Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Thực trạng kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam
3.1.5. Yêu cầu đối với kinh doanh tiền chất thuốc nổ
Đối tƣợng kinh doanh tiền chất thuốc nổ: Là doanh nghiệp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận theo đề nghị của Bộ Công Thƣơng, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và giao Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh tiền chất thuốc nổ
Việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, mua bán tiền chất thuốc nổ phải đảm bảo các yêu cầu an ninh theo quy định quản lý vật liệu nổ công nghiệp và đảm bảo các yêu cầu an toàn theo quy định pháp luật về hoá chất nguy hiểm.
Tổ chức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán tiền chất thuốc nổ chỉ đƣợc thực hiện sau khi có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Miễn trừ việc cấp phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán tiền chất thuốc nổ phục vụ cho mục đích giảng dạy, nghiên cứu, thử nghiệm với khối lƣợng nhỏ hơn 05 (năm) kg/năm.
Quy định về sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ liên quan đến hoạt động hóa chất luôn đƣợc điều chỉnh, bổ sung. Tại Thông tƣ của Bộ Công thƣơng hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 76/2014 đƣợc quy định nhƣ sau:
Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật
Tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải đƣợc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo Thông tƣ số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Địa điểm kho chứa, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ tiền chất thuốc nổ phải đảm bảo chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ sinh môi trƣờng và không nằm trong khu vực, địa điểm mà pháp luật cấm kinh doanh. Có giấy tờ chứng minh chủ sở hữu hoặc hợp đồng thuê hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc giao địa điểm kho chứa, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ tiền chất thuốc nổ.
Kho chứa hoặc bến cảng hoặc nơi tiếp nhận, bốc dỡ tiền chất thuốc nổ của tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải có bản vẽ thiết kế xây dựng, có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ, hệ thống chống sét và phải đƣợc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Công an về việc hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Trong khu vực có chứa tiền chất thuốc nổ, cấm hút thuốc lá, đốt lửa, dùng ngọn lửa trần, cấm mang theo diêm, bật lửa, súng đạn và các vật phát ra tia lửa do ma sát; Phải có nội quy an toàn, biển báo, ký hiệu cảnh báo nguy hiểm;
Đèn chiếu sáng trong kho chứa tiền chất thuốc nổ phải thuộc loại phòng nổ. Các loại đèn chiếu sáng cố định phải đƣợc lắp sao cho bề mặt nóng của đèn không tiếp xúc với tiền chất thuốc nổ, các mảnh nóng không rơi vào tiền chất thuốc nổ trong kho khi đèn bị vỡ;
Kho phải khô ráo, không thấm, dột, phải đƣợc kiểm tra định kỳ hàng năm về an toàn và biện pháp đảm bảo an toàn trƣớc mùa khô, mùa mƣa bão. Không đƣợc để tiền chất thuốc nổ trong điều kiện ngoài trời.
Yêu cầu về đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tƣợng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn TCVN 5507:2002 và các quy chuẩn hiện hành. Cụ thể:
- Kho bảo quản tiền chất thuốc nổ phải đặt cách xa đƣờng điện cao áp trên không ít nhất 30m, theo chiều thẳng đứng tính từ điểm bất kỳ của nhà kho. Trƣờng hợp đặc biệt không thể thỏa mãn điều kiện trên, phải có biện pháp che chắn chống cảm ứng, tránh đƣờng điện cháy, đứt rơi vào kho và phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đƣờng cáp cao áp đi ngầm trong khu vực kho phải theo quy định tại Phụ lục I của QCVN 02:2008/BCT và quy định hiện hành về hành lang an toàn lƣới điện cao áp;
- Dọn sạch cây cỏ, chất dễ cháy trong khoảng rộng không nhỏ hơn 5m xung quanh nhà kho;
- Không để tiền chất thuốc nổ trong điều kiện ngoài trời; không để tiền chất thuốc nổ sát với vật liệu dễ cháy, hóa chất có tính khử và hóa chất, vật liệu có khả năng sinh nhiệt khi hút ẩm;
- Công cụ, thiết bị chứa đựng, lƣu giữ tiền chất thuốc nổ phải đảm bảo không bị rò rỉ, thấm nƣớc, phải đƣợc làm sạch, khô ráo trƣớc khi chứa tiền chất thuốc nổ.
Riêng nitrat amôn hàm lƣợng >98,5% phải đáp ứng thêm quy định về cơ sở vật chất, kho tàng tại QCVN 03:2012, QCVN 02:2008/BCT và các quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan theo mục đích sử dụng.
Yêu cầu về đảm bảo an toàn
Thứ nhất, Tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải đảm bảo các yêu
cầu an toàn theo quy định pháp luật về hoá chất nguy hiểm theo TCVN 5507:2002 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đối với từng loại tiền chất thuốc nổ. Riêng nitrat amôn hàm lƣợng > 98,5% phải đáp ứng thêm quy định tại QCVN 03:2012, QCVN 02:2008/BCT và các quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan theo mục đích sử dụng.
Thứ hai, Phải có Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt đối với tất cả
các tiền chất thuốc nổ do tổ chức kinh doanh và phải lƣu tại nơi có chứa tiền chất thuốc nổ.
Thứ ba, Phải có Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu
phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực tồn trữ, bảo quản tiền chất thuốc nổ. Trƣờng hợp tiền chất thuốc nổ có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trƣng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.
Thứ tư, Có Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất hoặc Biện
pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định tại Thông tƣ số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
Yêu cầu về nhân lực
Ngƣời trực tiếp quản lý, điều hành và công nhân, ngƣời phục vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, Có giấy tờ chứng nhận nhân thân hợp lệ và không bị cấm tham
gia hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 76/2014/NĐ-CP, Điều 7 Luật Hóa chất, Điều 3 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các quy định khác về lao động;
Hai là, Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy
định pháp luật lao động hiện hành;
Ba là, Có trình độ chuyên môn tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao,
phải đƣợc đào tạo, huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận về kỹ thuật an toàn hóa chất theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.