Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại việt nam (Trang 27 - 35)

1.2. Những vấn đề chung về QLNN đối với hoạt động kinh doanh hóa chất

1.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hóa chất

1.2.2.1. Khái niệm và mục tiêu

Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nƣớc, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nƣớc trên các phƣơng diện lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.

Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời theo pháp luật nhằm đạt đƣợc những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, các cơ quan nƣớc nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nƣớc nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ ...

Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tƣ, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất

Theo đó, QLNN đối với hoạt động kinh doanh hóa chất là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh hóa chất theo pháp luật nhằm đạt đƣợc những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực hóa chất.

1.2.2.2 Nguyên tắc và yêu cầu

Đảm bảo tập trung thống nhất của Nhà nước

Để nguyên tắc này đƣợc đảm bảo thì Nhà nƣớc cần thực hiện các công cụ quản lý nhƣ công tác quy hoạch, kế hoạch, công cụ tài chính, công cụ luật

pháp… Các công cụ này đƣợc thực hiện đồng bộ và vận dụng sao cho thích hợp với từng thời kỳ. Thực tế cho thấy nếu các công cụ quản lý đƣợc sử dụng hợp lý thì quyền quản lý tập trung của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện ở mức độ cao và ngƣợc lại các công cụ quản lý thực hiện không tốt, không mềm dẻo thì quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nƣớc giảm.

Kết hợp hài hòa các lợi ích

Nói đến lợi ích trƣớc hết phải nói đến lợi ích của con ngƣời, vì hoạt đông của con ngƣời là hoạt động vì lợi ích. Do vậy chú ý đến lợi ích của con ngƣời là nhằm phát huy đầy đủ tính tích cực chủ động, sáng tạo của con ngƣời. Lợi ích không chỉ là động lực, mà quan trọng hơn nó là phƣơng tiện của quản lý dùng để động viên con ngƣời.

Trƣớc đây, hoá chất là một ngành hàng độc quyền của nhà nƣớc và chỉ có một số công ty có thẩm quyền mới đƣợc phép kinh doanh ví dụ nhƣ: Công ty Hoá chất - Bộ Thƣơng mại. Hiện nay, dƣới tác động của cơ chế thị trƣờng nhiều công ty đƣợc phép kinh doanh mặt hàng này khiến sự cạnh tranh của ngành hàng hoá chất trên thị trƣờng diễn ra ngày càng gay gắt. Cũng trong những năm trƣớc đây, mặt hàng hoá chất trên thị trƣờng nƣớc ta chủ yếu là hàng nhập ngoại từ Trung Quốc, Liên Xô cũ và một số quốc gia khác. Ngày nay, một số công ty hoá chất trong nƣớc tiến hành ngày càng nhiều mặt hàng có thể sở dĩ cạnh tranh với hàng nhập ngoại khiến cho thị trƣờng hoá chất ngày càng đa dạng phong phú về số lƣợng, chủng loại và giá cả cũng đƣợc giảm nhiều. Thị trƣờng kinh doanh chứa đựng đầy sự cạnh tranh gay khó khăn cho những doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hoá chất.

Điều này đòi hỏi Nhà nƣớc quản lý phải dựa trên nguyên tắc lợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nƣớc và một bên là tổ chức, cá nhân phải đƣợc phân bố hài hoà lợi ích. Nhƣ vậy trong quản lý Nhà nƣớc phải sử dụng chính sách thuế sao cho phù hợp để kích thích sự phát triển của đất nƣớc, tạo động

lực cho phát triển sản xuất kinh doanh vừa phát triển về lợi ích kinh tế vừa đảm bảo an toàn đối với môi trƣờng, xã hội và con ngƣời.

Tiết kiệm và hiệu quả

Đây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý đầu tƣ nói chung và quản lý hóa chất nói riêng nói riêng vì bất cứ hoạt động nào dù là kinh tế hay chính trị đều hoạt động theo nguyên tắc này. Nguồn lực có hạn trong khi quỹ đất và các yêu cầu đảm bảo an toàn ngày càng cao, nếu ta sử dụng lãng phí thì sẽ không thể đảm bảo hiệu quả đầu tƣ trong tƣơng lai.

Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này là công tác quản lý Nhà nƣớc về hóa chất đòi hỏi các tổ chức và các cá nhân phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình trong quá trình hoạt động.

Ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh hóa chất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm an toàn cho ngƣời, tài sản, hệ sinh thái và môi trƣờng; trật tự, an toàn xã hội.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm.

- Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất bao gồm:

- Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.

- Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục đƣợc phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lƣợng, vƣợt quá hàm lƣợng cho phép

để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.

- Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khoẻ con ngƣời, tài sản và môi trƣờng.

1.2.2.3. Nội dung QLNN đối với hoạt động kinh doanh hóa chất

QLNN mang tính quyền lực nhà nƣớc, pháp luật là phƣơng tiện, công cụ chủ yếu để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Để thực hiện công tác quản lý, các cơ quan QLNN phải hoạch định các chiến lƣợc, các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, tổ chức và phối hợp theo cấp và ngành trong quản lý, điều hành, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động, các quá trình kinh tế đảm bảo phát triển đúng hƣớng, đạt mục tiêu.

Vì vậy chính sách QLNN đối với hoạt động kinh doanh hóa chất bao gồm các nội dung sau:

Quy hoạch phát triển hoạt động kinh doanh hóa chất

Quy hoạch là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp lý của nhà nƣớc về tổ chức sử dụng quản lý một cách đầy đủ hợp lý khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc tính toán phân bổ cho các ngành, các tổ chức và cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và tạo điều kiện bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Quy hoạch đóng vai trò định hƣớng giúp cho các cơ quan nhà nƣớc và các địa phƣơng xây dựng cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực để điều hành sự phát triển của các ngành, lĩnh vực nói chung và ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam nói riêng. Quy hoạch sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hóa chất xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, cũng nhƣ

chiến lƣợc phát triển sản phẩm, đầu tƣ phát triển doanh nghiệp hài hòa với sự phát triển của ngành CNHC chất trong giai đoạn sau này.

Yêu cầu đối với quy hoạch công nghiệp hóa chất là:

a) Phát triển công nghiệp hóa chất một cách bền vững, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ mới.

b) Phát triển công nghiệp hóa chất trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu sẵn có trong nƣớc, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các công trình có nhu cầu vốn lớn, đòi hỏi công nghệ cao mà trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc; đồng thời phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng tạo ra sự hợp tác, hỗ trợ phát triển của ngành công nghiệp hóa chất với các ngành công nghiệp khác.

c) Phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hƣớng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đồng thời gắn với bảo vệ môi trƣờng, áp dụng công nghệ tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cao, có sức cạnh tranh cao; chú trọng sử dụng các loại công nghệ thân thiện với môi trƣờng.

d) Xây dựng ngành hoá chất có cơ cấu tƣơng đối hoàn chỉnh, bao gồm cả sản xuất tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc, trong khu vực và thế giới. Các sản phẩm chủ yếu nhƣ phân bón, sản phẩm cao su, hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dƣợc, hóa chất tiêu dùng, v.v… đáp ứng tốt nhu cầu trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu.

e) Góp phần phân bố hợp lý lực lƣợng sản xuất theo ngành và theo vùng lãnh thổ, tạo nên sự phát triển cân đối, hợp lý trong nội bộ ngành công nghiệp. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hoá chất có quy mô lớn. Từng bƣớc xây dựng ngành công nghiệp hoá

chất hiện đại, nghiên cứu tạo ra những công nghệ có chất lƣợng cao ở trong nƣớc kết hợp với việc nhập khẩu và làm chủ các công nghệ tiên tiến, hiện đại của nƣớc ngoài.

- Quy hoạch công nghiệp hóa chất phải phù hợp với nguyên tắc và chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động hóa chất, quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Quy hoạch công nghiệp hóa chất đƣợc xây dựng trên cơ sở chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, chiến lƣợc phát triển các ngành công nghiệp và đƣợc lập cho từng giai đoạn mƣời năm, định hƣớng cho mƣời năm tiếp theo.

- Quy hoạch công nghiệp hóa chất phải định hƣớng hình thành các khu công nghiệp hóa chất tập trung.

- Địa điểm bố trí khu công nghiệp, cơ sở sản xuất hóa chất phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của hóa chất và công nghệ sản xuất, bảo quản hóa chất, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn hóa chất.

Chính sách phát triển hoạt động kinh doanh hóa chất

Chính sách quản lý là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phƣơng thức cơ bản để thực hiện mục tiêu cụ thể đối với khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra. Đó là hệ thống các quy định, các công cụ và biện pháp thích hợp của nhà nƣớc để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, thƣơng mại của quốc gia trong những thời kỳ nhất định nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách quản lý nhà nƣớc là đƣờng lối cơ bản, quy định, hƣớng dẫn tổng quan trên tầm vĩ mô đối với những suy nghĩ và hành động của các chủ thể.

Các cơ chế chính sách QLNN đối với hoạt động kinh doanh hóa chất nằm trong hệ thống các cơ chế, chính sách của nhà nƣớc đối với nền kinh tế nói chung, bao gồm : Chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo ra môi trƣờng hấp dẫn các nhà đầu tƣ, tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu và công nghệ cao, thu hút vốn vào các ngành sản xuất sản phẩm cao su, nguồn điện hóa học , khí công nghiệp, chất tẩy rửa, sơn… ; Chính sách về tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu, tập trung vốn cho các công trình trọng điểm; các dự án sản xuất đƣợc vay vốn tín dụng đầu tƣ của nhà nƣớc với lãi suất ƣu đãi ; Cơ chế quản lý giá của nhà nƣớc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của những sản phẩm cốt yếu, nhƣ giá than cho sản xuất phân bón… ; Các cơ chế, chính sách về thị trƣờng nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu sản phẩm kém chất lƣợng, không an toàn, gây ô nhiễm hoặc hóa chất có tác hại đến sức khỏe cộng đồng, đồng thời chống hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu ; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khoa học công nghệ, gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học công nghệ với mục tiêu phát triển ngành và ở các cơ sở sản xuất, nhƣ các đề tài trọng điểm cấp nhà nƣớc về chế biến quặng apatit, titan, cát trắng và các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ ở các Tập đoàn và cơ sở nhằm cải tiến công nghệ, cải tiến kỹ thuật, thay thế nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện môi trƣờng ; Chính sách coi trọng phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ KHKT, cán bộ lãnh đạo quản lý, quản trị doanh nghiệp giỏi.

Thanh tra, giám sát

Hoạt động kiểm tra, giám sát là những hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nƣớc. Đây là những hoạt động mang tính tất yếu khách quan của tất cả các Nhà nƣớc, ở mọi thời đại lịch sử. Nhà nƣớc nào cũng ban hành pháp luật để quản lý nhà nƣớc và tiến hành hoạt động giám sát đối với toàn xã hội trong việc tuân thủ pháp luật của mình.

Giám sát việc tuân thủ theo pháp luật là hoạt động có tính đặc trƣng của tất cả các Nhà nƣớc trên thế giới. Không có một nhà nƣớc nào tồn tại và phát triển mà không tiến hành hoạt đông giám sát

Chức năng thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh hóa chất là tổng thể các hoạt động của Nhà nƣớc nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, những khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động kinh doanh hóa chất nhằm đảm bảo cho hoạt động này đúng hƣớng và có hiệu quả

Nội dung thanh tra, giám sát bao gồm:

- Thanh tra, giám sát sự phát triển theo định hƣớng phát triển ngành công nghiệp hóa chất.

- Thanh tra, giám sát việc thực hiện quan điểm phát triển, chính sách hoạt động kinh doanh hóa chất. Đặc biệt theo Luật Hóa chất.

- Thanh tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực phát triển công nghiệp hóa chất.

- Thanh tra, giám sát việc thực hiện các chức năng của các cơ quan nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh hóa chất.

Sau khi thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh hóa chất, cần tiến hành đánh giá khách quan hoạt động kinh doanh này. Mục đích của việc đánh giá là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững. Những lĩnh vực đánh giá và giám sát cụ thể bao gồm:

• Sự phù hợp: Các mục tiêu và mục đích kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh hóa chất có phù hợp với những vấn đề và nhu cầu đang đƣợc giải quyết hay không?

• Hiệu suất: Dự án trong lĩnh vực hóa chất và kinh doanh hóa chất có đƣợc triển khai một cách kịp thời và tiết kiệm chi phí không?

• Hiệu quả: Dự án/các hoạt động can thiệp đạt đƣợc các mục tiêu ở mức độ nào? Những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai trong lĩnh vực hóa chất và kinh doanh hóa chất là gì?

• Tác động: Dự án trong lĩnh vực hóa chất và kinh doanh hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại việt nam (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)