PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịchvụ mô
4.3.4 Giải pháp về định hướng sử dụng tiền DVMTR
Chi trả cho chủ rừng, hộ gia đình trực tiếp tham gia bảo vệ rừng nhằm cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.
Hỗ trợ cho các thành viên tổ quản lý bảo vệ rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng (dụng cụ, công cụ cho tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng), phát triển rừng (hỗ trợ mua cây giống, phân bón).
108
cựu chiến binh, trường học, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội nông dân…) có thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ và phát triển rừng của thôn.
Hỗ trợ xây dựng, tu sửa các công trình: Đường giao thông phục vụ tuần tra quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Nhà văn hóa thôn và điểm trường hỗ trợ tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tới người dân, học sinh; Hệ thống thủy lợi để giảm thiểu tác động do mưa lũ.
Hỗ trợ các hoạt động phong trào nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ phát triển rừng. Cho các hộ dân trong thôn vay vốn để phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
4.3.5 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp tập huấn, phổ biến chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng cho cán bộ lâm nghiệp xã, thị trấn tạo nòng cốt trong công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện.
Đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ kiểm lâm chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như chuyên môn trong thực hiện các chính sách về lâm nghiệp.
Đào tạo nguồn nhân lực là báo cáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm trong công tác tuyên truyền các chính sách về lâm nghiệp đến học sinh cũng như đội ngũ cán bộ báo cáo viên hiểu biết về ngôn ngữ của đồng bào nhằm thực hiện tốt công tác dân vận.
4.3.5 Ổn định đời sống người dân trong khu vực
Do đặc thù địa hình, tình trạng du canh, du cư vẫn xảy ra. Diện tích đất nông nghiệp không nhiều vì vậy chính quyền địa phương cần có những giải pháp về xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư giảm thiểu tối đa tình trạng du canh, du cư gây áp lực dân số lên đất rừng và ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ dân tham gia bảo vệ rừng.
109
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Hoạt động CTDVMTR tại xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã được phân tích, tổng kết cho thấy:
Tổng diện tích rừng được thực hiện CTDVMTR là 4715,03 ha chiếm 10,40% tổng diện tích rừng của huyện Đà Bắc rừng được chi trả, trong đó diện tích rừng tự nhiên được chi trả dịchvụ môi trường rừng lên tới 3.950,27 ha. Cơ chế chi trả, sử dụng tiền từ dịch vụ môi trường rừng ở Hòa Bình được thực hiện có hiệu quả. Theo nhận định của người dân thì ở vùng được chi trả dịch vụ môi trường rừng chất lượng rừng tăng so với trước khi thực hiện chi trả, không còn nhiều hiện tượng khai thác trộm gỗ. Nghiên cứu kỹ hơn chi trả dịch vụ rừng tại thôn Ênh, Bản Lát và Cò Phày cho thấy diện tích rừng được chi trả chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích đất lâm nghiệp. Sau khi được chi trả dịch vụ môi trường rừng, số vụ vi phạm rừng có xu thế giảm, đầu năm 2019 chỉ có 1 vụ vi phạm nhỏ do đốt nương làm rẫy trong 8 thôn so với 5 vụ (2017) và 2 vụ (2018). Việc thực hiện chi trả DVMTR cũng góp phần điều chỉnh một vài điều liên quan đến bảo vệ rừng thôn bản theo hướng có lợi cho phát triển rừng. Mặc dù số tiền nhận từ chi trả DVMTR không nhiều, chỉ từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một năm cho một hộ nhưng đã giúp nâng cao tổng thu nhập từ rừng, chiếm khoảng 3% tổng thu nhập bình quân của hộ.
Qua quá trình thực hiện chi trả DVMTR tại Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình có tác động tới kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt chương trình chi trả DVMTR tại Thôn Ênh, thôn Cò Phày, thôn Bản Lát nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung đã xã hội hóa việc bảo vệ, phát triển rừng, xã hội hóa nghề rừng. Người dân đã nhận thấy trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc cung ứng DVMTR thông qua bảo vệ rừng sau khi thực hiện chi trả DVMTR. Tiền
110
CTDVMTR đóng góp một phần nhỏ vào thu nhập của người dân (dưới 4% tổng thu nhập) nhưng chưa thực sự giúp giảm nghèo cho người dân làm nghề rừng. Từ việc nghiên cứu về thực trạng chính sách chi trả DVMTR, cũng như phân tích những tác động của chính sách tới đời sống, kinh tế, xã hội tại xã Tân Minh tôi đã đưa ra các giải pháp nhằm góp phần thực thi chính sách trên địa bàn xã đạt được hiệu quả như sau:
Một là, giải pháp về công tác tuyên truyền, do đặc thù người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân chí thấp cấp áp dụng phương thức phổ biến chính sách phù hợp, đưa các chương trình giáo dục ngoại khóa về bảo vệ rừng tới cấp bậc học;
Hai là, giải pháp về công tác tổ chức kiểm tra, giám sát. Giám sát và phân tích, đánh giá số liệu thu được từ giám sát là một công việc cần được làm thường xuyên, trong khi khinh phí không nhiều, ngân sách có hạn. Vì vậy cần áp dụng phương pháp giám sát có sự tham gia của cộng đồng dân cư trên địa bàn;
Ba là, giải pháp về áp dụng mức đơn giá phù hợp. Quá trình áp dụng hệ số K quá phức tạp, trong khi người dân không hiểu hết, có hộ gia đình có diện tích rừng ít nhưng lại nhận được số tiền chi trả DVMTR nhiều hơn so với hộ có diện tích rừng lớn hơn. Do đó, cần áp dụng một mức giá chung trong quá trình chi trả DVMTR;
Bốn là, giải pháp nâng cao nghiệp vụ kĩ thuật cho cán bộ. Đẩy nhanh công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật bảo vệ rừng, thống kê danh sách các chủ rừng, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm tiên tiến phù hợp để quản lý, theo dõi, giám sát thực hiện việc chi trả DVMTR; phần mền xây dựng bản đồ vùng chi trả DVMTR;
Năm là, giải pháp ổn định đời sống cho các hộ trên địa bàn xã. Các hộ gia đình chủ yếu là hộ nghèo, đất sản xuất nông nghiệp ít, hạn chế nguồn thu, chính quyền địa phương cần đưa ra chính sách giảm nghèo cho người dân địa phương.
111
5.2 Kiến nghị
5.2.1. Kiến nghị với Nhà nước, các Bộ ngành trung ương
Trên cơ sở Luật Lâm nghiệp 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 và Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu ban hành các Thông tư hướng dẫn liên quan đến chính sách chi trả DVMTR. Cụ thể:
* Bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành thông tư liên tịch quy định, hướng dẫn về tiêu chí, thành lập, mô hình tổ chức và phân cấp quản lý các Quỹ BV&PTR các cấp.
* Bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi, ban hành Thông tư quy định trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính cho Quỹ BV&PTR thay thế cho các Thông tư bị bãi bỏ và đã hết hiệu lực thi hành.
* Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quỹ BV&PTR Việt Nam sớm có hướng dẫn cụ thể việc thu tiền đối với các đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền DVMTR sau:
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất;
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
- Các đối tượng phải trả tiền DVMTR cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản.
5.2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Hòa Bình
112
biến Chính sách, đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR thực hiện nghiêm túc việc thu nộp tiền DVMTR theo quy định;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy Quỹ; quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, chế độ và nguồn lực (kinh phí, trang thiết bị, phương tiện) để Quỹ tỉnh yên tâm tổ chức thực hiện chính sách;
- Lồng ghép thực hiện Chính sách chi trả DVMTR gắn với thực hiện Kế hoạch BV&PTR và các chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp khác;
- Bố trí nguồn lực và hoàn thành dứt điểm việc rà soát ranh giới diện tích rừng đến các chủ rừng có cung ứng DVMTR;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR; chỉ đạo giải ngân tiền DVMTR kịp thời, đầy đủ đến các chủ rừng.
5.2.3. Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số Sở, ban ngành khác có liên quan ban ngành khác có liên quan
Để đồng bộ các loại thủ tục, hồ sơ chi trả DVMTR trong toàn thành phố, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT sớm ban hành bộ quy chế hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ chi trả DVMTR và mẫu Bảng kèm theo.
Để chi trả tiền DVMTR cho đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, và UBND xã kịp thời, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét trình UBND thành phố thành lập Tổ chức chi trả DVMTR cấp huyện.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định thực hiện chính sách chi trả DVMTR đến các nhân, tổ chức; đặc biệt tập trung tuyên truyền Luật lâm nghiệp số 16/2017/QH14 và các văn bản dưới luật được ban hành và có hiệu lực trong năm 2021.
113
5.2.4 Đối với xã Tân Minh
Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR góp phần đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện.
Cần mở rộng phạm vi điều tra, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên diện rộng để thật sự đánh giá được tác động của chính sách chi trả DVMTR.
Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách tổng hợp, quản lý dữ liệu chi trả DVMTR gắn với bảo vệ và phát triển rừng một cách khoa học.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2010). Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 10/4/2008 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Bộ NN&PTNT (2014). Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Nghị Định 99 NĐ-CP.
3. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2015). Quyết định ban hành quy chế quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng số: 3746/QĐ-BNN-TCLN, ngày 15/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Đinh Đức Kiên (2016). Đánh giá quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
4. Đinh Xuân Lượng (2018), Nghiên cứu tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang
5. Lê Mạnh Hùng (2019), Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn thành phố đà nẵng hiện nay.
6. Lê Thị Mai (2014), Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo.
7. Lê Văn Hưng (2013), “Chi trả dịch vụ hệ sinh thái và khả năng áp dụng ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học và phát triển tập 11, số 3.
8. Nguyên Thị Thu Hà (2015), Đánh giá hiệu quả của thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2010 – 2014 tại tỉnh Hòa Bình. 9. IUCN (2008), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam.
Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế. 2008, IUCN Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
115
11. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đăk Nông (2014), Báo cáo số 992/SNN- QBVR ngày 14/8/2014, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông (2011-2013)
12. Tổng cục Lâm nghiệp và các bên liên quan (2015). Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá hiệu quả thực hiện Chi trả dịch vụ môi trường rừng và sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương”
13. UBND xã Tân Minh (2020). Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 09 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 03 tháng cuối năm 2020.
116
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI XÃ TÂN MINH, HUYỆN
ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH
Người điều tra:……….. Ngày điều tra:……/………../2020
Để thực hiện tốt chính sách của Nhà nước về chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cũng như đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân. Xin ông/bà hãy cho biết:
A.THÔNG TIN CHỦ HỘ
1. Họ và tên chủ hộ 2. Số điện thoại
3. Địa chỉ: thôn ………., xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
4. Mức xếp hạng kinh tế hộ (theo chuẩn nghèo và xếp hạng theo tiêu chuẩn của địa phương):………..
5. Tổng số thành viên trong hộ:………. 6. Tổng số lao động trong hộ:………
117 Thông tin các thành viên trong hộ năm 2019:
STT Họ và tên Quan hệ với chủ hộ Giới tính Năm sinh Dân tộc Trình độ học vấn Nghề nghiệp tạo thu nhập chính Thu nhập từ nghề nghiệp chính (triệu đồng) Trong đó:
+) Quan hệ với chủ hộ: 1=Chủ hộ, 2=Vợ/Chồng, 3=Con, 4=Cha/mẹ, 5=Ông/bà, 6=Chị dâu/Anh rể, 7=Anh/chị, 8=Cháu, 9=Khác
+) Dân tộc: 1=Kinh, 2=Tày,3=Thái, 4=Mông, 5=Dao, 6=Hoa, 7=Mường, 8=Khác
7. Chức vụ của ông/ bà trong thôn, xã:………..
118
9. Tình hình tham gia các hội, đoàn thể trong thôn xã
Hội đoàn thể
Đánh giá sự tham gia
(0: Không, 1: Có) Tổng số lượt người tham gia Chủ hộ Vợ/Chồng chủ hộ Con trai Con gái Người khác 1: ……… Người khác 2: ………. Hội Nông dân
Hội phụ nữ Đoàn thanh niên Hội cựu chiến binh Hội người cao tuổi Khác
B.THÔNG TIN, HÀNH VI BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ LỢI ÍCH CỦA HỘ TỪ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
10. Ông/bà cho biết diện tích rừng (đất lâm nghiệp) của hộ hiện nay Tổng: …………..(ha), trong đó:
a. Đất rừng được giao:………….(ha)
b. Đất rừng nhận khoán bảo vệ:…………..(ha)
11. Ông bà vui lòng cho biết tổng diện tích DVMTR của hộ:…………..(ha)
119
12. Nếu có rừng được chi trả thì đặc điểm của nó là gì?
S T T Tên lô/khoảnh (nếu nhớ) Diện tích (ha) Cách nhà bao xa (km) Đặc điểm Loại rừng A Loại rừng B Tổng số tiền được chi trả năm 2019 (ngàn đồng /năm) Tiền chi trả bình quân/ha, năm 2019 (ngàn đồng/ha/ năm) Tổng Trong đó:
+) Đặc điểm: 1. Có quyền sử dụng (sổ đỏ), 2. Hợp đồng khoán bảo vệ, 3. Rừng cộng đồng, 4. Khác (ghi rõ)
+) Loại rừng A: 1. Rừng tự nhiên, 2. Rừng trồng, 3. Khác (ghi rõ)
+) Loại rừng B: 1. Rừng sản xuất, 2. Rừng phòng hộ, 3. Rừng đặc dụng, 4. Không biết
120
14. Ông/bà vui lòng cho biết các hoạt động (nếu có) gắn với đất rừng được giao/khoán bảo vệ của hộ:
STT Hoạt động Bắt đầu từ năm nào? Ghi chú (hoạt động cụ thế) Tổng số ngày tham gia hoạt động