CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Kiến nghị một số điều kiện
4.3.3. Kiến nghị với Trung ƣơng
Tác giả xin kiến nghị với Trung ƣơng nhằm hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc:
Nhà nƣớc cần xây dựng chế độ lƣơng thƣởng, phụ cấp phù hợp, thống nhất đối với CBCC khối Đảng, đoàn thể và CBCC khối cơ quan nhà nƣớc. Có chế độ phụ cấp và chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có nhiều khó khăn và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tiến hành thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng, xã nhƣ thu hút, đãi ngộ nhân tài; khuyến khích đào tạo, bồi dƣỡng; thu hút, bố trí, sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại phƣờng xã... Qua đây, động viên sự nhiệt tình công tác, gắn bó với địa phƣơng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng xã, ngăn chặn những tiêu cực của cán bộ, công chức và thực hiện công bằng xã hội.
KẾT LUẬN
Đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc - các CBCC chính quyền cấp phƣờng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, trong việc phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cƣ; trong việc đảm bảo kỹ cƣơng, và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc.
Nhƣng thực trạng của CBCC chính quyền cấp phƣờng ở cả nƣớc nói chung và của quận Nam Từ Liêm nói riêng hiện nay là chƣa ngang tầm với đòi hỏi: Thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng, bất cập về cơ cấu và độ tuổi, một số cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống dẫn đến năng lực quản lý nhà nƣớc của CBCC chính quyền cấp phƣờng là yếu kém. Trƣớc yêu cầu của giai đoạn hội nhập, của công cuộc phát triển đất nƣớc thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc cho cán bộ CBCC chính quyền cấp phƣờng.
Mặc dù, chính quyền các phƣờng thuộc quận Nam Từ Liêm - thành phố Hà Nội đã có các chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp phƣờng nhƣng trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Qua phân tích ở trên ta có thể thấy những mặt tích cực và những mặt hạn chế của đội ngũ CBCC và công tác phát triển đội ngũ CBCC cấp phƣờng của quận Nam Từ Liêm. Thông qua đó, tác giả đề ra một số giải pháp và kiến nghị với chính quyền các cấp nhằm phát triển đội ngũ CBCC cấp phƣờng tại quận Nam Từ Liêm, gồm 6 giải pháp: Giải pháp về quy hoạch, giải pháp về tuyển dụng, giải pháp về sử dụng, giải pháp về đào tạo, giải pháp về đánh giá, giải pháp về đãi ngộ và 3 kiến nghị:
Kiến nghị với chính quyền các phƣờng và chính quyền quận Nam Từ Liêm, kiến nghị với chính quyền Thành phố Hà Nội và kiến nghị với Trung ƣơng.
Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc, nếu các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ CBCC cấp phƣờng đƣợc triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng các cán bộ công chức và thu hút nhân tài cho các phƣờng và góp phần thực hiện phƣơng hƣớng nhiệm vụ trong tƣơng lai của của các phƣờng tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cao Khoa Bảng, 2008. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (Qua kinh nghiệm của Hà Nội). Hà
Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. C.Mác và Ph.Ăng ghen, 1995. C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật.
3. Nguyễn Trọng Điều, 2007. Về chế độ công vụ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
4. Hồ Chí Minh, 1995. Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 5. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
5. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phƣơng, 2005. Cơ sở lí luận và thực
tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia.
6. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), 2001. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước.Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia.
7. V.I.Lê nin, 1978. Lê nin toàn tập, tập 44. Hà Nội: Nhà xuất bản Tiến bộ.
Tiếng Anh
8. Great Britain, 1996. Development and Training for Civil Servants: A
Framework for Action (Command Paper). UK: Stationery Office Books.
9. Karl Marx & Friedrich Engles, 2014. The Communist Manifesto. New edition. New York: International Publishers Co.
10. Nguyễn Khánh Bật, 2011. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tìm kiếm và trọng dụng nhân tài khoa học.
http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=189&si tepageid=425#sthash.a4X8PGtQ.dpbs [ngày truy cập: 20 tháng 11 năm 2015]
11. Trần Văn Khánh, Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ sau tuyển dụng ở một số nước trên Thế giới và gợi ý vận dụng cho
Việt Nam. http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/1139/language
/vi/ Kinh-nghi-m-dao-t-o-b-i-d-ng-cong-ch-c-vien-ch-c-tr-sau-tuy-n-d-ng-m-t- s-n-c-tren-Th-gi-i-va-g-i-y-v.aspx [ngày truy cập: 21 tháng 11 năm 2015
Tài liệu khác
12. Ban chấp hành trung ương Đảng, 2002. Nghị quyết của hội nghị lần
thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về Đổi mới và nâng cao
chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Số: 17/NQ-TW,
ngày 18 tháng 03 năm 2002.
13. Chính phủ, 2010. Nghị định Quy định những người là công chức. Số: 06/2010/NĐ-CP, ngày 25 tháng 01 năm 2010, hiệu lực ngày 15 tháng 03 năm 2010.
14. Bộ Nội Vụ, 2011. Thông tư Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những
người là công chức. Số 08/2011/TT-BNV, ngày 02 tháng 06 năm 2011, hiệu
lực ngày 20 tháng 07 năm 2011.
15. Quốc hội, 2008. Luật Cán bộ Công chức. Số: 22/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008, hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2010.
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT
Kính gửi các Ông/Bà!
Tôi là học viên cao học ngành Quản lí Kinh tế thuộc trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để có thêm dữ liệu, thông tin tin cậy và chính xác từ phía Ông/Bà nhằm thực hiện đề tài “Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc tại quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội” mà tôi đang thực hiện, xin
Ông/Bà vui lòng dành chút thời gian hoàn thành phiếu khảo sát dƣới đây. Những thông tin mà Ông/Bà đóng góp rất quan trọng, giúp tôi đƣa ra những nhận xét chính xác và đáng tin cậy nhất, góp phần vào sự thành công trong công trình nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu và đánh giá do Ông/Bà cung cấp chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi một nghiên cứu khoa học của một đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, hoàn toàn không có mục đích nào khác.
Kính mong sự giúp đỡ của Ông/Bà.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ông/Bà vui lòng khoanh tròn vào những phƣơng án mà Ông/Bà thấy nhất trí, phù hợp với ý kiến của mình.
Câu 1: Theo Ông/Bà, hiện nay hoạt động của chính quyền ở địa phƣơng Ông /Bà có những vƣớng mắc nào sau đây?
1. Trình độ, năng lực của cán bộ phƣờng còn hạn chế.
2. Điều kiện làm việc của chính quyền phƣờng còn thiếu thốn.
3. Cách thức tổ chức và điều hành của chính quyền phƣờng còn thiếu thống nhất, chƣa hợp lý.
4. Một số cán bộ hoạt động chƣa tích cực, chƣa sâu sát quần chúng. 5. Có nhiều vụ việc chƣa đƣợc xử lý.
6. Có một số vụ việc xử lý sai hoặc chƣa thoả đáng. 7. Ý kiến khác.
Câu 2: Theo Ông/Bà, vì sao có những vƣớng mắc nói trên?
1. Nhiều quy định, điều lệ chƣa rõ ràng, nhiều điểm còn thiếu hoặc khó thực hiện.
2. Quan hệ phối hợp giữa chính quyền và đoàn thể chƣa chặt chẽ. 3. Đội ngũ cán bộ phƣờng chƣa đƣợc đào tạo phù hợp với yêu cầu. 4. Thiếu thông tin, phƣơng tiện và điều kiện làm việc.
5. Thiếu sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên. 6. Thiếu sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. 7. Ý kiến khác.
Câu 3: Theo Ông/Bà, những nhiệm vụ nào sau đây là quan trọng đối với chính quyền cấp phƣờng (đánh thứ tự ƣu tiên 1, 2, 3... theo tầm quan trọng)?
1. Tiếp xúc, lắng nghe ý kiến quần chúng.
2. Thuyết phục nhân dân chấp hành chính sách, pháp luật.
3. Giải thích, hƣớng dẫn chủ trƣơng, chính sách, pháp luật cho nhân dân.
4. Quản lý đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn.
5. Giải quyết những vƣớng mắc, tranh chấp trong phạm vi thẩm quyền. 6. Động viên, khuyến khích những việc làm tích cực.
7. Xử lý các vi phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền.
Câu 4: Theo Ông/Bà , trong các nhiệm vụ trên nhiệm vụ nào là khó thực hiện nhất, vì sao?
……… ……… ………
Câu 5: Theo Ông/Bà, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, ngƣời cán bộ phƣờng cần có những điều kiện nào sau đây?
1. Có trình độ học vấn cao.
2. Có kiến thức cơ bản về quản lý.
3. Đƣợc học về cách tiến hành xử lý công việc và ứng xử với dân. 4. Có hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực công tác.
5. Thƣờng xuyên đƣợc phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính quyền các cấp.
6. Ý kiến khác.
Câu 6: Ông/Bà đánh giá tình hình hoạt động của cán bộ phƣờng ở địa phƣơng Ông/Bà hiện nay nhƣ thế nào? (chỉ chọn một phƣơng án)
1. Nói chung là tốt.
2. Có một số hạn chế nhƣng có thể khắc phục đƣợc.
3. Có một số mặt hoạt động tốt nhƣng còn nhiều biểu hiện lệch lạc cần chấn chỉnh.
4. Chƣa tốt lắm, còn nhiều hạn chế khó khắc phục. 5. Hoạt động kém hiệu quả, cần có sự thay đổi.
Câu 7: Theo Ông/Bà, cần làm gì để nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức phƣờng?
1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ. 2. Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ.
3. Tạo điều kiện cho cán bộ đi học để có bằng cấp cao hơn. 4. Cần bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ.
5. Cần bổ sung một số cán bộ có trình độ học vấn và hiểu biết cao. 6. Cần bổ sung một số cán bộ có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. 7. Cần bổ sung một số cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt.
Câu 8: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đôi nét về bản thân.
1. Tuổi: 2. Giới tính:
3. Trình độ học vấn: 4. Nghề nghiệp: