Môi trƣờng kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 89)

- diện tích gieo trồng lúa 9,9 7,0 66,

2.3.5 Môi trƣờng kinh doanh

Từ khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nước đã ban hành, bổ sung và sửa đổi nhiều luật như luật đầu tư khuyến khích trong nước, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật cạnh tranh, luật đất đai,...nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế. Song song với việc ban hành hệ thống luật pháp, Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn như chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách thuế, chính sách tỷ giá v.v....

Chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tiếp tục được điều chỉnh theo hướng đầu tư tập trung, cắt giảm các khoản đầu tư kém hiệu quả. Tuy nhiên, đầu tư cho nông nghiệp cho nông nghiệp của Việt Nam còn quá thấp chỉ đáp ứng được 40-45% nhu cầu phát triển, không tương xứng với sự đóng góp của ngành vào GDP, chưa nói đây là một ngành cần phải được quan tâm như là mặt trận hàng đầu. Trong đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin, kho bãi,...) ở các vùng sản xuất chuyên canh, vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu nông sản còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá lớn. Đầu tư cho công nghiệp chế biến chỉ chiếm 17,3% vốn đầu tư cho nông nghiệp [28].

Chính sách tự do lưu thông hàng hoá đã khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hoá giữa các vùng, các miền, trong nước và nước ngoài, tạo môi trường thương mại thông thoáng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất - lưu thông tiêu thụ hàng hoá. Việc mọi thành phần kinh tế được tham gia xuất khẩu đã tạo môi trường cạnh tranh trong việc xuất khẩu nông sản. Trước đây chỉ có DNNN được phép xuất khẩu, thậm chí qui định vào một số đầu mối nhất định, tạo nên sự độc quyền, đặc lợi lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Chính sách khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực như: Chính phủ bỏ hầu hết việc cấp quota xuất khẩu đối với các nông sản và nới rộng hạn ngạch xuất khẩu gạo; sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu theo hướng hoàn thiện những qui định về mặt pháp lý tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và bảo hộ có điều kiện sản xuất trong nước, xoá bỏ dần những thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Để giải quyết tình trạng thiếu vốn, Nhà nước cho vay lãi suất ưu đãi (lãi suất thấp 0.2%/ tháng) và đang xúc tiến thành lập Quĩ tín dụng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc thành lập Quĩ tín dụng xuất khẩu còn chậm nên chưa góp phần hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhà nước khuyến khích tạo lập và phát triển thị trường các yếu sản xuất như: thị trường quyền sử dụng đất, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường vật tư và thông tin. Từ đó đã khuyến kích sản xuất, giao thương hàng hoá thông suốt ở các vùng trong cả nước trên cơ sở phát huy tốt hơn lợi thế so sánh và sử dụng hiệu quả hơn tiềm năng của các vùng, địa phương, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nguyên liệu, nâng cao năng lực chế biến, làm tăng hiệu quả kinh tế và giảm giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, các hoạt động hội nhập với các tổ chức quốc tế - thương mại được xúc tiến mạnh mẽ. Tháng 11 năm 1998, Việt Nam đã gia nhập APEC, đồng thời đang tích cực đàm phán gia nhập WTO vào tháng 12 năm 2005. Chính những hoạt động trên nhằm tạo ra một môi trường thương mại bình đẳng, thuận lợi cho phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và nông sản nói riêng.

Một trong những chính sách vĩ mô ảnh hưởng lớn đến ngành nông nghiệp là chính sách tỷ gía hối đoái. Trong những năm gần đây, chính sấch tỷ giá đã có sự điều chỉnh tích cực theo hướng thị trường. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước vẫn còn đáng kể. Do đó trong nhiều thời điểm tỷ giá VND/USD bị đánh giá cao hơn giá trị thực làm suy yếu đáng kể khả năng cạnh tranh, ví dụ, thời kỳ 1995-2000 do đồng nội tệ được đánh quá cao đã làm giảm sức cạnh tranh về giá của gạo xuất khẩu 1,65% (bảng 2.10).

Có thể nói, môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi thuận lợi nhưng chưa thực sự thông thoáng được thể hiện ở những điểm sau:

+ Các thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà làm tốn thời gian của doanh nghiệp. Ví dụ, số thủ tục thành lập doanh nghiệp mới ở Việt Nam cần 11, trong khi ở các nước thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chỉ cần 8. Thời gian cần thiết để tuân thủ các qui định về thuế ở Việt Nam là 1.050 giờ/năm, trong khi ở các nước thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chỉ cần 251 giờ/năm [33, tr. 22 - 32].

+ Cơ sở hạ tầng kém làm tăng chi phí (vận chuyển, lưu kho bãi,...) kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Tình trạng độc quyền trong sản xuất và cung ứng dịch vụ đầu vào như điện, nước, bưu chính, viễn thông dẫn tới giá dịch vụ đầu vào cao do đó làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thị trường các yếu tố sản xuất, đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất chậm ra đời, giá đất đai chưa phản ánh đúng giá trị thực của nó dẫn tới khó tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, đất đai bị sử dụng lãng phí.

+ Còn thiếu bình đẳng giữa DNNN và DNTN trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay cũng như thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh.

+ Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu chưa có tác động tích cực đến hình thành hệ thống lưu thông trong nước, không có sự gắn kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Tất cả những điểm trên nếu không tìm cách khắc phục sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)