1000 ha % tăng Tạ/ha % tăng tấn % tăng
2.3.1.1 Qui mô cung ứng sản phẩm
Những năm gần đây ở Việt Nam đã hình thành các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung như vùng trồng lúa xuất khẩu ĐBSCL, sản lượng lúa tăng bình quân 7%/năm, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn từ 6,5 - 7,0 triệu tấn thóc và ĐBSH sản lượng bình quân tăng 3,5%/năm, có khối lượng hàng hoá khoảng 1 triệu tấn thóc; vùng sản xuất cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (diện tích của 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên chiếm tới 76% diện tích của cả nước); vùng trồng cà phê Tây Nguyên (chiếm tới 80 -90% diện tích và từ 85 - 98 % sản lượng cà phê của cả nước); vùng trồng chè miền núi phía Bắc và Bảo Lộc, Lâm Đồng (chiếm tới 75% diện tích chè cả nước); vùng sản xuất điều Đông Nam Bộ, Duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên (diện tích 237 ngàn ha chiếm 95% sản lượng điều cả nước) v.v...Sản lượng nông sản ở những vùng qui hoạch tập trung này cũng ngày càng tăng đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc qui hoạch các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh sản xuất nông sản hàng hoá nhưng còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ với việc cung ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất dẫn tới nhiều vùng sản xuất nông sản vượt quá khả năng cung cấp các dịch vụ như: tưới tiêu nước, thu mua, chế biến, vốn tín dụng, thị trường. Ví dụ, vùng Tây Nguyên việc mở rộng diện tích cà phê có nguy cơ vượt quá khả năng cung cấp nước tưới làm ảnh hưởng xấu tới sản lượng và chất lượng cà phê. Chẳng hạn, niên vụ cà phê năm 1997-1998, niên vụ 2004/2005, nắng hạn gay gắt và thời gian khô hạn khéo dài trên diện rộng, dẫn tới thiếu nước tưới nghiêm trọng làm hàng ngàn ha cà phê vùng Tây Nguyên bị chết.
Chính sự thiếu đồng bộ giữa qui hoạch sản xuất và khả năng cung cấp dịch vụ đã dẫn đến hạn chế khả năng khai thác và phát huy các tiềm năng và lợi thế so sánh, đặc biệt là chưa khai thác được lợi thế về qui mô.