Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
4.2.3. Công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật
- Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành thuộc các Bộ: Công Thƣơng, Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trƣờng ở tất cả các cấp với các doanh nghiệp hoạt động tiền chất thuốc nổ trong quản lý, đào tạo và huấn luyện nhân lực chuyên trách về kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trƣờng cho các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động tiền chất thuốc nổ.
- Thƣờng xuyên tổ chức các hội thảo nhằm phổ biến,cập nhật kịp thời cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến họat động hóa chất nói chung và tiền chất thuốc nổ nói riêng các văn bản Pháp luật mới nhất để biết mà tuân thủ, thực hiện;
- Tăng cƣờng công tác tập huấn về quản lý tiền chất thuốc nổ cho các địa phƣơng, đồng thời tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục để làm cho mọi ngƣời hiểu rõ những tác động tích cực, tiêu cực của hóa chất và các biện pháp phòng ngừa để các DN cũng nhƣ ngƣời sử dụng chấp hành tốt các qui định về an ninh, quốc phòng và an toàn hóa chất.
KẾT LUẬN
Quá trình học tập và nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam” cho phép rút ra một số kết luận sau:
1. Tiền chất thuốc nổ là loại hàng hóa đặc biệt có tính lƣỡng dụng vừa phục vụ cho mục đích sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất quốc phòng vừa phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Các tiền chất này một mặt vừa phải hạn chế để đảm bảo giữ gìn an ninh quốc phòng, trật tự xã hội và phòng chống cháy nổ mặt khác phải đảm bảo lƣu thông, thông thoáng để phát triển kinh tế. Do vậy, công tác quản lý hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ có vị trí quan trọng trong cơ quan quản lý nhà nƣớc đặc biệt là vấn đề phối hợp liên ngành.
2. Theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc quản lý hoạt động kinh doanh những tiền chất này rất chặt chẽ và đều do các cơ quan thuộc chính phù thực hiện. Mỗi quốc gia, khu vực tùy theo điều kiện cụ thể đều xây dựng danh mục tiền chất thuốc nổ tƣơng ứng kèm theo những quy định cụ thể.
3. Tại Việt Nam việc quản lý hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ đã đƣợc các cơ quan QLNN chú trọng bằng việc hoạch định, xây dựng chính sách quản lý hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ phù hợp với thực tiễn. Hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ đã cơ bản đáp ứng đƣợc những yêu cầu vừa đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu của nền kinh tế vừa đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự và phòng chống cháy nổ.
4. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ còn một số hạn chế cả về cơ chế quản lý cũng nhƣ các quy định của pháp luật. Vì vậy, để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam, cần thực hiện các giải pháp về quản lý nhằm khắc phục tình trạng
chồng chéo trong quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ, khắc phục những bất cập về đối tƣợng và điều kiện kinh doanh; các giải pháp về đầu tƣ nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nƣớc đối với tiền chất thuốc nổ; các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và tăng cƣờng công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc
nổ tại Việt Nam " với nhiều nội dung cần đƣợc nghiên cứu là một vấn đề có
tầm quan trọng nhất định cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
Với những nội dung đã đƣợc đề cập trong luận văn, tác giả hy vọng góp phần làm sáng rõ thêm vai trò của quản lý nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chính phủ, 2014. Nghị định 76/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Hà Nội.
2. Chính phủ, 2009. Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp. Hà Nội.
3. Chính phủ, 2009. Thông tư số 23/2009/TT-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp. Hà Nội.
4. Phạm Văn Dũng - Chủ nhiệm đề tài, 2009. Định hướng XHCN nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam. Đề tài cấp nhà nƣớc. Hà Nội: NXB Đại học
Quốc gia.
5. Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2012. Kinh tế chính trị đại cương. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
6. Phan Huy Đƣờng, 2010. Quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
7. Quốc hội, 2011. Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 06 năm
2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
8. Quốc hội, 2013. Pháp lệnh 07/2013/UBTVQH12 ngày 12 tháng 7 năm
2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
9. Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm đề tài, 2013. Xây dựng cơ sở dữ liệu nguyên liệu hóa chất để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp tại Việt Nam.
10.Ngô Văn Tùng, 2001. Lý thuyết cơ bản về sản xuất thuốc nổ công nghiệp. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật.
Tiếng Anh
11. AEMSC – Autralian explosives manufactures safety committee, 1999.
Code of Good Practice – Precursors for Explosives – Ed 1. Autralia.
12.Federal Register, 2007. Department of Homeland Security - 6 CFR Part 27 Appendix to Chemical Facility Anti-Terrorism Standards; Final Rule. America.
13.Guidelines on application for licences to deal in, manufacure, possess and/or store explosive precursors, 2003. Arms and Explosives Act.
Singapore.
14.James I. Rostberg, 2005. Common chemicals as precusors of improvised explosive devices: The challenges of defeating domestic terrorism
15.Regulation (EU) No 98/2013, of the European parliament and of the council of 15 January 2013 on the marketing and use of explosives precursors; Website 16.http://www.gso.gov.vn 17.http://www.moit.gov.vn 18.http://www.most.gov.vn 19.http://www.mpi.gov.vn