Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại việt nam (Trang 68 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về QLNN đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ

3.4.1. Kết quả đạt được

Nhà nƣớc đã có những chỉ đạo cụ thể liên quan đến quản lý sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn, cụ thể nhƣ quy hoạch ngành, ban hành các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu, quy định an toàn thực phẩm, đăng ký kinh doanh, chính sách quốc gia phòng chống tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn. Trên thực tế những chính sách đó đã có một số kết quả nhất định nhƣ sau:

Về chất lượng sản phẩm: Sau khi nghị định 94/2012/NĐ – CP đƣợc ban

hành, tại các địa phƣơng đã thực hiện cấp phép cho các đơn vị kinh doanh rƣợu: Cấp giấy phép bán lẻ cho 136 cơ sở, trong đó: Thành phố Bắc Giang cấp 54, Việt Yên cấp 13, Tân Yên cấp 32, Lục Ngạn cấp 22 giấy phép…. Ngoài ra, Sở công thƣơng cũng đã trực tiếp tuyên truyền tới các sở, ban ngành và đƣợc sự tiếp nhận cũng nhƣ đồng nhất thực hiện. Việc giấy phép đƣợc thực hiện chặt chẽ giúp các đơn vị sản xuất đƣợc thắt chặt về quy củ và chất lƣợng kinh doanh.

Về sản lượng, quy hoạch sản phẩm: Sau khi Quyết định số: 2435/QĐ-

BCT của Bộ công thƣơng về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đƣợc ban hành, các tỉnh đã nỗ lực phát triển theo quy hoạch. Hiện cả nƣớc có khoảng 20 nhà máy bia có công suất lớn (trên 50 triệu lít/năm), còn lại là các nhà máy qui mô 20 triệu lít/năm và các nhà máy nhỏ công suất 10 triệu lít/năm. Theo quy hoạch ngành, số lƣợng doanh nghiệp có trang thiết bị lạc hậu giảm từ 500 cơ sở xuống còn 118 cơ sở. Đa số các doanh nghiệp đã và

đang sử dụng các hệ thống sản xuất tiêu chuẩn ISO, HACCP ((Hazard Analysis and Critical Control Points – Hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa). Các nhà máy bia công suất lớn đều có phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu, chất lƣợng sản phẩm và lƣu mẫu. Tuy nhiên chất lƣợng sản phẩm do các hộ gia đình, tƣ nhân sản xuất vẫn chƣa đƣợc quản lý, kiểm soát nghiêm ngặt.

Theo tính toán của Bộ Công nghiệp, sản lƣợng bia năm 2005 ở VN là 1,5 tỉ lít bia. Về sản lƣợng rƣợu, thống kê của hiệp hội là gần 600 triệu lít/năm. 60-70% trong đó là rƣợu sản xuất thủ công. Theo Kết quả nghiên cứu đánh giá tình trạng lạm dụng rƣợu bia ở VN - Chƣơng trình hợp tác y tế VN- Thụy Điển; Cơ quan thực hiện: Viện Chiến lƣợc và chính sách y tế , tốc độ đầu tƣ vào sản xuất rƣợu bia đã tăng rất cao từ những năm đầu thập niên 1990 trở lại đây, với sự tham gia của đầy đủ các thành phần kinh tế nhƣ quốc doanh, liên doanh, T.Ƣ, địa phƣơng, 100% vốn nƣớc ngoài, tƣ nhân, cổ phần. Sản lƣợng bia cũng tăng trƣởng với tốc độ cao: 30% những năm từ 1990- 1996; 10-15% những năm từ 1996 đến nay. Mức tăng trƣởng dự báo trong thời gian tới là 8-10%, sản lƣợng dự báo đến 2010 là 1,5 tỉ lít. Với rƣợu, tổng sản lƣợng ƣớc tính cả nƣớc đạt 350 triệu lít/năm. Hiện tại, mức tiêu thụ bình quân ở nƣớc ta là 15,8 lít bia và 3,9 lít rƣợu/ngƣời/năm.

Theo quy hoạch, đã có một số địa phƣơng đƣợc phân bổ để tập trung sản xuất nguyên liệu cho rƣợu, ví dụ dự án Nho ở Ninh Thuận, tuy nhiên vẫn chƣa có tính hệ thống.

Về giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm bia rƣợu có liên quan trực

tiếp đến thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi tăng thuế tiêu thụ, nhà nƣớc hƣớng đến 2 mục đích cơ bản: Tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc và điều tiết hƣớng tiêu dùng với nhóm hàng đặc biệt, không tốt cho nhà nƣớc là bia rƣợu. Hiện mỗi năm, thuế tiêu thụ đặc biệt nộp vào ngân sách khoảng 35.000 – 40.000 tỉ

đồng, trong đó chủ yếu là từ các mặt hàng bia rƣợu, thuốc lá. Riêng mặt hàng bia đang phải chịu ba loại thuế gồm thuế tiêu thụ đặc biệt (50%), thuế nhập khẩu (50%) và thuế giá trj gia tăng (10%). Tuy nhiên trên thực tế ngƣời dân uống bia rƣợu không phải vì giá thành thấp mà vì nhu cầu giao thƣơng và sở thích. Vậy nên tác động hiệu quả của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với việc giảm tiêu dùng rƣợu bia là chƣa rõ rệt. Ngƣợc lại có những bất cập nhất định sẽ đƣợc đề cập đến ở phần sau.

Về tình hình nhập khẩu, kiểm soát gian lận: Để quản lý hoạt động sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp ngành bia), Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, đầu tƣ, đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm... Bên cạnh những chính sách chung, một số ngành đặc thù nhƣ sản xuất thuốc lá điếu, sản xuất đồ uống có cồn, Nhà nƣớc lại có những biện pháp quản lý riêng.

Nghị định sản xuất và kinh doanh rƣợu đƣợc ban hành nhƣ một bàn đạp lớn giúp ngành sản xuất và kinh doanh rƣợu đi vào nề nếp, đẩy mạnh chất lƣợng và hình ảnh của sản phẩm. Trƣớc khi ban hành Nghị định, sản lƣợng rƣợu thủ công chiếm 78% (360 triệu lít), rƣợu công nghiệp chếm 17,7% (82 triệu lít) , rƣợu cao cấp chiếm 4,9% (19 triệu lít), trong khi đó rƣợu thủ công do dân tự do nấu là loại rƣợu khó kiểm soát về chất lƣợng, tem mác, vệ sinh an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe. Sau khi ban hành, ngƣời tiêu dùng đã chuyển dần sang sử dụng rƣợu sản xuất công nghiệp với chất lƣợng đảm bảo hơn rƣợu thủ công. Vấn đề giấy phép kinh doanh và cấp phép sản xuất cũng đƣợc cải thiện, đặc biệt các hộ sản xuất rƣợu thỉ công cũng đã phần nào ý thức đƣợc quy định của nhà nƣớc về quản lý và kinh doanh rƣợu, trong đó đặc biệt lƣu tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về tác động của đồ uống có cồn đến xã hội: Hành vi của ngƣời tiêu

trong lựa chọn sản phẩm. Theo các khảo sát cho thấy, hiện nay tại các làng quê, ngƣời dân đã chuyển dần sang sử dụng rƣợu can đƣợc sản xuất tại các nhà máy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các loại rƣợu quê có nhãn mác. Tỷ lệ ngƣời dân mang rƣợu thủ công đi bán rong tại thành phố giờ đã chấm dứt.

Đối với ngành bia, các doanh nghiệp nòng cốt chuyển nhanh sang sản xuất quy mô lớn hơn, đầu tƣ các dây chuyền thiết bị hiện đại đáp ứng phần nào đƣợc nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trƣờng. Ngoài đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nƣớc, ngành Bia còn tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho khoảng gần triệu lao động. Ngành Bia chiếm khoảng 3-4% lao động nhƣng tạo ra khoảng 7% giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm nhờ vào năng suất lao động ngành Bia cao hơn nhiều so với các ngành khác. Ngoài ra,, ngành bia còn có những đóng góp nhất định vào an sinh xã hội tại các địa phƣơng nơi sản xuất và các hoạt động cộng đồng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)