Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế
Các quy định về việc quản lý tiền chất thuốc nổ cho sản xuất vật liệu nổ công nghiệp hiện nay còn chồng chéo
Tiền chất thuốc nổ là các hóa chất lƣỡng dụng vừa làm nguyên liệu phục vụ cho nhiều ngành sản xuất vừa là nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. Theo Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 về vật liệu nổ công nghiệp, có định nghĩa tiền chất thuốc nổ tại Khoản 3, Điều 3; quy định điều kiện tham gia hoạt động tiền chất thuốc nổ tại Điều 16 và một số quy định khác về Giấy phép, chế độ báo cáo….Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của Nghị định chỉ “quy định về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và quản lý nhà nƣớc về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.”. Không điều chỉnh đối với những hoạt động liên quan đến tiền chất thuốc nổ phục vụ cho các ngành, lĩnh vực khác nhƣ phân bón, hóa chất công nghiệp, hóa chất dùng trong thử nghiệm, thí nghiệm… cùng một chất đang phải chịu điều chỉnh của 2 hệ thống văn bản về vật liệu nổ công nghiệp và văn bản theo Luật Hóa chất. Vì vậy, không có sự thống nhất giữa các quy định và biện pháp quản lý đối với tiền chất thuốc nổ.
Công tác quy hoạch chưa được thực hiện đầy đủ
Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2025 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 150/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 (gọi tắt là Quy hoạch 150) mới chỉ quy hoạch cụ thể việc sản xuất nguyên liệu Nitrat amôn hàm lƣợng cao và một số nguyên liệu cho sản xuất phụ kiện nổ tại Z121, chƣa quy hoạch sản xuất, cung ứng các nguyên liệu khác nhƣ: các loại Tiền chất thuốc nổ (trừ Nitrat amôn), các thuốc nổ mạnh TNT, Hecxogen, TEN...
Bất cập về đối tượng và điều kiện kinh doanh tiền chất thuốc nổ
Ngày 30 tháng 6 năm 2011, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội khóa 12 đã ban hành Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này, việc kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công thƣơng, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng. Quy định của Pháp lệnh về sản xuất kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và hoá chất là tiền chất thuốc nổ đã bộc lộ ngay sự bất hợp lý, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, cụ thể là: Tại Điểm đ, Khoản 3; Điểm a, Điểm e, Khoản 4 Điều 25 của Pháp lệnh, sau cụm từ “vật liệu nổ công nghiệp” đã đƣợc bổ sung cụm từ “và tiền chất thuốc nổ” theo đó, chỉ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc đƣợc sản xuất, kinh doanh các hoá chất là tiền chất thuốc nổ; Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đƣợc trực tiếp sản xuất, kinh doanh các hoá chất này.
Với quy định nêu trên, sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, ngƣời lao động không có việc làm, các hợp đồng kinh tế với đối tác nƣớc ngoài bị phá vỡ, nợ, lãi ngân hàng không trả đƣợc, nguy cơ bị phá sản... Mặt khác, những quy định này trái với Luật doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại, Luật Hoá chất, không phù hợp với chủ trƣơng về đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc cũng nhƣ cam kết của Việt Nam đã ký với WTO và nhiều nƣớc trong quan hệ thƣơng mại. Cụ thể:
Hiệp định thương mại Việt Mỹ: Phụ lục D1 Lịch trình loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phối. Trong Phụ lục này Việt Nam cam kết loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh, nhập khẩu đối với sản phẩm nitrat (mã số 2834) sau 03 năm hiệp định có hiệu lực; loại bỏ hạn chế về quyền phân phối sau 05 năm. Tƣơng tự, đối với sản phẩm clorat, peclorat (mã số 2829).
Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam: Tại Điều 4 Mục II Dịch
vụ phân phân phối, Việt Nam cam kết “Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ đƣợc phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam”. Theo đó, ngày 21 tháng 5 năm 2007, Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng) đã Công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM, trong đó lộ trình thực hiện quyền phân phối đối với “Phân khoáng hoặc phân hoá học, có chứa nitơ” mã số 3102 là ngày 01 tháng 01 năm 2010 và các doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nhà đầu tƣ trong nƣớc để kinh doanh, phân phối “Phân khoáng hoặc phân hoá học, có chứa nitơ”.
Luật Đầu tư: Khoản 2 Điều 11 Luật Đầu tƣ số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 “Trƣờng hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hƣởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tƣ đã đƣợc hƣởng trƣớc khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tƣ đƣợc bảo đảm hƣởng các ƣu đãi nhƣ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc đƣợc giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây: a) Tiếp tục hƣởng các quyền lợi, ƣu đãi; b) Đƣợc trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; c) Đƣợc
điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; d) Đƣợc xem xét bồi thƣờng trong một số trƣờng hợp cần thiết.”.
Luật Hóa chất: Khoản 2, Điều 5 Luật Hóa chất quy định: “Kiểm soát
chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm”. Luật Hoá chất đƣợc áp dụng “đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Luật Hoá chất đã quy định cụ thể các điều kiện đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, hoá chất hạn chế kinh doanh, hoá chất cấm nhƣng không có điều khoản nào quy định loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh hoá chất phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc.
Tổng số hóa chất đƣợc liệt kê để quản lý theo Khoản 2, Điều 5 Luật Hóa chất là 1878 chất và nhóm hóa chất, trong đó bao gồm cả 07 tiền chất thuốc nổ (Hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh: 212; Hóa chất cấm: 12 nhóm; Hóa chất nguy hiểm gồm hóa chất độc: 366 chất và hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp: 1076 chất). Khi nhập khẩu tất cả các hóa chất nguy hiểm này đều phải khai báo để quản lý chặt chẽ đảm bảo theo quy định của Luật Hóa chất và các luật có liên quan. Tuy nhiên, việc quản lý đối với 1878 hóa chất và nhóm hóa chất này chỉ quy định về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, con ngƣời, không có quy định nào về đối tƣợng doanh nghiệp kinh doanh phải là 100% vốn nhà nƣớc. Nhƣ vậy, việc quy định riêng đối với 07 tiền chất thuốc nổ là không phù hợp với quy định của Luật Hóa chất;
Luật Thương mại: Khoản 1, Điều 5: “Trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà
luật nƣớc ngoài, tập quán thƣơng mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế đó”. Chi tiết Luật Thƣơng mại: Nitrat Amôn (NH4NO3) hàm lƣợng cao từ 98,5% trở lên thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh tại Phụ lục II, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thƣơng mại, theo đó cũng không quy định phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc (Điều 6 Nghị định này);
Đối tƣợng bị ảnh hƣởng: Các đơn vị trực tiếp sử dụng tiền chất thuốc nổ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; Các đơn vị kinh doanh, cung ứng tiền chất thuốc nổ cho ngành vật liệu nổ công nghiệp; Các đơn vị trực tiếp sử dụng tiền chất thuốc nổ để nghiên cứu, phân tích, thử nghiệm; để sản xuất phân bón, sản xuất công nghiệp.
Quy định nhƣ Điều 25 của Pháp lệnh thì chỉ có doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc mới đƣợc kinh doanh tiền chất thuốc nổ (hiện chỉ có 02 doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc), tạo sự độc quyền, làm hạn chế quyền kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, gây thiệt hại về kinh tế do các doanh nghiệp đã đầu tƣ lớn về cơ sở vật chất, con ngƣời.
Nguyên nhân
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thực hiện.
- Đối tƣợng và điều kiện kinh doanh tiền chất thuốc nổ chƣa đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng.
- Thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ trong việc phân cấp quản lý giữa Bộ Thiếu sự gắn kết, phối hợp giải quyết giữa các Bộ, ngành liên quan.
- Tiền chất thuốc nổ còn phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu: Các sản phẩm VLNCN phục vụ ngành dầu khí và tiền chất thuốc nổ trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc nên phải lệ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài đặc
biệt là Trung Quốc, làm giảm đi khá nhiều lợi thế cạnh tranh của ngành VLNCN nƣớc ta so với mặt bằng chung của khu vực, thậm chí là trên sân nhà đối với một số sản phẩm.
- Lực lƣợng tham gia hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ còn thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý chƣa chƣa đồng đều và chƣa đáp ứng yêu cầu.
- Công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mức.
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
TẠI VIỆT NAM