Nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại việt nam (Trang 35 - 44)

1.2. Những vấn đề chung về QLNN đối với hoạt động kinh doanh hóa chất

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng

1.2.3.1. Nhân tố Luật pháp

Môi trƣờng pháp lý có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể làm cho công tác quản lý đƣợc hiệu quả và thuân lợi. Vì các cơ quan quản lý theo đúng pháp luật quy định mà thực hiện, không gặp những vƣớng mắc trở ngại nào nếu nhƣ văn bản pháp luật đó mang tính khoa học và cụ thể.

Mỗi quốc gia đều xây dựng văn bản Luật Hóa chất. Luật này quy định về hoạt động hoá chất, bao gồm: quy hoạch công nghiệp hoá chất; kinh doanh hoá chất; khai báo, đăng ký hoá chất; phân loại đóng gói, ghi nhãn hoá chất, phiếu an toàn hoá chất; sử dụng hoá chất; báo cáo, cung cấp thông tin; an toàn trong hoạt động hoá chất và các hoạt động khác có liên quan.

Hiện nay, việc quản lý hóa chất đã đƣợc áp dụng tại nhiều nƣớc trên thế giới. Hầu hết các nƣớc đều có hệ thống văn bản Luật về quản lý hóa chất phù hợp với điều kiện nƣớc mình. Có thể kể đến nhƣ sau:

Luật quản lý thống nhất hóa chất và sản phẩm hóa chất Đan Mạch

Mục đích của Luật nhằm ngăn chặn những tác hại đối với sức khoẻ và thiệt hại đối với môi trƣờng có liên quan đến việc sản xuất, cất giữ, sử dụng và thải bỏ hoá chất và các sản phẩm hoá chất. Luật nhằm mục đích bảo đảm

cung cấp những thông tin cần thiết về các hoá chất và sản phẩm hoá chất đƣợc bán ở Đan Mạch và bảo đảm việc bán và sử dụng hoá chất và các sản phẩm hoá chất gây nguy hiểm hoặc bị nghi ngờ là gây nguy hiểm cho sức khoẻ và môi trƣờng trên cơ sở kết quả của những cuộc điều tra hoặc những gì đã diễn ra cần đƣợc điều chỉnh.

Phạm vi và bản chất của các biện pháp triến khai theo Luật này nhằm ngăn chặn những tác hại đối với môi trƣờng sẽ tính đến tác hại có thể có đối với môi trƣờng do hoá chất hoặc sản phẩm hoá chất gây ra cũng nhƣ những tác động đến kinh tế và kỹ thuật, bao gồm chi phí của những biện pháp này đối với xã hội nói chung và với các nhà sản xuất, nhập khẩu và sử dụng nói riêng.

Liên quan đến khai báo hóa chất tại Luật này có đề cập đến việc khai báo chất mới. Trong đó, hoá chất mới không đƣợc phép bán hoặc nhập khẩu nếu nhà sản xuất hoặc nhập khẩu chƣa tiến hành thử nghiệm để đánh giá ảnh hƣởng của hoá chất đối với sức khoẻ và môi trƣờng. Nhà sản xuất và nhập khẩu có kế hoạch bán hoặc nhập khẩu hoá chất mới phải khai báo về hoạt động này theo quy định của Bộ trƣởng Năng lƣợng và Môi trƣờng. Bộ trƣởng Năng lƣợng và Môi trƣờng có thể đƣa ra những quy định cụ thể về nội dung và từ ngữ trong khai báo; mẫu khai báo và việc sử dụng các tờ khai đặc biệt hoặc thông qua các phƣơng tiện điện tử.

Ngƣời khai báo hoá chất phải thông báo cho Bộ trƣởng Bộ Năng lƣợng và Môi trƣờng những thay đổi quan trọng hoặc thông tin bổ sung thêm so với những thông tin đã cung cấp trƣớc đó. Bộ trƣởng Năng lƣợng và Môi trƣờng có thể đƣa ra những quy định về điều kiện theo đó ngƣời khai báo hoá chất phải thực hiện hoặc đã thực hiện các cuộc điều tra bổ sung và cung cấp những thông tin cụ thể bổ sung cho những thông tin bắt buộc; có thể đƣa ra quy định về việc ngƣời khai báo hoá chất phải trả toàn bộ hoặc một phần khoản chi phí phát sinh do việc xem xét kết quả điều tra và thông tin bổ sung.

Luật Kiểm soát hóa chất nguy hại Hàn Quốc

Luật này đƣợc áp dụng để quản lý các hoá chất độc hại một cách an toàn và ngăn ngừa những nguy hại do hoá chất gây nên đối với con ngƣời và môi trƣờng.

Luật này không áp dụng đối với các hoá chất đƣợc liệt kê dƣới đây vì chúng đã đƣợc quản lý bởi các bộ luật, pháp lệnh hoặc qui định tƣơng ứng: 1. Hợp chất phóng xạ; 2. Dƣợc phẩm, các sản phẩm tƣơng tự dƣợc phẩm và mỹ phẩm; 3. Thuốc an thần; 4. Hoá chất sử dụng trong nông nghiệp; 5. Phân bón; 6. Thực phẩm và các phụ gia chế biến thực phẩm; 7. Thức ăn gia súc; 8. Vật liệu nổ; 9. Khí độc.

Luật này có đề cập đến khai báo hóa chất mới: Thủ tục, khai báo, đánh giá

mức nguy hại của hóa chất mới: Các tổ chức, cá nhân dự kiến sản xuất hoặc nhập khẩu hóa chất (trừ các nhóm hóa chất đƣợc liệt kê dƣới đây) phải tiến hành thủ tục đánh giá mức độ nguy hại theo đúng quy định của Bộ Môi trƣờng.

Các cơ sở hóa chất làm thủ tục khai báo, đánh giá hóa chất mới tại Bộ Môi trƣờng. Hồ sơ đánh giá hóa chất cần phải có những kết quả thử nghiệm về độc tính và khả năng thoái biến của hóa chất đó. Các kết quả thử nghiệm phải đƣợc thực hiện tại các Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn theo quy định của Tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng, ngoại trừ các quy định khác của Chính phủ.

Luật Châu Âu: Kiểm soát tác động của hóa chất đối với sức khoẻ con người và môi trường

Mục đích của Luật là bảo đảm bảo vệ tốt nhất sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng, bao gồm khuyến khích phát triển các phƣơng pháp thay thế đánh giá các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, lƣu hành tự do hóa chất trên thị trƣờng nội khối đồng thời tăng cƣờng tính cạnh tranh và sự sáng tạo, đổi mới.

Luật đặt ra các quy định về chất và tiền chất theo định nghĩa ở Điều 3. Các quy định này áp dụng đối với việc sản xuất, đƣa ra thị trƣờng hoặc sử

dụng các chất ở dạng nguyên bản, chất trong tiền chất hoặc trong các vật phẩm và việc đƣa các tiền chất vào lƣu thông trên thị trƣờng.

Cơ sở xây dựng Luật là các nguyên tắc áp dụng đối với các tổ chức / cá nhân sản xuất, nhập khẩu và các đối tƣợng sử dụng hóa chất hạ nguồn nhằm đảm bảo rằng việc họ sản xuất, đƣa ra thị trƣờng hoặc sử dụng các chất này không gây tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con ngƣời và môi trƣờng. Các quy định này đƣợc hỗ trợ bằng quy tắc phòng ngừa.

Luật Châu Âu ban hành nhằm bảo đảm bảo vệ tốt nhất sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng, bao gồm khuyến khích phát triển, các phƣơng pháp thay thế đánh giá các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, lƣu hành tự do hóa chất trên thị trƣờng nội khối, đồng thời tăng cƣờng tính cạnh tranh và sự sáng tạo đổi mới.

Theo đó, hoạt động kinh doanh hóa chất phải đƣợc thực hiện theo Luật Hóa chất và cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh hóa chất cũng căn cứ theo Luật để thanh tra và giame sát hoạt động này. Do vậy, nếu Luật Hóa chất đƣợc xây dựng một cách chặt chẽ và đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho công tác QLNN đối với mặt hàng này tốt hơn.

1.2.3.2. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu đã và đang diễn ra mạnh mẽ mang lại cho các quốc gia cả cơ hội lẫn thách thức trong kỷ nguyên mới. Các luồng vốn FDI dịch chuyển không ngừng trên phạm vi toàn cầu tới những nơi có chi phí thấp, sinh lời cao. Và đồng hành với các luồng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài này là công nghệ, kinh nghiệm quản lý, công ăn việc làm và tăng trƣởng kinh tế cho các nƣớc sở tại.

Một khía cạnh khác cũng cần chú ý tới là mô hình hoạt động của các công ty đa quốc gia (MNCs) với sự chia nhỏ quá trình sản xuất thành các công đoạn, với trình độ chuyên môn hoá rất cao, các nƣớc đều cố gắng đạt đƣợc trình độ sản

xuất ở một mức độ nhất định để tham gia vào mạng lƣới sản xuất khu vực hoặc toàn cầu. Các MNCs phải cân nhắc kết hợp giữa nội địa hoá và nhập khẩu để có thể nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất và chi phí hậu cần, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng toàn cầu.

Một số quốc gia, nhất là Trung Quốc đã có nhiều chính sách để điều tiết thị trƣờng, nhƣ năm 2008, thị trƣờng phân bón thế giới có nhiều biến động, giá cả tăng vọt; giá nguyên liệu, nhất là giá lƣu huỳnh tăng cao ảnh hƣởng đến giá phân bón trên thị trƣờng nội dịa và sức mua của nông dân giảm. Chính phủ Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu và hạn chế xuất khẩu nhiều loại phân bón để điều tiết sang thị trƣờng nội địa.

Ngoài ra, chính sách thuế tài nguyên về quặng photphat và hạn chế xuất khẩu quặng magnesit, quặng đất hiếm cũng đã gây ra tình trạng không ổn định trên thị trƣờng thế giới.

Yếu tố này có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới hoạt động kinh doanh hóa chất theo hai hƣớng:

- Thúc đẩy quá trình cải tiến trong hoạt động kinh doanh hóa chất, thu hút, ứng dụng những công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nƣớc tiên tiến đồng thời tạo thêm công ăn việc làm và tăng trƣởng kinh tế

- Dễ dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nƣớc ngoài cả về công nghệ, thị trƣờng và vốn dẫn đến thua lỗ, sát nhập thậm chí phá sản…

Ngành CNHC thế giới vừa qua đã chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là doanh số về hóa chất. Doanh số về hóa chất năm 2009 của 50 Công ty hóa chất có doanh số lớn nhất thế giới đã giảm 21% so với năm 2008, chỉ còn 697 tỷ USD. Tuy nhiên, có thể thấy: Thứ

nhất, mức giảm về lợi nhuận của 50 Công ty hóa chất nói trên ít hơn mức giảm

về doanh số, thậm chí 15 Công ty trong số đó còn đạt mức lợi nhuận tăng trong năm 2009. Tất cả 46 Công ty (trừ 4 Công ty: LG Chemical- Hàn Quốc, Reliance

Industries- Ấn Độ, Mosaic-Mỹ, Sasol- Nam Phi) đã đạt lợi nhuận 49 tỷ USD chỉ giảm 6,2% so với năm trƣớc, trong khi đó doanh số của các Công ty này giảm 19%, đó là do trong thời gian này giá nguyên liệu và năng lƣợng cũng giảm, ngoài ra nhiều Công ty hóa chất đã cắt giảm chi phí bằng cách giảm nhân công và hạn chế chi tiêu hành chính; Thứ hai, doanh số của các Công ty trong lĩnh vực hóa dầu và phân bón giảm mạnh hơn so với các Công ty sản xuất hóa chất chuyên dụng. Ví dụ doanh thu của hãng Exxon Mobil Chemical đã giảm 30,1% trong năm 2009, trong khi doanh thu của hãng Dupont Chemical chỉ giảm 14,6%; Thứ ba, nhiều Công ty vẫn cấp vốn cho các chƣơng trình nghiên cứu triển khai sản phẩm mới, vì họ nhận thức rằng các sản phẩm mới sẽ cho phép họ tăng thu nhập khi suy thoái kinh tế lùi xa dần.

1.2.2.4. Xu thế phát triển khoa học công nghệ

Phát triển công nghệ xanh. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, CNHC đang phát triển theo hƣớng hóa học xanh, hay còn gọi là hóa học bền vững. Rất nhiều nguyên tắc và vấn đề của hóa học xanh không chỉ là vấn đề của một quốc gia hay một khu vực mà đã trở thành vấn đề toàn cầu, liên quan đến sự biến đổi khí hậu, sử dụng năng lƣợng, quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nƣớc.

Hóa học xanh áp dụng những nguyên lý sản xuất thân thiện môi trƣờng, sử dụng tối ƣu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu hoặc loại bỏ sử dụng các chất nguy hiểm, độc hại trong thiết kế, sản xuất và sử dụng các sản phẩm hóa chất. Sau đây là một số ví dụ cụ thể của các nhóm sản phẩm theo xu hƣớng này.

Do trình độ KHCN trong ngành CNHC thế giới đã đạt đến mức cao, năng suất lao động tăng nên sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, nhất là trong những năm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, buộc các Công ty sản xuất hóa chất phải nghĩ đến nhiều giải pháp nhƣ tăng cƣờng liên kết, giảm chi phí sản xuất, cắt giảm nhân công, giảm sản lƣợng thậm chí đóng cửa nhà máy.

Trong những năm qua tình hình phát triển quá nóng về công suất nên ngƣời ta lo ngại các hóa chất hàng hóa sẽ chịu ảnh hƣởng của tình trạng dƣ thừa công suất ngay cả khi kinh tế thế giới phục hồi.

Dịch chuyển những cơ sở sản xuất gây nhiều độc hại đến các nƣớc đang phát triển

Đặc điểm của sản xuất hóa chất nói chung là quá trình sản xuất thải ra nhiều chất thải dạng khí, dạng lỏng và dạng rắn có chứa hóa chất hoặc tạp chất có hại cho môi trƣờng và sức khỏe. Hiện nhiều nhà máy sản xuất amoniac và axít Nitric hoạt động tại 27 nƣớc EU có mức phát thải quá quy định. Trƣớc những tác động của sơ đồ giao dịch phát thải châu Âu (ETC), sản lƣợng phân bón châu Âu sẽ phải bị cắt giảm, một số nhà máy sản xuất phân bón sẽ phải di chuyển sang các nƣớc hoặc những khu vực không có quy định tƣơng tự về phát thải, đặc biệt là Đông Âu và Trung Á.

Yếu tố này có ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh hóa chất về chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hóa chất trên thị trƣờng đồng thời những công nghệ sản xuất cũ sẽ làm giảm hiệu quả, tăng chi phí sản xuất, tăng chi phí khắc phục ô nhiễm môi trƣờng.

1.2.3.5. Chính sách và bộ máy quản lý nhà nước

Bất kỳ chính sách nào của nhà nƣớc đề mang tính chính trị, có nghĩa là căn cứ vào đƣờng lối chính trị và tƣ tƣởng lãnh đạo của Đảng cầm quyền phục vụ tƣ tƣởng đó. Chính sách đƣa ra cần phải hƣớng vào các mục tiêu của nhà nƣớc nhƣ: (i) Mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; (ii) Xây dựng nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN; (iii) Tiến hành thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Tạo ra những động lực phát triển khác nhau, trong đó chủ yếu phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ, tận dụng ngoại lực, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá các mối quan hệ nƣớc ngoài; (iv) Đảm bảo hài hoà giữa phát triển

kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, đảm bảo tăng trƣởng kinh tế nhanh ổn định và bền vững, đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân.

Bộ máy quản lý hóa chất có ảnh hƣởng mang tính quyết đinh tới hoạt

động kinh doanh hóa chất. Nếu việc sắp xếp, tổ chức nhân sự chồng chéo, trùng lặp hoặc chƣa có sự phân công rõ ràng sẽ không đảm bảo đƣợc môi trƣờng và những yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh hóa chất đặc biệt là vấn đề liên thông phối hợp giữa các Bộ, ngành vì hóa chất là một lĩnh vực mang tính liên ngành.

1.2.3.5. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển kinh tế xã hội và của các ngành, lĩnh vực liên quan

Trên cơ sở các quy hoạch ngành, lĩnh vực: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch xây dựng vùng; Quy hoạch phát triển công nghiệp; Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp; Quy hoạch mạng lƣới bán buôn, bán lẻ tác động tới chính sách phát triển ngành hóa chất, quy hoạch có liên quan đến việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi, bên cạnh đó các chính sách của các địa phƣơng về phát triển kinh tế - xã hội cũng tác động tới các chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất.

Đối với ngành công nghiệp hóa chất, phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lƣợng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, công nghiệp quốc phòng. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lƣợng sạch và vật liệu mới. Từng bƣớc phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại việt nam (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)