Sản lƣợng bia theo khu vực 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại việt nam (Trang 27 - 32)

Khu vực Sản lƣợng (1.000 lít) Tăng trƣởng so với 2010 (%) Tỷ trọng trên toàn cầu Châu Á 66.563.066 8,6 34,5 Châu Âu 54.751.700 0,2 28,4 Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) 24.479.317 -1,5 12,7 Mỹ La Tinh 31.758.800 3,1 16,5 Châu Phi 11.530.600 7,5 6 Trung Đông 1.448.100 11 0,8 Châu Đại Dƣơng 2.172.700 0,3 1,1

Nguồn: The Kirin Institute of Food and Lifestyle, Global beer production by

country in 2011

Đứng trên góc độ nhà sản xuất, có thể thấy bia rƣợu là ngành rất có tiềm năng phát triển, tuy nhiên, sản lƣợng nên dừng ở mức nào đủ để kích cầu tiêu dùng một cách có chừng mực mà vẫn đảm bảo phát triển ngành thì đó là bài toán đặt ra cho tất cả các Quốc gia. Công cụ chủ yếu vẫn là các chính sách nhà nƣớc áp dụng cho tổ chức và cá nhân, kế hoạch quy hoạch ngành đƣợc ban hành cụ thể.

Đồ uống có cồn cũng nhƣ bao mặt hàng khác cần phải đƣợc quản lý về giá theo quy định về giá. Việc tuân theo quy định về giá cần đƣợc dựa trên những nguyên tắc sau :

- Nguyên tắc quản lý giá:

Nhà nƣớc thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trƣờng; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nhà nƣớc thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, ngƣời tiêu dùng và lợi ích của Nhà nƣớc.

Nhà nƣớc có chính sách về giá nhằm hỗ trợ khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhà nƣớc quy định nguyên tắc, phƣơng pháp xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nƣớc định giá phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng.

- Công khai thông tin về giá:

Cơ quan nhà nƣớc thực hiện công khai chủ trƣơng, chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết, quyết định về giá của Nhà nƣớc bằng một hoặc một số hình thức nhƣ họp báo, đăng tải trên phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nƣớc định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức nhƣ họp báo, đăng tải trên phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.

Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm đƣa tin về giá chính xác, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về việc đƣa tin theo quy định của pháp luật.. Việc công khai thông tin về giá quy định tại Điều này không áp dụng đối với trƣờng hợp thông tin không đƣợc phép công khai theo quy định của pháp luật.

- Nội dung QLNN trong lĩnh vực giá :

Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giá phù hợp với đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.

Định giá hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nƣớc định giá; thẩm định giá tài sản của Nhà nƣớc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc pháp luật quy định.

Thu thập, tổng hợp, phân tích và dự báo giá thị trƣờng trong nƣớc và thế giới để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá phục vụ QLNN trong lĩnh vực giá.Quản lý đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lý thi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong lĩnh vực giá. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.

QLNN về nhập khẩu, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trái phép

Doanh thu do ngành đồ uống có cồn mang lại chiếm tỷ trong cao trong nền kinh tế quốc dân, kéo theo sự phát triển của các ngành khác, bao gồm: nông nghiệp, vận tải, cơ khí, hóa sinh, sản xuất bao bì, dịch vụ, v.v… Đồng thời ngành này còn có những đóng góp đáng kể vào công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo tại các địa phƣơng, nơi có các nhà máy sản xuất và các hoạt động cộng đồng khác. Tuy nhiên vẫn phải nhìn vào các vấn đề bất cập có thể phần nào ảnh hƣởng đến nền kinh tế , bao gồm kiểm soát :

Điều kiện kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp tại nƣớc sở tại, bao gồm giấy phép kinh doanh, cơ sở vật chất sản xuất đảm bảo

Hình thức của sản phẩm cần tuân theo quy định chung, có tem nhãn theo đúng quy định. Quy định về nhãn hàng hóa bao gồm:

(i). Hàng hoá lƣu thông trong nƣớc, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định

(ii). Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:

a) Hàng hoá là thực phẩm tƣơi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng;

b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thƣơng phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với ngƣời tiêu dùng.

(iii). Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá đƣợc thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nƣớc nhập khẩu.

(iv). Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trƣờng hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phƣơng tiện giao thông đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng không; hàng hoá do các cơ quan nhà nƣớc tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.

Kiểm tra và xử lý sai phạm trong kinh doanh, sản xuất:

Xử lý vi phạm nếu ngƣời dân bị phát hiện sử dụng đồ uống có cồn khi đang làm việc, tham gia giao thông. Đƣa những điều luật nghiêm cầm này vào nội quy, quy định của mỗi cơ quan

Áp dụng các biện pháp nghiêm cấm, xử phạt đối với các đối tƣợng thuộc diện không đƣợc sử dụng đồ uống có cồn nhƣ phụ nữ có thai, ngƣời dƣới 18 tuổi

Thƣơng nhân kinh doanh rƣợu vi phạm các quy định tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, có biên pháp xử lý nghiêm minh với các đối tƣợng làm giả đồ uống có cồn,buôn lậu, sản xuất rƣợu bia kém chất lƣợng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những doanh nghiệp tạo điều kiện cho ngƣời không trong độ tuổi đƣợc phép sử dụng rƣợu bia. Cán bộ, công chức Nhà nƣớc nếu có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định tại Thông tƣ này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

QLNN về tác động của đồ uống có cồn đến xã hội.

Bia rƣợu đƣợc ngƣời dân các quốc gia tin dùng, đơn cử nhƣ nếp sống của ngƣời châu Âu. 64,7% uống vào những dịp đặc biệt, 23,5% uống trong bữa ăn và 11,8% uống ở nơi công cộng. Tiêu thụ nhiều bia rƣợu tác hại không nhỏ đến sức khỏe và đời sống xã hội. Nhìn vào bảng dƣới có thể thấy bia rƣợu gây ra chủ yếu bệnh gan và ung thƣ. Có đến 46% nam và 44% nữ sử dụng nhiều bia rƣợu mắc các chứng bệnh tâm thần, 14% nam và 24,6% nữ sử dụng nhiều bia rƣợu bị bệnh về gan, kế đến là bị ung thƣ và các bệnh tim mạch. Ngoài ra, bia rƣợu còn dẫn đến các hậu quả tiêu cực cho các gia đình, trẻ em và tác động chung cho toàn môi trƣờng của xã hội.

Hình 1.1. Tiêu thụ bia bình quân đầu ngƣời 2010

Nguồn: Vinasearch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)