Phƣơng hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 117)

- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000USD/ tàu công suất 10.000 tấn, tức

3.2.2 Phƣơng hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và phù hợp với các quan điểm nêu trên, trong giai đoạn 2005-2010 cần thực hiện tốt một số phương hướng sau đây:

Một là, Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng kim nghạch và phòng ngừa rủi ro do những biến động thị trường nông sản thế giới.

Thị trường ASEAN sẽ ngày càng hạn chế đối với các nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Một là, do đặc trưng cơ bản về nông sản của các nước ASEAN tương tự nhau do đó hoàn toàn có khả năng thay thế. Hai là, hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước này không có tác động làm tăng khối lượng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tương lai.

Thị trường các nước châu Á khác có tiềm năng mở rộng mậu dịch hàng nông sản là các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và Đài Loan. Tuy nhiên, một số thị trường trong số này (các thị trường Hồng Kông, Đài Loan) là thị trường tái xuất và thường thiếu tính ổn định. Do vậy cần tập trung khai thác thị trường Trung Quốc và thị trường Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc do trong thời gian tới Trung quốc có khả năng phải nhập khẩu nhiều gạo và các loại nông sản khác.

Thị trường SNG và Đông Âu là khu vực xuất khẩu nông sản truyền thống của Việt Nam và được xem là thị trường "dễ tính" nhất đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam do không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm và là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển. Trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản vào thị

trường này. Tuy vậy chi phí vận chuyển nông sản xuất khẩu sang thị trường này là khá cao, vì vậy cần phải có biện pháp hạ giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh được.

Thị trường châu Phi, yêu cầu về chất lượng không cao nhưng sức mua hạn chế do không có khả năng thanh toán, và chỉ dừng lại ở hàng ngũ cốc. Vì vậy, Việt Nam nên tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu gạo chất lượng vừa phải với giá không quá cao vào thị trường này dưới dạng hàng đổi hàng.

Triển vọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt nam vào thị trường Mỹ rất lớn, yêu cầu về chất lượng cũng đa dạng gồm cả chất lượng cao và chất lượng trung bình phù hợp với nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường này tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, xuất khẩu vào thị trường này chúng ta cũng vấp phải những rào cản lớn như vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa, tôm nhằm ngăn cản sự thâm nhập của hàng nước ngoài và bảo hộ sản xuất nội địa của Mỹ. Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này ngoài những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng còn phải đặc biệt quan tâm đến luật pháp và những qui định về thương mại của Mỹ.

Thị trường EU được coi là thị trường "khó tính" nhất về chất lượng hàng nông sản nhập khẩu, với cơ chế bảo hộ nông nghiệp rất chặt chẽ và mức độ bảo hộ cao, song đây vẫn là thị trường tiềm năng lớn đối với nhóm hàng nông sản nhiệt đới của Việt Nam trong thời gian tới như cà phê, cao su tự nhiên, hạt tiêu, hạt điều và các loại hoa quả. Tuy nhiên, để mở rộng được thị phần xuất khẩu nông sản vào thị trường EU đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng trên cơ sở đẩy mạnh việc ứng dụng những tiến bộ khoa

học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất nông sản sạch.

Hai là, cần xác định rõ các đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới để tìm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hiện nay trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ và châu Âu, Thái Lan và Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệm, họ bỏ nhiều công sức để nghiên cứu nhu cầu, sở thích và tập quán tiêu dùng của các thị trường này để điều chỉnh việc sản xuất và xuất khẩu. Ví dụ, để mở rộng thị phần xuất khẩu chè sang EU, Trung Quốc nghiên cứu rất kỹ nhu cầu tiêu dùng chè sạch của thị trường này, từ đó chuyển hướng sang sản xuất chè hữu cơ. Mặc dù giá xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với loại chè bình thường nhưng vẫn được người tiêu dùng EU ưa chuộng. Hiện tại hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU đang bị sức ép rất mạnh của hàng Thái Lan và Ấn Độ về sản phẩm gạo, Indônêxia và Braxin về sản phẩm cà phê, Trung Quốc về sản phẩm chè. Phần lớn hàng của các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng nông sản của Việt Nam về chất lượng, tính đa dạng của sản phẩm, và nguồn cung cấp ổn định.

Vì vậy, việc xác định đối thủ cạnh tranh đối với từng loại mặt hàng ở từng khu vực thị trường giúp chúng ta xây dựng chiến lược lâu dài trong phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản nhằm nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản Việt Nam.

Ba là, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia.

Hiện tại, sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa cao một phần

do chúng ta thiếu kinh nghiệm trong buôn bán và xúc tiến thương mại, thiếu vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản, cũng như đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản, phần khác do chúng ta đang còn có những sự phân biệt đối xử nhất định giữa các thành phần kinh tế, do vậy chưa thu hút hết được năng lực của các thành phần kinh tế vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản. Vì vậy, để nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng củng cố được vị thế của mình trên thị trường quốc tế, đòi hỏi Nhà nước phải tạo hành lang pháp lý cả về chính sách, cơ chế quản lý và thủ tục hành chính thông thoáng có sức hấp dẫn thu hút mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản.

Huy động được các lực lượng kinh tế cùng tham gia vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu là chúng ta tạo ra được sức mạnh tổng hợp để vượt qua những thách thức khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Để thực hiện được những phương hướng trên cũng như chiến lược phát triển nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tăng khối lượng hàng hoá và kim ngạch xuất khẩu nông sản đến năm 2010 đạt 8,5 - 9,0 tỷ USD và nâng cao vị thế của nền Nông nghiệp Việt Nam trong khu vực và thế giới đòi hỏi phải thực thi đồng bộ các giải pháp và chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.

3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRANH CỦA NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Hiện nay khi hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và là xu thế tất yếu, để đẩy nhanh được quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

và phát triển bền vững của đất nước, chúng ta phải nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ từ Chính phủ, các cấp các ngành tới các chủ thể sản xuất kinh doanh xuất khẩu nông sản trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ sinh học và công nghệ chế biến tiên tiến... Trong đó, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các chính sách nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)