Tăng qui mô cung ứng, chế biến và xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 123 - 125)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

3.3.2.1 Tăng qui mô cung ứng, chế biến và xuất khẩu

Để hàng nông sản của Việt Nam có thể thâm nhập một các vững chắc và lâu dài vào thị trường thế giới đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược, qui hoạch phát triển hàng nông sản xuất khẩu từ nay đến năm 2010 và xa hơn nữa là tầm nhìn năm 2020.

Trên cơ sở chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phát triển cho từng mặt hàng và đưa ra bảng danh mục các nông sản xuất khẩu cụ thể theo thứ tự ưu tiên cho từng vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng vùng và nhu cầu của thị trường thế giới.

Đặc biệt cần lưu ý rằng, chiến lược phát triển nông sản xuất khẩu phải được xây dựng trước hết trên cơ sở coi trọng định hướng đến thị trường và hiệu quả xuất khẩu chứ không phải chỉ trên cơ sở coi trọng tiềm năng sản xuất trong nước. Bởi phương châm xuất khẩu của chúng ta là "bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái gì ta có".

Cùng với việc qui hoạch vùng chuyên canh xuất khẩu, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đầu tư đồng bộ cho các vùng đó hệ thống các cơ sở chế biến, bảo quản và cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu. Cụ thể đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo vùng nguyên liệu có chất lượng cao gắn với hệ thống tiêu thụ phục vụ cho chế biến và xuất khẩu như hệ thống giao thông, điện, mạng lưới viễn thông, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi và công nghiệp chế biến. Chỉ có qui hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung và đầu tư một cách đồng bộ cho các vùng nguyên liệu mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh cho nông sản nhờ qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Căn cứ vào qui mô của các vùng sản xuất, tiến hành xây dựng các chương trình dự án cụ thể phát triển từng mặt hàng, ngành hàng để thu

hút vốn đầu tư. Trên từng vùng cụ thể cần có những chính sách ưu tiên sát thực để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế vùng.

Đối với các vùng sản xuất tập trung nông sản xuất khẩu, cần khuyến khích xây dựng mô hình gắn kinh doanh với sản xuất, cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu. Hình thành nguồn hàng xuất khẩu ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới.

Đối với vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông sản, cần khuyến khích các công ty chế biến, thương mại mở rộng đại lý thu gom nông sản nguyên liệu dưới hình thức hợp đồng với nông dân, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và xuất khẩu; hỗ trợ vốn, công nghệ kỹ thuật và định hướng sản xuất cho hộ nông dân, mở rộng đại lý tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định, điều hoà thị trường toàn quốc.

Thực tiễn ở vùng lúa gạo xuất khẩu Đồng bằng Sông Cửu Long, cụ thể là mô hình tổ chức mạng lưới thu gom của công ty lương thực An Giang, cho thấy việc thực hiện ký hợp đồng mua sản phẩm với nông dân, đảm bảo giá mua tối thiểu, đã tạo được sự gắn kết có trách nhiệm giữa sản xuất và tiêu thụ. Đây thực sự là mô hình tốt cần nhân rộng đối với các vùng sản xuất nông sản tập trung như vùng cà phê Tây Nguyên, Đồng Nai; vùng cao su Đông Nam Bộ; vùng chè ở miền núi và Trung du Phía Bắc, vùng sản xuất rau quả ở ĐBSH và ĐBSCL.

Để nâng cao được hiệu quả xuất khẩu và giữ chữ tín cho hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới, cần hạn chế độc quyền bằng việc mở rộng các đầu mối xuất khẩu, với sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Ngoài ra, cần lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực chế biến, có kho tàng đủ tiêu chuẩn bảo quản, có kinh nghiêm trong xuất khẩu, có hệ thống thu mua nắm nguồn hàng ổn định làm đầu

mối xuất khẩu. Khuyến khích các đầu mối xuất khẩu mở đại diện và đại lý ở nước ngoài, gắn kết trách nhiệm lâu dài giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ, nâng cao vị thế của các ngành hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)