CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Dựa trên cơ sở các dữ liệu thu thập đƣợc (sơ cấp & thứ cấp), tác giả đã áp dụng các phƣơng pháp sau để phân tích dữ liệu nhằm thực hiện cho luận văn của mình:
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận
thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng. Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế của các công trình đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp
trong nghiên cứu.. Ở chƣơng 3, từ việc phân tích các số liệu từ các nguồn nghiên cứu ( thuộc các cơ quan chức năng liên quan), luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về tình hình QLNN đối với thị trƣờng đồ uống có cồn, chỉ ra những thành quả và hạn chế, và đây là tiền đề quan trọng để tác giả phát triển các giải pháp đƣợc đề cập ở chƣơng 4. Ở chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm tăng cƣờng công tác QLNN đối với thị trƣờng đồ uống có cồn mang tính hệ thống, đồng bộ, đồng thời có thể thực thi trong thực tế.
Phương pháp phân tích: Để phân tích, trƣớc hết phải phân chia cái toàn
thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Ở chƣơng 1, để xây dựng khung phân tích đề tài, luận văn đã phân tích nội dung của các công trình liên quan. Từ đó kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cƣu và bổ trợ những khoảng trống nghiên cứu. Ở chƣơng 3, các yếu tố vi mô , vĩ mô ảnh hƣởng đến công tác QLNN về sản xuất kinh doanh đồ uống có cồn đã đƣợc đƣa ra , bênh cạnh đó cũng đi kèm những giải pháp để tăng cƣờng công tác QLNN về đồ uống có cồn.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Tổng hợp hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phương pháp thống kê so sánh bằng biểu đồ: Biểu đồ đƣợc dùng để thể hiện xu hƣớng và kết quả cho từng nhóm, đồng thời để trình bày dữ kiện gọn gàng. Không có biểu đồ, phân tích thống kê không có ý nghĩa. Trong luận văn, tác giả sử dụng biểu đồ để đánh giá mức tăng trƣởng về sản lƣợng của đồ uống có cồn, tỷ lệ ngƣời tiêu dùng bị ảnh hƣởng bởi đồ uống có cồn, thống kê về những hậu quả do đồ uống có cồn mang lại bằng con số để từ đó bảo vệ luận cứ đƣa ra.
Phương pháp thống kê mô tả: Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê
mô tả là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn lấy số liệu tiêu dùng qua các năm để so sánh, cụ thể về tỷ lệ tiêu dùng, tỷ lệ ngƣời dùng chịu tác động của rƣợu bia, từ đó đƣa ra kết luận về ảnh hƣởng của rƣợu bia tới cuộc sống xã hội và kinh tế. Luận văn cũng lấy số liệu của các nghiên cứu trƣớc về hiệu suất của ngành, hiệu suất của từng vùng theo quy hoạch ngành để thấy kết quả của các chính sách nhà nƣớc đƣa ra có thực sự hiệu quả hay không.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
TẠI VIỆT NAM