CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về thị trƣờng đồ uống có cồn tại Việt Nam
Đồ uống có cồn tại Việt Nam là một thị trƣờng đầy tiềm năng, nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu ngƣời sử dụng lẫn sự thâm nhập của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc vào lĩnh vực này
Là nƣớc sở hữu xấp xỉ 90 triệu dân, lại có cơ cấu dân số trẻ đang ở tuổi trƣởng thành, có nhu cầu tiêu thụ đồ uống dồi dào, Việt Nam thực sự là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Theo nguồn từ Bộ công thƣơng, tính đến 2013, mức tiêu thụ bình quân theo đầu ngƣời của ngành bia đạt hơn 32 lít/ngƣời, dù trong bối cảnh kinh tế suy thoái nhƣng tốc độ tăng trƣởng đồ uống không dƣới mức khá. Theo Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thƣơng, hiện nay cả nƣớc có hơn 130 doanh nghiệp sản xuất đồ uống, gồm doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đáng chú ý có cả những doanh nghiệp đến từ Mỹ, Châu Âu đều đã có mặt tại Việt Nam. Với sức cạnh tranh không nhỏ trên, đòi hỏi ngành kinh doanh đồ uống nói chung và đồ uống có cồn nói riêng phải không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và sản xuất để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh thế giới phẳng, và mọi sự lựa chọn có thể đƣợc quyết định dễ dàng khi nhận thức và điều kiện của ngƣời dân đƣợc nâng cao.
Nhìn nhận về mặt hàng đồ uống có cồn, không thể phủ nhận vai trò đóng góp của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Là một ngành có nguồn gốc phát triển lâu đời, thói quen sử dụng rƣợu bia của ngƣời dân càng đƣợc phát huy khi đời sống đƣợc cải thiện, theo đó ngành sản xuất và bia rƣợu cũng có
chỗ đứng khá vững chắc trong nền kinh tế. Ngành hàng này có mức tăng trƣởng và đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc tƣơng đối lớn. Bên cạnh đó, ngành còn tạo đƣợc công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Sản xuất - Kinh doanh đồ uống có cồn là một ngành đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân với nhiều chủng loại đa dạng. Với bia là các dòng sản phẩm nhƣ bia lon, bia chai, bia hơi, bia đen, với rƣợu là các sản phẩm nhƣ rƣợu thủ công, rƣợu công nghiệp, rƣợu trắng,…những sản phẩm đa dạng này phần lớn đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân.
Sản xuất - Kinh doanh đồ uống có cồn là ngành đóng góp lớn về tỷ trọng trong nền kinh tế: Ngành Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát có giá trị tăng thêm tăng liên tục cả về con số tuyệt đối, cả về tỷ trọng đóng góp vào giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo Bộ công thƣơng, ngành Bia, rƣợu, nƣớc giải khát luôn có chiều hƣớng đi lên về sản lƣợng. Tháng 5 năm 2015, sản lƣợng bia các loại ƣớc đạt 287,8 triệu lít, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lƣợng bia các loại của Tổng công ty cổ phần Rƣợu – Bia – Nƣớc giải khát Hà Nội ƣớc đạt 82,8 triệu lít, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trƣớc; Tổng công ty cổ phần Rƣợu – Bia – Nƣớc giải khát Sài Gòn ƣớc đạt 117,8 triệu lít, tăng 3,2% so với cùng kỳ.Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, sản lƣợng bia các loại ƣớc đạt 1.218,2 triệu lít, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lƣợng bia các loại của Tổng công ty cổ phần Rƣợu – Bia – Nƣớc giải khát Hà Nội ƣớc đạt 225,5 triệu lít, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trƣớc; Tổng công ty cổ phần Rƣợu - Bia - Nƣớc giải khát Sài Gòn ƣớc đạt 576 triệu lít, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
(Trăm triệu lít)
Hình 3.1 Sản lƣợng bia ở Việt Nam theo các năm từ 1990 – 2025
Nguồn: Viện Kirin, Bộ Công Thương (Triệu lít)
Hình 3.2 Sản lƣợng bia ở Việt Nam theo các năm từ 2010 – 2015
Bảng 3.1. Phát triển thức uống có cồn ở Việt Nam Chỉ tiêu 2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* Chỉ tiêu 2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* Doanh thu (Tỷ đồng) 30.915 34.559 38.554 42.839 47.596 52.848 Tăng trƣởng hàng năm (%) 10,20 11,78 11,56 11,12 11,10 11,03 Tiêu thụ thức uống có cồn (Triệu lít) 2.105 2.268 2.477 2.702 2.944 3.205 Tiêu thụ bia (Triệu lít) 2.089 2.251 2.461 2.685 2.927 3.186 Tiêu thụ rƣợu mạnh
(Triệu lít) 15,73 16,26 16,72 17,24 17,79 18,38
Nguồn: Business Monitor International Vietnam Food & Drink report
Sản xuất - Kinh doanh đồ uống có cồn là ngành đóng góp lớn vào ngân sách nhà nƣớc: Sản phẩm bia, rƣợu là những sản phẩm không chỉ có thuế VAT mà còn chịu thuế tiêu thụ dặc biệt và nói chung có mức thuế xuất cao. Vì thế ngành sản xuất bia - rƣợu - nƣớc giải khát là một trong số ít ngành đóng góp cho ngân sách lớn, với tỷ lệ khoảng bằng 50% doanh thu tiêu dùng của ngành và với tổng mức thu nộp vào cả ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng hiện nay khoảng trên 30 ngàn tỷ đồng/năm.
Sản xuất - Kinh doanh đồ uống có cồn là ngành giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối, cung ứng, vận tải; tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và đóng góp ngân sách của các địa phƣơng, phát triển mạng lƣới phân phối, bán lẻ, góp phần cải thiện đời sống ngƣời lao động trên các vùng miền trong cả nƣớc. Theo báo cáo điều tra của Viện Nghiên cứu chiến lƣợc, vào năm 2012 số lao động làm việc tại nhà máy sản xuất bia là 67.705 ngƣời, trong đó có 3.220 ngƣời làm thời vụ. Tại các cơ sở dịch vụ. Tại các cửa hàng kinh doanh bia, số lao động là 186.311 ngƣời, riêng nhân viên nhà hàng là 173.400 ngƣời. Ngoài ra, để ngành bia sản xuất, tiêu thụ ổn định đòi hỏi có những hoạt động hỗ trợ từ các
ngành khác nhƣ nông nghiệp, công nghiệp bao bì, đóng gói, vận tải, marketing…với tổng lao động tham gia là 40.666 ngƣời.
Sản xuất - Kinh doanh đồ uống có cồn là ngành thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: Sự phát triển của ngành bia rƣợu liên quan đến ngành sản xuất các nguyên liệu đầu vào nhƣ gạo, đại mạch, hoa quả, từ đó ngành nông nghiệp có cơ sở phát triển. Liên quan đến quy trình sản xuất và việc sử dụng máy móc hiện đại sẽ giúp ngành cơ khí phát triển, liên quan đến bao bì nhãn mác cũng sẽ thúc đẩy ngành in ấn quảng cáo phát triển, ngoài ra còn những ngành dịch vụ khác cũng song hành nhƣ dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ du lịch,…
Sản xuất - Kinh doanh đồ uống có cồn là ngành thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: Do tăng trƣởng kinh tế, và sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch nên thị trƣờng bia rƣợu Việt Nam đƣợc nhiều ƣu ái. Theo Tổ chức Giám sát Kinh doanh quốc tế (BMI) dự báo trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, doanh số của ngành sẽ tăng 7,5%, còn doanh thu sẽ tăng 10,5% khi mà ngƣời tiêu dùng bắt đầu sử dụng các loại đồ uống có giá trị cao hơn.