Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh về xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần nhân lực Thuận Thảo (Trang 26 - 28)

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá, xem xét và xếp loại doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động. Bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Số hợp đồng xuất khẩu lao động đƣợc ký kết hàng năm: Hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp sẽ đƣợc thể hiện qua số hợp đồng mà doanh nghiệp có đƣợc qua hàng năm. Chỉ tiêu này giúp đánh giá đƣợc 1 năm hay các năm doanh nghiệp cho xuất khẩu bao nhiêu lao động ra nƣớc ngồi làm việc, từ đó thấy đƣợc hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đó.

- Thị phần của doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại nƣớc tiếp nhận lao động. Mỗi doanh nghiệp có thị phần riêng ở nƣớc tiếp nhận lao động và các doanh nghiệp đang cố gắng khai thác thị trƣờng nhập khẩu lao động nhằm làm tăng thị phần của họ tại nƣớc đang xuất khẩu lao động. Muốn mở rộng thị phần tại các thị trƣờng sẵn có thì phía nƣớc xuất khẩu lao động phải giữa chữ tín cung cấp lao động đủ về số lƣợng, chất lƣợng đúng theo yêu cầu đồng thời khai thác tốt một số lợi thế cạnh tranh của lao động nƣớc đó với các nƣớc khác nhƣ về giá rẻ,… Khi đã tạo đƣợc lịng tin tại thị trƣờng đó thì việc mở rộng thị trƣờng sẽ dễ dàng hơn.

Tiêu chí giúp đánh giá tầm ảnh hƣởng của doanh nghiệp là nhƣ thế nào tại các nƣớc đó (lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp,…).

- Tỷ lệ lao động đƣợc xuất khẩu đã qua đào tạo. Đào tạo giáo dục cho ngƣời lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Nội dung đào tạo bao gồm: Ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nƣớc nhận lao động; dạy nghề; truyền thống văn hóa dân tộc; kỷ luật lao động; cách thức ứng xử trong lao động và đời sống;…

Tỷ lệ lao động đƣợc xuất khẩu đã qua đào tạo càng lớn thì sẽ đảm bảo đƣợc uy tín của đội ngũ lao động của nƣớc xuất khẩu trên thị trƣờng lao động quốc tế. Nâng cao đƣợc chất lƣợng nguồn lao động, qua đó đánh giá đƣợc doanh nghiệp có trách nhiệm với cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp hay không.

- Số tổ chức quản lý lao động xuất khẩu ở nƣớc ngoài và khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh. Tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác, đồng thời tìm

kiếm các đối tác mới tại thị trƣờng đó thơng qua mối quan hệ đó. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thƣờng có cơ quan quản lý lao động ở nƣớc ngoài một phần để quản lý số lao động đang làm việc ở nƣớc ngồi, một phần đây cũng là bộ phận tìm kiếm thơng tin về thị trƣờng mới.

Khi đƣa lao động sang đất nƣớc tiếp nhận, việc nảy sinh các vấn đề mong muốn hoặc không nhƣ dự kiến tất yếu sẽ xảy ra. Với khoảng cách địa lý xa và bất đồng về văn hóa, việc quản lý nguồn lao động về lâu dài và khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh đó là rất khó khăn. Vì vậy, tiêu chí này có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng quản lý, quy mô và mức độ tin cậy của doanh nghiệp tại các nƣớc tiếp nhận nguồn lao động từ doanh nghiệp.

- Chấp hành các qui định về xuất khẩu lao động tại nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu lao động. Hệ thống luật pháp của các nƣớc ảnh hƣởng đến việc xuất khẩu lao động thông qua các quy định về việc cho phép hay không cho phép, khuyến khích hay khơng khuyến khích lao động ra nƣớc ngồi làm việc. Trên cơ sở đó, các nƣớc có những quy định nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động nhƣ thủ tục về xuất khẩu lao động, về quản lý số lao động trong thời hạn nhập cƣ ở nƣớc ngoài, về vấn đề chuyển thu nhập về nƣớc,... Có thể có những qui định khác nhau ở các nƣớc mà các doanh nghiệp phải hiểu biết tuân thủ để đƣa nguồn lao động sang một cách hợp lệ.

Tiêu chí này giúp đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hợp pháp và theo các nguyên tắc hay không. Nếu chỉ thực hiện đúng về phía nƣớc nhập khẩu mà không đúng đối với nƣớc xuất khẩu (và ngƣợc lại), hoặc không chấp hành theo những qui định của các nƣớc, doanh nghiệp tất nhiên sẽ bị ảnh hƣởng lớn về uy tín và chất lƣợng.

- Doanh thu từ xuất khẩu lao động: Phản ánh quy mô và giá trị lao động đƣợc đƣa ra nƣớc ngoài làm việc. Chỉ tiêu này đƣợc tính trên cơ sở số lao động đƣợc đƣa ra nƣớc ngồi làm việc hàng năm và chi phí dịch vụ cho mỗi ngƣời lao động cung ứng.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động lớn hay nhỏ, phát triển hay không phụ thuộc vào nguồn doanh thu từ các nguồn lao động làm việc ở nƣớc ngoài. Dựa vào

doanh thu của doanh nghiệp, có thể đánh giá trực tiếp chất lƣợng và quy mô hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp đó.

- Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu lao động: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả lao động thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu lao động của một doanh nghiệp cụ thể; nó đƣợc đo bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí cần thiết cho việc xuất khẩu lao động.

- Hiệu quả kinh tế xã hội trong xuất khẩu lao động: chỉ tiêu này phản ánh đóng góp của doanh nghiệp vào việc giải quyết việc làm và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động. Chỉ tiêu này đo bằng số lao động đƣợc đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài, hoặc số lao động đƣợc đào tạo nghề do đi làm việc ở nƣớc ngồi. Đặc biệt, đóng góp của hoạt động xuất khẩu lao động vào phát triển kinh tế xã hội còn thể hiện ở việc các lao động chuyển ngoại tệ về nƣớc, hoặc sau khi hết hợp đồng trở về, họ là những ngƣời có thể tham gia vào lực lƣợng lao động có trình độ tay nghề cao.

1.6 Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh về xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần nhân lực Thuận Thảo (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)