Tình hình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp – ngành chủ yếu sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại việt nam (Trang 61 - 64)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Thực trạng kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam

3.1.4. Tình hình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp – ngành chủ yếu sử

110.000 tấn/năm, số lƣợng này có sự biến động nhỏ giữa các năm tùy thuộc tình hình phát triển kinh doanh của các ngành công nghiệp, nông nghiệp có sử dụng tiền chất thuốc nổ.

- Trong 07 loại tiền chất thuốc nổ, nitrat amôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 95% tổng sản lƣợng do hóa chất này là thành phần chính trong thuốc nổ công nghiệp, phần nhỏ còn lại làm phân bón và nghiên cứu, thí nghiệm

- Số lƣợng nhập khẩu các hóa chất kali nitrat, kali clorat và natri nitrat tăng nhanh chủ yếu do nhu cầu sử dụng phân bón trong nƣớc tăng nhanh.

- Riêng natri clorat tăng đột biến do đây là hóa chất đƣợc sử dụng trong công nghệ sản xuất bột giấy. Năm 2010, Nhà máy Giấy An Hòa, Tuyên Quang chính thức đi vào hoạt động và nâng công suất dần đều nên nhập khẩu natri clorat cũng tăng và đến khi nhà máy đạt tối đa công suất thì nhu cầu nhập khẩu natri clorat khoảng 4.000 tấn/năm

3.1.4. Tình hình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp – ngành chủ yếu sử dụng tiền chất thuốc nổ tiền chất thuốc nổ

Vật liệu nổ công nghiệp bao gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ, là một trong số những đầu vào không thể thiếu của nhiều ngành kinh tế nhƣ khai thác mỏ, xây dựng công trình đƣờng giao thông, hầm xuyên núi, thủy lợi, ... Với quy mô sản xuất khá nhỏ, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân giá trị thấp chỉ chiếm khoảng 0,88†1,83% giá trị sản xuất công nghiệp nhƣng ngành sản xuất VLNCN đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội, góp phần hạn chế tối đa việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp qua biên giới, đồng thời chủ động tự sản xuất, tự cung ứng và sử dụng góp phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam.

Hiện nay cả nƣớc có 09 đơn vị đƣợc Chính phủ cho phép sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ với năng lực sản xuất đáp ứng khoảng 98% nhu cầu sử dụng trong nƣớc, gồm: Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam và các nhà máy thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.

Đối với thuốc nổ công nghiệp :

Tính đến cuối tháng 12 năm 2014, cả nƣớc có 30 dây chuyền sản xuất thuốc nổ với tổng công suất thiết kế và công suất thực tế lần lƣợt là gần 170 nghìn tấn/năm và gần 130.000 tấn/năm, gồm 24 dây chuyền tĩnh và 6 xe sản xuất thuốc nổ di động, tập trung chủ yếu ở miền Bắc chiếm tới 92,7% tổng công suất, tại miền Trung và miền Nam là chỉ có 5 dây chuyền tĩnh để sản xuất thuốc nổ ANFO, sofanit (AFST-15A), amonit phá đá (AĐ1) và nhũ tƣơng chịu nƣớc (NT14-WR), tƣơng đƣơng 7,3% tổng công suất.

Nhận xét : Tất cả các loại thuốc nổ trên trong thành phần đều sử dụng nitrat amôn làm nguyên liệu chính với tỷ lệ khác nhau. Một số thuốc nổ nhũ tƣơng có sử dụng thêm thành phần tiền chất natri nitrat

Đối với phụ kiện nổ công nghiệp

Cả nƣớc hiện có 12 dây chuyền sản xuất phụ kiện nổ công nghiệp tập trung toàn bộ ở miền Bắc. Mồi nổ có 3 dây chuyền với tổng công suất 1.850 tấn/năm ; Kíp nổ có 5 dây chuyền với tổng công suất 100 triệu kíp/năm; Dây cháy chậm có 1 dây chuyền với công suất 12 triệu m/năm ; Dây nổ có 3 dây chuyền với tổng công suất 15 triệu m/năm.

Hình 3.3 Tổng sản lƣợng kíp nổ công nghiệp tính đến tháng 12/2014

Nguồn: Bộ Công thương, 2014.

Phụ kiện nổ đóng vai trò là các dạng thuốc nổ có năng lƣợng cao dùng để làm mồi ban đầu cung cấp năng lƣợng truyền tới kích nổ khối thuốc nổ hoặc dùng để dẫn cháy hoặc điều khiển thời gian kích nổ các khối thuốc nổ khác nhau (vi sai). Trong thành phần có chứa tiền chất kali clorat hoặc kali nitrat.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)