Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 129 - 135)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

3.3.2.3 Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu

thương hiệu cho nông sản xuất khẩu

* Phát triển thị trường

Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, để đạt được hiệu quả kinh tế cao cần coi trọng công tác nghiên cứu, dự báo thị truờng giá cả và mở rộng thị trường xuất khẩu cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Kinh nghiệm của một số nước thành đạt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản cho thấy phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài

nước. Ở Việt Nam cũng nên có những tổ chức này để thực hiện những nhiệm vụ:

+ Thu thập thông tin về cung, cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng, dung lượng, khả năng cạnh tranh đối với từng nhóm hàng, mặt hàng;

+ Xử lý thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt như số lượng, chất lượng, giá cả và thị hiếu;

+ Cung cấp thông tin đã xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo, làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, giúp các cơ quan chức năng của nhà nước nắm được những diễn biến của thị trường để kịp thời ứng phó nhằm thực hiện chức năng điều hành vĩ mô đối với thị trường;

+ Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể, tới người sản xuất, giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định có căn cứ phù hợp với nhu cầu của khách hàng;

+ Cung cấp thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế, giúp khách hàng nước ngoài hiểu rõ về sản phẩm Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

Để thực hiện tốt công tác này, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán ký kết các thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp phát triển thị trường.

Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường bao gồm: các thông tin về cung cầu, giá cả, dung lượng,

thị hiếu tiêu dùng ở từng thị trường, nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp trên các thị trường đó. Qua đó xây dựng chiến lược xuất khẩu của mình trên mỗi thị trường.

* Xúc tiến thương mại

Hiện nay, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đang trở thành vấn đề bức xúc vì môi trường cạnh tranh về hàng nông sản xuất khẩu đang diễn ra gay gắt. Để củng cố các thị trường đã có và mở rộng thêm các thị trường mới, cần có chính sách xúc tiến thương mại thích hợp. Trước mắt, Nhà nước cần chọn thị trường trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn có tính chiến lược cho từng khối, từng khu vực để gây uy tín, tạo hình ảnh sản phẩm Việt Nam và lấy đó làm điểm dựa để mở rộng và lan toả vào các nước khác.

Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc thị trường truyền thống, đặc biệt thị trường SNG và Đông Âu, vì đây là một thị trường có dung lượng trao đổi lớn và yêu cầu về chất lượng sản phẩm không khắt khe, như các thị trường của các nước phát triển. Theo nhận định của Bộ thương mại trong những năm tới thị trường này vẫn có nhu cầu lớn về cao su, cà phê, chè và các nông sản khác như hoa quả, thịt,...Việc chủ động khai thác thị trường SNG và Đông Âu, một mặt vừa là sự chủ động của các doanh nghiệp, mặt khác các cơ quan quản lý vĩ mô phải có trách nhiệm thực hiện các hoạt động khâu nối đàm phán.

Tích cực và chủ động khai thác thị trường Trung Quốc - thị trường có dân số đông, có khả năng tiêu thụ lớn và gần Việt Nam về vị trí địa lý. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhập nhiều cao su, gạo, điều của Việt Nam, nhưng đang ở dạng tiểu ngạch. Đối với thị trường này phải có sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu

để giảm bớt rủi ro, tổn thất. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động xuất khẩu, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan có trách nhiệm hai bên, thực hiện đàm phán ký các hiệp định thương mại ở các cấp độ khác nhau (cấp trung ương, cấp tỉnh, thậm chí cấp huyện và doanh nghiệp ), nhằm đảm bảo quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định.

Thị trường các nước ASEAN đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong giai đoạn chuyển đổi thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (từ thị trường khu vực I sang thị trường khu vực II). Tuy nhiên, từ năm 1996 đến nay tỷ lệ xuất khẩu sang các nước ASEAN có xu hướng giảm mạnh do: một mặt, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tương tự giống nhau của các nước ASEAN, nên Việt Nam xuất khẩu cơ bản dưới hình thức tạm nhập tái xuất; mặt khác, do tác động của hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT/AFTA) ít có tác động đến khối lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên thị trường ASEAN vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các sản phẩm như: gạo, cà phê, điều,...Do vậy cần tập trung nghiên cứu khai thác trong thời gian tới cũng như lâu dài.

Để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ quốc tế nhằm giới thiệu hàng hoá của mình.

Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu cần phải chủ động đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trên thị trường thế giới bằng cách:

+ Chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo chuyên đề về nông sản, thông qua các tham tán thương mại ở các nước;

+ Hợp tác chặt chẽ với thương vụ ở các nước mở phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm;

+ Tham gia vào các Hiệp hội ngành hàng để được hỗ trợ về thông tin và thị trường xuất khẩu. Liên kết chặt chẽ với các hội viên trong cùng Hiệp hội để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong đàm phán;

+ Tổ chức các hoạt động trước và sau bán hàng để duy trì và củng cố uy tín của hàng nông sản Việt Nam với người tiêu dùng thế giới.

* Xây dựng thương hiệu sản phẩm

Việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với nông sản đang trở thành một vấn đề thời sự đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Việc có quá ít doanh nghiệp đăng ký thương hiệu ở thị trường nước ngoài đã làm cho tới 90% nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải mang thương hiệu của các nước khác. Chẳng hạn, Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, thứ hai về cà phê và gạo, nhiều loại nông sản khác cũng có thứ hạng về số lượng xuất khẩu. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thương hiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài.

Bởi vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chứng chỉ quản lý chất lượng nông sản đối với Việt Nam hiện nay là điều hết sức cấp thiết. Xây dựng thương hiệu và xuất xứ hàng hoá cũng chính là góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Do đó, các vùng trồng nông sản xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản ngay từ bây giờ cần phải quan tâm đầu tư xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình. Bởi vì thương hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp sở hữu thêm nhiều lợi nhuận trên sản phẩm bán ra, và hơn nữa tạo ra một thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Với các thương hiệu khác nhau, các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu có thể phân biệt sản phẩm của mình qua hình ảnh và những tính chất đặc trưng

tránh phải cạnh tranh đơn thuần về giá cả. Sức mạnh cạnh tranh cho phép doanh nghiệp chế biến, kinh doanh có thêm đòn bảy thương lượng với khách hàng nhập khẩu.

Thực tế cho thấy, kiến thức và kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản còn rất hạn chế. Do đó, để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Sự hỗ trợ thiết thực nhất trong giai đoạn ban đầu là Nhà nước có chính sách hỗ trợ về luật pháp và một phần tài chính cho các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội ngành hàng để đăng ký thương hiệu tại những thị trường chính.

* Xây dựng các mô hình hiệp hội chuyên doanh

Ở Việt Nam hiện nay đã hình thành được một số hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội cà phê, Hiệp hội lúa gạo, Hiệp hội chè, Hiệp hội cao su...Mục đích xây dựng hiệp hội ngành hàng chính là để các đơn vị thành viên hỗ trợ lẫn nhau, cùng chia sẻ trách nhiệm và bảo vệ lợi ích chung và lợi ích chính đáng của mỗi thành viên. Việc ra đời các hiệp hội đã góp phần làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, hạn chế bớt tình trạng tranh mua, tranh bán làm khách hàng nước ngoài ép giá. Một số Hiệp hội làm tốt việc hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, cung cấp thông tin về thị trường và giá cả cho các hội viên như Hiệp hội thuỷ sản, Hiệp hội cà phê...

Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của nhiều hiệp hội chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhiều trường hợp, Hiệp hội chỉ là sự liên kết về mặt hình thức, còn từng hội viên vẫn mạnh ai người nấy làm gây thiệt hại rất lớn cho các thành viên khác.

Do đó, để làm tốt được các nhiệm vụ như định hướng sản xuất; định hướng công nghệ; cung cấp thông tin về chính sách, thông tin thị

trường, giá cả thế giới; xây dựng quĩ hỗ trợ khi gặp rủi ro trong sản xuất và kinh doanh v.v... Trong những năm tới, cần củng cố và hoàn thiện lại các Hiệp hội hiện có, kết hợp đổi mới một số tổng công ty và công ty để hình thành mới những hiệp hội chuyên doanh quốc gia gồm các hội viên từ mọi thành phần kinh tế trong tất cả các khâu từ sản xuất đến xuất khẩu. Trước mắt cần xây dựng cơ chế quản lý điều hành của Hiệp hội, nhằm phối hợp hoạt động xúc tiến thương mại và can thiệp có hiệu quả vào thị trường của từng mặt hàng cụ thể trong từng Hiệp hội. Đặc biệt, phải tiến hành ngay đối với những nhóm hàng có dung lượng trao đổi lớn trên thị trường và có kim ngạch xuất khẩu tương đối cao (gạo, cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu...).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 129 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)