ rừng cần có sự tham gia của tất cả các thành viên trong thôn bản.

79

Qua bảng 4.10 ta thấy phương thức tổ chức quản lý bảo vệ rừng của thôn Ênh và thôn Bản Lát của là tương đối giống nhau và phương thức tổ chức quản lý bảo vệ rừng của thôn Cò Phày chỉ hỗ trợ tiền ăn và không có tiền công. Việc phân chia các tổ BVR và thành viên trong tổ tăng nên từ sau khi được thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Qua các cuộc kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành từ trung ương đến cơ sở, việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện không xảy ra vi phạm, khiếu kiện của người dân về công tác quản lý, sử dụng tiền DVMTR. Tiền DVMTR không bị thất thoát, chiếm dụng, việc sử dụng tiền DVMTR được thực hiện có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tân minh, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)