Tiêu chí đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động sản xuất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại việt nam (Trang 34 - 37)

1.3. Quản lý nhà nƣớc về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn

1.3.3. Tiêu chí đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động sản xuất và

doanh đồ uống có cồn

Tiêu chí quản lý chất lượng của ngành đồ uống có cồn: Bảo đảm đồ

uống đạt vệ sinh thực phẩm; áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP và vệ sinh môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14.000.

Tiêu chí quản lý sản lượng của ngành đồ uống có cồn cũng như quy

hoạch theo từng vùng miền: Nhƣ đã đề cập ở mục “ QLNN về sản lƣợng đồ

uống có cồn tại Việt Nam”, QLNN về sản lƣợng thực chất là việc quản lý việc phân bố, quy hoạch theo vùng để đảm bảo: mục tiêu sản lƣợng đặt ra phù hợp cả về điều kiện sản xuất, khả năng sản xuất của từng vùng và tỷ lệ phân bổ sản phẩm đƣợc tiêu thụ tại khu vực sản xuất và các khu vực lân cận. Theo “Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” , nhà nƣớc đã đề ra những mục tiêu khái quát và cụ thể: Xây dựng Ngành Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nƣớc; các sản phẩm bia, rƣợu, nƣớc giải khát đƣợc sản xuất có chất lƣợng cao, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có thƣơng hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

Nhà nƣớc cũng thể hiện những mục tiêu kinh tế cụ thể khi tiến quy hoạch để phát triển ngành bia rƣợu, ví dụ lên kế hoạch phát triển sản lƣợng theo vùng: sản xuất với sản lƣợng phù hợp cho từng vùng để cân bằng năng lực sản xuất, năng lực kinh tế và năng lực tiêu thụ của khu vực đó và các khu vực lân cận. Việc bố trí năng lực sản xuất bia, rƣợu, nƣớc giải khát theo vùng và lãnh thổ tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng đáp ứng chiến lƣợc phát triển kinh tế của Nhà nƣớc theo từng giai đoạn.

Tiêu chí QLNN về giá: Nhà nƣớc kiểm soát về giá của đồ uống có cồn thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt. Trên thế giới, đồ uống có cồn đƣợc xếp vào hàng đầu cùng thuốc lá - đƣợc xem nhƣ mặt hàng đƣợc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao nhất. Năm 2010, thuế tiêu thụ đặc biệt của rƣợu và bia ở mức 45% nhƣng đến 01/01/2018, mặt hàng này đƣợc đánh thuế lên tới 65%. Mục đích của việc tăng thuế là để hạn chế tiêu dùng trong nƣớc, tuy nhiên đây cũng là hạn chế với doanh nghiệp khi phải kích cầu cho một mặt hàng ngày càng tăng giá và không mang lợi ích cho sức khỏe.

Tiêu chí QLNN về nhập khẩu, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trái

phép

Về nhập khẩu rƣợu: Đảm bảo 100% thƣơng nhân/ doanh nghiệp nhập khẩu rƣợu bia đều phải có giấy phép nhập khẩu và tuân thủ các quy định chung về nhập khẩu.

Về kinh doanh rƣợu trên thị trƣờng: Đảm bảo 100% thƣơng nhân/ doanh nghiệp hoạt động mua, bán hoặc đại lý mua, bán rƣợu các loại trên thị trƣờng đều phải có ký kinh doanh và có Giấy phép kinh doanh rƣợu do Sở thƣơng mại cấp.

- Cấm kinh doanh rƣợu trong các trƣờng hợp sau: Kinh doanh rƣợu không có Giấy phép kinh doanh rƣợu hoặc sai với địa điểm, nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh rƣợu đƣợc cấp; Bán các loại rƣợu nhập lậu hoặc rƣợu không dán tem rƣợu nhập khẩu ; bán các loại rƣợu không có giấy phép sản xuất, không đăng ký chất lƣợng sản phẩm, không có nhãn hàng hoá, không đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định.

- Tăng cƣờng nhận thức tối đa của các đối tƣợng kinh doanh và tiêu thụ đồ uống có cồn:

Đảm bảo 100% thƣơng nhân/ doanh nghiệp nhận thức đƣợc các quy định xử phạt khi sản xuất, kinh doanh rƣợu trái phép

Đảm bảo hạn chế, chỉ còn tối đa 10% thƣơng nhân, doanh nghiệp sai phạm ở mức độ xử phạt hành chính.

Đảm bảo định hƣớng nhận thức để 100% doanh nghiệp, cá nhân sai phạm không tái phạm và hiểu rõ tác động tiêu cực của đồ uống có cồn nếu thiếu kiểm soát , kinh doanh sai trái.

Tiêu chí QLNN về tác động của đồ uống có cồn đối với xã hội

Hạn chế dẫn đến chấm dứt điểm hiện trạng Bán rƣợu tại các địa điểm : bệnh viện, trƣờng học, công sở, bến tàu, bến xe, nhà ga, sân bay, sân vận động, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật ( trừ việc bán rƣợu tại các cửa hàng miễn thuế ); Bán rƣợu bằng máy bán hàng tự động; Bán rƣợu cho trẻ em dƣới 16 tuổi và học sinh phổ thông các cấp; Quảng cáo rƣợu trái với quy định của pháp luật; Dùng rƣợu để khuyến mại hoặc làm giải thƣởng cho các cuộc thi.

Giảm dần tiến tới chấm dứt việc lƣu thông rƣợu, bia và đồ uống có cồn khác không bảo đảm tiêu chuẩn chất lƣợng trên thị trƣờng

Giảm mức gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rƣợu bình quân/ngƣời trƣởng thành. Ngăn chặn hành vi lạm dụng, sử dụng rƣợu bia của ngƣời dƣới 18 tuổi; viên chức, ngƣời làm việc trong các lực lƣợng vũ trang không sử dụng rƣợu, bia và đồ uống có cồn khác trƣớc và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trong ngày làm việc và ngày trực

Giảm thiểu số lƣợng ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông sử dụng rƣợu, bia và đồ uống có cồn khác; hạn chế tối đa bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng do lạm dụng rƣợu, bia và đồ uống có cồn khác

Đến năm 2016, đại đa sốngƣời dân tiếp cận thông tin và ý thức đƣợc tác hại của đồ uống có cồn và 50% dân cƣ trong cộng đồng có nhận thức đúng về vấn đề này. Đồng thời tích cực sàng lọc và phát hiện sớm những ngƣời nghiện bia rƣợu, đẩy mạnh việc tƣ vấn, điều trị cai nghiện và chống tái nghiện

tại cộng đồng. Ngoài ra triển khai hiệu quả việc điều trị bệnh mãn tính phát sinh có liên quan đến rƣợu, bia và đồ uống có cồn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)