Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Trong đề tài này, tác giả sử dụng cả hai phƣơng pháp gồm phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phƣơng pháp phân tích dữ liệu thứ cấp để làm cơ sở khoa học.

2.1.1. Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp.

Tác giả sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu dƣới đây để làm căn cứ khoa học cho luận văn của mình gồm:

* Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,… mà tác giả học tập và tìm hiểu đƣợc từ giáo trình, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo,…

* Các số liệu, tài liệu đƣợc tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học,…đã đƣợc công bố rộng rãi trên các phƣơng tiện chính thức.

* Số liệu thống kê đƣợc thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê, Tổng cục thống kê,…

* Số liệu thống kê thu thập đƣợc từ các bộ phận, phòng ban trong Chi cục thuế huyện Hoài Đức phục vụ công tác báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm,…

* Tài liệu lƣu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách,… thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội.

* Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet,… mang tính đại chúng cũng đƣợc thu thập và đƣợc xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học

2.1.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

* Phƣơng pháp kế thừa: đề tài này có kế thừa từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc nhƣ các đề tài nghiên cứu, các bài báo, các luận án, luận văn, các bài giảng của các chuyên gia,…

* Phƣơng pháp khảo cứu tƣ liệu: Từ các tài liệu, các báo cáo, quy trình, quy định của đơn vị để thu thập các thông tin của đơn vị nhƣ đặc điểm, cơ cấu tổ chức, số lƣợng phòng ban, trình độ lao động, độ tuổi…

* Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Thông qua việc lồng ghép các câu hỏi trong các cuộc gặp, cuộc trao đổi với các lãnh đạo các cấp thuộc quận, phƣờng, xin ý kiến chuyên gia từ giảng viên hƣớng dẫn và các giảng viên trƣờng Đại học Kinh Tế để thu thập ý kiến tƣ vấn đối với các nhận định, giải pháp.

* Phƣơng pháp khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập đƣợc những thông tin cần thiết, nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBCC cấp phƣờng thuộc quận Nam Từ Liêm - thành phố Hà Nội.

2.1.3. Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp

Nghiên cứu đƣợc khảo sát bằng phiếu khảo bằng bảng câu hỏi với câu trả lời theo dạng trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn (câu hỏi mở) để thu thập ý kiến của nhân dân tại các phƣờng thuộc quận Nam Từ Liêm - Hà Nội. Bởi vì lấy ý kiến quần chúng nhân dân sẽ thu đƣợc các kết quả khách quan, phục vụ cho việc đánh giá các CBCC cấp phƣờng tại quận Nam Từ Liêm đƣợc chính xác hơn.

Phiếu khảo sát có 8 câu hỏi, gồm cả câu hỏi mở và câu hỏi đóng tác giả xây dựng để lấy ý kiến của nhân dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội về năng lực, phẩm chất của CBCC cấp phƣờng của quận và giải pháp để nâng cao chất lƣợng của độ ngũ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)