Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần nhân lực Thuận Thảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh về xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần nhân lực Thuận Thảo (Trang 45)

3.2.1. Cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lao động

Sự cạnh tranh giữa các nƣớc xuất khẩu lao động diễn ra gay gắt. Theo số liệu của ILO, trong hơp thập kỷ qua ƣớc tính lao động thế giới tăng 1,7%/năm ( tƣơng đƣơng với 461 triệu ngƣời) và phần lớn là ở các nƣớc kém phát triển. Trong khi đó, tốc độ tăng việc làm trên thế giới lại có xu hƣớng giảm. Điều này có nghĩa là lực lƣợng lao động thế giới đang tăng nhanh hơn số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra hàng năm. Do vậy, áp lực về lao động và việc làm trên thế giới sẽ tiếp tục căng thẳng trong những năm tới dẫn đến nhiều nƣớc sẽ phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Nhƣ vậy, sự cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu lao động thế giới sẽ sàng trở nên quyết liệt.

Sự phát triển nhanh chóng của trình độ khoa học - cơng nghệ quốc tế đã làm thay đổi bộ mặt của nền sản xuất, nhu cầu sử dụng lao động giảm và yêu cầu chất lƣơng lao động cao. Các nƣớc xuất khẩu lao động cạnh tranh về giá lao động xuất khẩu, về chất lƣợng lao động xuất khẩu.

Theo ơng Tống Hải Nam - Phó Cục trƣởng Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc (Bộ LĐTBXH), giai đoạn từ năm 2010 - 2015, tổng số lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài đạt gần 450.000 ngƣời. Riêng trong năm 2014, cả nƣớc có 106.000 ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài, vƣợt 22,8% so kế hoạch đƣợc giao. 6 tháng đầu năm 2015, các DN đƣa đƣợc hơn 56.000 ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài, bằng 102% so với cùng kỳ 2014 và đạt 59% so với kế hoạch năm.

Theo Cục Quản lý lao động ngồi nƣớc, hiện có 231 doanh nghiệp đƣợc cấp phép hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngồi. Trong đó, có 17 doanh nghiệp nhà nƣớc, 166 công ty cổ phần và 48 công ty trách nhiệm hữu hạn. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhƣ:

- Công ty TNHH một thành viên cung ứng nhân lực quốc tế và thƣơng mại (SONA) đƣợc thành lập năm 1990, là doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, SONA đã đƣa đƣợc hơn 50.000 lao động đi làm việc ở trên 20 nƣớc và vùng lãnh thổ nƣớc ngồi.

- Cơng ty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD - LOD Corp (trƣớc đây là Cổ phần Hợp tác lao động nƣớc ngoài - LOD) ra đời năm 1992 trong bối cảnh tiếp nhận lại Công ty xuất khẩu thuyền viên thuộc Tổng công ty tƣ vấn đầu tƣ và dịch vụ hợp tác quốc tế GTVT - Bƣu điện. Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã đƣa đƣợc hơn 40.000 lao động sang làm việc tại các nƣớc, hàng năm mang về cho đất nƣớc khoảng 35 triệu USD.

- Công ty Cổ phần Cung ứng Lao động Dịch vụ Xây dựng Thủy Lợi (HYCOLASEC) có chức năng hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc tại nƣớc ngoài theo Giấy phép số 357/LĐTBXH-GP ngày 02 tháng 08 năm 2013.

Theo bảng xếp hạng các doanh nghiệp tuyển dụng đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài do Hiệp hội Xuất khẩu lao động (VAMAS) đƣa ra thì cơng ty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD đƣợc đánh giá a, thuộc nhóm xuất sắc (xếp hạng A1), tiếp đó là cơng ty TNHH một thành viên cung ứng nhân lực quốc tế và thƣơng mại (SONA) và công ty Cổ phần nhân lực Thuận Thảo (THUAN THAO JSC) đƣợc xếp vào hạng A2, công ty Cổ phần Cung ứng Lao động Dịch vụ Xây dựng Thủy Lợi ( HYCOLASEC) nằm trong bảng xếp hạng B1.

Việt Nam đang là nƣớc cung ứng lao động lớn thứ hai vào Đài Loan (Trung Quốc), số lƣợng lao động gia tăng mạnh trong năm năm trở lại đây, hiện có khoảng 160 nghìn ngƣời làm việc tại Đài Loan. Riêng thị trƣờng này, đã có 75 doanh nghiệp tham gia đƣa lao động đi làm việc.

Tại Trung Đơng, Ả-rập Xê-út là thị trƣờng lao động lớn, có nhu cầu tiếp nhận hàng trăm nghìn lao động nƣớc ngoài mỗi năm, đƣợc coi là một trong những thị trƣờng “dễ tính” trong việc tiếp nhận lao động. Hiện có 50 doanh nghiệp Việt Nam đƣa lao động sang làm việc tại thị trƣờng này chủ yếu trong các ngành nghề xây dựng, nhà máy, cơ khí, vận tải và giúp việc gia đình, với số lƣợng gần 18.000 ngƣời.

Hiện nay Nhật Bản đƣợc coi là thị trƣờng tiềm năng. Vừa qua, trong khn khổ "Chƣơng trình phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh nƣớc ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản, Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc đã giới thiệu 173 doanh nghiệp phái cử uy tín, đủ điều kiện để tham gia chƣơng trình. Việt Nam hiện là nƣớc thứ hai sau Trung Quốc về số lƣợng thực tập sinh đƣợc nhập cảnh tiếp nhận hằng năm vào Nhật Bản. Ƣớc tính có khoảng hơn 40 nghìn thực tập sinh Việt Nam đang thực tập nâng cao tay nghề tại Nhật Bản.

3.2.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Việc lập ma trận hình ảnh cạnh tranh đƣợc tác giả xây dựng thông qua việc thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thơng tin thứ cấp để đánh giá các yếu tố: quy mô doanh nghiệp, các đơn hàng xuất khẩu, năng lực, trình độ quản lý, tỷ suất doanh thu/chi phí, lao động và đào tạo của Thuan Thao JSC và các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trƣờng nhƣ: LOD, SONA, HYCOLASEC… Các yếu tố của các doanh nghiệp trên sẽ đƣợc tác giả cho điểm theo mức độ năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp so sánh với 3 doanh nghiệp còn lại ( Các mức điểm nhƣ sau: 4 là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt, 3 là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh khá, 2 là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trung bình và 1 là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu)

■ Quy mô doanh nghiệp:

- Về vốn: Công ty Công ty SONA ( với số vốn là 109.772.504.466 VNĐ) có lợi thế hơn hẳn về số vốn so với LOD (với số vốn là 40.937.910.000 VNĐ) nên tác giả để SONA đƣợc 4 điểm và LOD đƣợc 3 điểm. Tiếp sau là Thuan Thao JSC với số vốn 10.560.000 VNĐ và HYCOLASEC với số vốn 11.250.000 VNĐ, cùng đạt 2 điểm.

- Về số lao động: LOD có số nhân viên là trên 150 ngƣời, đƣợc 4 điểm. SONA có số nhân viên là 100 ngƣời và Thuan Thao có số nhân viên 86 ngƣời, cùng đƣợc 3 điểm. Sau cùng là HYCOLASEC có số nhân viên là trên 50 ngƣời, đƣợc 2 điểm.

■ Đơn hàng:

- Chất lƣợng: Hiện nay, LOD đƣợc đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu lao động và phát triển nguồn nhân lực. LOD đã khẳng định đƣợc vị thế và thƣơng hiệu của mình với những đơn hàng ổn định đi Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Ả rập, Aqua… theo từng tháng. Vì vậy, tác giả đánh giá LOD đứng đầu, đƣợc 4 điểm. Tiếp theo là SONA và Thuan Thao JSC với 3 điểm. Sau cùng là HYCOLASEC với 2 điểm.

- Số lƣợng: LOD dẫn đầu với số lƣợng đơn hàng nhiều và ổn định theo từng tháng/năm, đây chính là yếu tố quan trọng khiến cho LOD chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng nội địa. Vì vậy lợi thế cạnh tranh cho LOD lớn nhất, đƣợc 4 điểm. Sau đó là Thuan Thao JSC với lƣợng đơn hàng ổn định hàng tháng đi Nhật Bản và Đài Loan nên đƣợc 3 điểm , SANO và HYCOLASEC đƣợc 2 điểm.

■ Năng lực, trình độ quản lý:

LOD và SONA là những doanh nghiệp đƣợc thành lập hơn 20 năm, nên có lực lƣợng nịng cốt kinh nghiệm phong phú, hơn 80% nhân viên là đại học và trên đại học, tác giả đánh giá hai doanh nghiệp này đƣợc 4 điểm. Tuy Thuan Thao JSC và HYCOLASEC đƣợc thành lập trong khoảng 5 năm gần đây, số nhân viên không nhiều nhƣng chất lƣợng nhân viên khá cao, 70% là đại học và trên đại học các ngành quản trị kinh doanh và ngoại ngữ. Vì vậy ,tác giả để Thuan Thao JSC và HYCOLASEC đều đƣợc 3 điểm.

■ Tỷ suất doanh thu/chi phí:

Hiện nay, lƣợng lao động đi Nhật Bản và Đài Loan khá phổ biến và đơng đảo, LOD và Thuan Thao JSC có lƣợng đơn hàng đi Nhật Bản và Đài Loan khá ổn định và đều đặn theo từng tháng trong năm. Điều này khiến tỷ suất doanh thu/chi phí của doanh nghiệp là khá tốt. SONA và HYCOLASEC có nhiều đơn hàng ở các nƣớc nhƣ : Nhật Bản, Đài Loan, Ả rập, Hy Lạp, Singapore…nhƣng các đơn hàng không đƣợc đều đặn theo từng tháng, khiến cho tỷ suất doanh thu/chi phí của doanh nghiệp khơng đƣợc tốt lắm.

■ Lao động và đào tạo:

LOD và SONA đều là những công ty lớn đƣợc thành lập hơn 20 năm nên việc tuyển dụng, phân bổ ngƣời đƣợc tổ chức rất bài bản, khắt khe nên đƣợc 4 điểm. Công tác này ở Thuan Thao JSC và HYCOLASEC không tốt bằng, việc bố trí ngƣời dễ dàng hơn, nên đƣợc 3 điểm.Hiện nay cả bốn doanh nghiệp trên đều có cơ sở đào tạo nhằm đạo tạo nguồn lao động xuất khẩu đƣợc ổn định và chất lƣợng hơn. Sau khi cho điểm các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của cơng ty, tác giả có điểm tổng cộng các yếu tố của từng công ty xuất khẩu lao động. Cơng ty nào có điểm tổng cộng cao nhất sẽ xếp hạng nhất, hạng giảm dần đối với số điểm thấp hơn dần.

Bảng 3.1: Xếp hạng các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của các công ty xuất khẩu lao động

Yếu tố LOD SONA Thuan Thao

JSC HYCOLASEC Quy mô doanh nghiệp Tiềm lực vốn 3 4 2 2 Số lƣợng CNV 4 3 3 2 Đơn hàng Chất lƣợng 4 3 3 2 Số lƣợng 4 2 3 2 Năng lực, trình độ quản lý 4 4 3 3 Tỷ suất doanh thu/chi phí 4 3 4 3

Lao động và đào tạo Phân bổ ngƣời hợp lý 4 4 3 3 Mở các lớp đào tạo 4 3 4 3 Tổng cộng điểm 31 26 24 20 Xếp hạng 1 2 3 4

Qua số liệu phân tích trên có thể thấy, LOD đang xếp đầu bảng, Thuan Thao JSC đứng vị trí thứ 3. Tuy nhiên để có cái nhìn xác thực hơn về các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, tác giả phân tích các yếu tố trên cơ sở tính đến tỷ trọng, mức độ quan trọng mà mỗi yếu tố mang lại năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Với tổng mức độ tỷ trọng là 1, tỷ trọng mức độ quan trọng của các yếu tố : quy mô doanh nghiệp, đơn hàng, năng lực, trình độ quản lý, tỷ suất doanh thu /chi phí, lao động và đào tạo đƣợc xác định nhƣ sau:

Theo quan điểm của tác giả, yếu tố đơn hàng và năng lực trình độ quản lý là hai yếu tố quan trọng nhất và có mức độ quan trọng tƣơng đƣơng nhau. Ngƣời lao động đi xuất khẩu đánh giá doanh nghiệp qua chất lƣợng và số lƣợng đơn hàng của doanh nghiệp phù hợp với những yêu cầu của họ nhƣ thế nào. Năng lực trình độ quản lý đóng vai trị quyết định. Một doanh nghiệp mà thiếu ngƣời có năng lực, trình độ quản lý thì khơng thể điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả để cạnh tranh trên thị trƣờng. Vì vậy, hai yếu tố này có tỷ trọng mức độ quan trọng cao nhất là 0,25.

Yếu tố tỷ suất doanh thu/chi phí và lao động & đào tạo cũng có vai trị quan trọng khơng kém. Tỷ suất doanh thu/chi phí thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá chính xác đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Về lao động & đào tạo: Ngƣời lao động và công tác đào tạo không đƣợc quan tâm đúng mức sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh và tỷ lệ lao động đƣợc xuất khẩu đã qua đào tạo càng lớn thì sẽ đảm bảo đƣợc uy tín của đội ngũ lao động của nƣớ xuất khẩu trên thị trƣờng lao động quốc tế. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh ngiệp trên thị trƣờng. Vì vậy, hai yếu tố này có tỷ trọng mức độ quan trọng nhƣ nhau là 0,2.

Yếu tố quy mô doanh nghiệp không quan trọng lắm, quan trọng là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay khơng. Quy mơ lớn thể hiện qua vốn nhiều thì cũng tốt nhƣng vốn nhiều mà sử dụng khơng hiệu quả thì nguồn vốn đó cũng khơng mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Số lƣợng nhân viên nhiều thì bộ máy cồng

kềnh, tốn chi phí quản lý và cũng khó kiểm sốt hơn. Vì vậy, tỷ trọng mức độ quan trọng của yếu tố quy mô doanh nghiệp là 0,1 thấp hơn các yếu tố khác.

Từ bảng 3.2 tác giả sẽ có điểm trung bình các yếu tố.Chẳng hạn, yếu tố nào chứa nhiều yếu tố bên trong (nhƣ trong yếu tố quy mơ doanh nghiệp có hai yếu tố và tiềm lực vốn và số lƣợng nhân viên) thì các yếu tố này sẽ đƣợc cộng lại và chia bình quân. Tƣơng tự cho yếu tố đơn hàng, lao động và đào tạo.

Nhân điểm trung bình với hệ số mức độ quan trọng ta sẽ có cột điểm quan trọng ở mỗi yếu tố và tổng cộng điểm quan trọng các yếu tố ta sẽ có dịng tổng cộng điểm qun trọng các yếu tố của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Doanh nghiệp nào có điểm cao nhất sẽ xếp hạng nhất, và thứ tự giảm theo số điểm giảm dần.

Bảng 3.2 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Yếu tố

Mức độ quan trọng

LOD SONA Thuan Thao JSC HYCOLASEC

Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Quy mô doanh nghiệp 0,1 3,5 0,35 3,5 0,35 2,5 0,25 2 0,2 Đơn hàng 0,25 4 1,0 2,5 0,625 3 0,75 2 0,5 Năng lực trình độ quản lý 0,25 4 1,0 4 1,0 3 0,75 3 0,75 Tỷ suất doanh thu/chi phí 0,2 4 0,8 3 0,6 4 0,8 3 0,6 Lao động và đào tạo 0,2 4 0,8 3,5 0,7 3,5 0,7 3 0,6 Tổng cộng 1,00 3,95 3,275 3,25 2,65 Xếp hạng 1 2 3 4

Nhƣ vậy, nếu có tính đến mức độ quan trọng của các yếu tố thì tổng số điểm quan trọng của các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Thuan Thao JSC ( 3,25 điểm) vẫn hơn HYCOLASEC (2,65 điểm) và chỉ kém SONA có 0,025 điểm do thua điểm về năng lực trình độ quản lý và quy mơ doanh nghiệp.

3.2.3 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Thuan Thao JSC

3.2.3.1 Các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mơ:

■ Chính trị, pháp luật

Chính trị và pháp luật là hai nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể tạo ra cơ hội nhƣng đồng thời cũng có thể tạo ra các nguy cơ và thậm chí là rủi ro thực sự cho doanh nghiệp.

- Tác động tích cực

Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ doanh nghiệp về xuất khẩu lao động nói riêng xây dựng chiến lƣợc dài hạn.

Hệ thống pháp luật dần đƣợc hồn thiện, tạo mơi trƣờng kinh doanh thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Việt Nam đã xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật về xuất khẩu lao động khá đầy đủ. Từ chỗ xuất khẩu lao động đƣợc điều chỉnh bằng Bộ luật lao động, đến nay Việt Na đã có Luật ngƣời Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng .Cùng với luật này, nhiều luật khác đã đƣợc sử dụng điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động nhƣ Luật doanh nghiệp (2005), Luật dạy nghề (2006), Luật lý lịch tƣ pháp…

Chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu của Nhà nƣớc đƣợc tập trung ƣu tiên vào đối tƣợng lao động thuộc diện chính sách xã hội. Thực hiện đè án: “ Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020”

Tác động tiêu cực:

Song song với một số tác động tích cực, các chính sách chính trị, luật pháp cũng gây ra một số tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Luật về xuất khẩu lao động còn một số điểm chƣa phù hợp. Khoản 4 Điều 7 của Luật chƣa rõ, khó áp dụng, Luật cần quy định rõ hơn đối với các hành vi bị nghiêm cấm đi làm việc hoặc đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh về xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần nhân lực Thuận Thảo (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)