CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến quản lý nhà nƣớc đố
đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn
3.3.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị: Việt Nam tham gia Khu vực thƣơng mại tự do
ASEAN (AFTA) và đặc biệt với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã có sức ảnh hƣởng không nhỏ tới nền kinh tế nói chung và ngành hàng bia rƣợu nói riêng. Đây thực sự vừa là cơ hội, vừa là thách thức với ngành này. Về cơ hội, các doanh nghiệp đồ uống sẽ có điều kiện học hỏi nƣớc bạn, bênh cạnh đó, do điều kiện hội nhập nên các cơ quan QLNN phải xóa bỏ các rào cản thƣơng mại bất hợp lý, góp phần làm minh bạch hơn hệ thống quy định, chính sách và các cơ chế liên quan.
Đối với thị trƣờng đồ uống có cồn nói riêng cũng nhƣ các các doanh nghiệp sản xuất rƣợu bia nói chung, môi trƣờng chính trị nhƣ trên buộc họ phải nâng cao sức cạnh tranh về chất lƣợng, hình ảnh sản phẩm, chính sách giá , đặc biệt là khi các doanh nghiệp nƣớc ngoài bị đánh thuế nhập khẩu thấp dần, từ 80% xuống còn 65% và dần sẽ điều chỉnh xuống còn 35% theo lộ trình
Môi trường kinh tế và xã hội: Do nền kinh tế phát triển ổn định và xu hƣớng đô thị hóa ngày càng tăng nên xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời tiêu dùng cả nông thôn lẫn thành thị đều thay đổi theo. Bia vẫn đƣợc xem là đồ uống chiếm lĩnh thị trƣờng về doanh số và doanh thu. Dự báo năm 2016 doanh số bia sẽ tăng 32,8%, song song đó rƣợu vẫn tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Tại thành thị, do mức sống cao cộng thêm sự tiếp nhận thông tin từ các kênh quảng cáo rộng rãi nên ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng chuyển sang dùng đồ uống có giá trị hơn, ví dụ nếu là bia thì sẽ là Heineken, Tiger, hoặc các dòng sản phẩm cao cấp của Bia Sài Gòn. Tại các khu vực nông thôn, ngƣời tiêu dùng giờ cũng không còn dùng bia hơi mà thay vào đó là bia lon, bia chai
Ngoài ra, Việt Nam không phải là một nƣớc có nhiều tôn giáo nên ngƣời dân có điều kiện thoải mái sử dụng đồ uống có cồn. Thêm vào đó, nƣớc ta lại là nƣớc có nhiều tập tục, lễ hội, dịp hội hè, nên ngƣời tiêu dùng có nhiều dịp để sử dụng đồ uống có cồn.
Nhƣ vậy, kinh tế xã hội mà cụ thể ở đây là quá trình đô thị hóa và văn hóa của xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp tới hành vi ngƣời tiêu dùng. Nhà nƣớc muốn quản lý về sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn thì phải tiếp cận trên phƣơng diện tuyên truyền để kiểm soát thông tin tới ngƣời dân.
Yếu tố công nghệ: Tại Việt Nam, công nghệ sản xuất bia phát triển đã
giúp định hƣớng đƣợc những sản phẩm mới không những có tác dụng giải khát mà còn góp phần hạn chế tác hại của cồn, ví dụ sản phẩm bia không cồn là một điển hình. Công nghệ sản xuất bia không cồn từ bia sau lên men hoàn toàn, cụ thê hơn là phƣơng pháp loại cồn trong bia bằng nhiệt đã tạo ra bia không cồn , vẫn đảm bảo mùi vị đặc trƣng và thành phẩm đáp ứng nhu cầu của từng hãng, từng nhà máy. Sự ra đời của sản phẩm bia không cồn đã cho các nhà sản xuất và tiêu dùng một lựa chọn mới với chi phí đầu tƣ hệ thống sản xuất thấp, chi phí sản xuất là tối thiểu, giá thành sản phẩm bia
không cồn là hợp lý với ngƣời tiêu dùng và đặc biệt sản phẩm bia không cồn phải giữ đƣợc hƣơng vị đặc trƣng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu quen thuộc của ngƣời Việt.
Yếu tố tự nhiên: Khí hậu Việt Nam nóng và khô nên nhu cầu sử dụng
bia rƣợu là không thể thiếu. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên hiện tại cũng chƣa hẳn đáp ứng đƣợc mong muốn của chúng ta khi phát triển sản phẩm ví dụ chúng ta sở hữu nguồn nƣớc khoáng thiên nhiên dồi dào nhƣng nguyên liệu nhƣ đại mạch thì lại chƣa có để cho ra những sản phẩm mới ƣu việt hơn.
3.3.2. Môi trường vi mô
Yếu tố vốn: Tại Việt Nam, ngành hàng bia hiện đang có ƣu thế hơn so
với rƣợu về cơ sở vật chất, còn ngành rƣợu thì công cụ máy móc chƣa đồng bộ và cũng chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng. Đơn cử một đơn vị sản xuất bia điển hình mang quy mô lớn của Việt Nam là Bia Sài Gòn, khởi đầu chỉ là một phân xƣởng nhỏ đƣợc sáng lập từ năm 1875 với cơ sở vật chất thô sơ, đến năm 1910 mới đi vào hoạt động hoàn chỉnh, sản xuất bia, nƣớc ngọt và nƣớc đá, tuy nhiên trong suốt thời gian từ năm 1954 đến 1964, nhà máy tiếp tục cải tạo, nâng cấp , đến năm 1985 đã lắp đặt hệ thống chiết lon, cho ra đời sản phẩm bia lon đầu tiên, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, nâng sản lƣợng bia năm 1985 đạt 56,58 triệu lít. Tuy nhiên, nếu so với ngành hàng khác, ví dụ nhƣ ngành công nghiệp sữa, thì ngành sản xuất bia rƣợu nói chung vẫn đang đi sau. Hiện một số những doanh nghiệp sữa nhƣ Vinamilk, TH True Milk có phần mềm quản lý hệ thống, hơn nữa doanh nghiệp cổ phần hóa nên đƣa đƣợc trình độ của giới tƣ bản về Việt Nam sớm hơn, hoặc với những doanh nghiệp bia nƣớc ngoài nhƣ Heineken, Sapporo không những có kinh nghiệm về quản lý mà còn có tài chính nên có điều kiện tập trung tài lực vào marketing, trả lƣơng cho nhân công chất lƣợng nên dù thị phần và sự tin tƣởng của dân bản
địa chƣa nhiều nhƣng họ vẫn đƣợc biết đến nhƣ những loại bia hạng sang và đƣợc tin dùng với những ngƣời có điều kiện
Một sản phẩm cũng nhƣ một thị trƣờng muốn phát triển theo hệ thống một cách ổn định và khoa học thì phần cơ sở vật chất và vốn đầu tƣ là những yếu tố không thể thiếu để làm nên thành công.
Yếu tố lao động: Đòi hỏi về nhân lực trong sản xuất đồ uống Việt Nam
gồm hai nhánh:1) Nhân sự cấp cao - Những ngƣời đƣa ra định hƣớng để phát triển doanh nghiệp đồ uống; 2) Nhân sự cấp thấp hơn - Những ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, vận hành máy móc
Đánh giá khách quan, nhân sự ngành đồ uống có cồn hiện vẫn chƣa linh hoạt nếu không muốn nói là trì trệ. Nguyên nhân do phần lớn các công ty bia, rƣợu của nhà nƣớc dù thị phần lớn và có sản phẩm đƣợc tin dùng, nhƣng bản chất doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc cổ phần hóa nên còn phụ thuộc, chƣa linh hoạt tiếp cận các phƣơng thức đổi mới từ nƣớc ngoài, còn hạn chế ở việc sử dụng công nghệ trong công tác sản xuất, kinh doanh và quản lý nên năng suất chƣa cao. Với những nhân sự cấp thấp hơn, họ chƣa đủ khả năng để vận hành máy móc hiện đại cũng nhƣ chƣa có tiếng nói để đề xuất những quy trình, cách thức làm việc mới nên gần nhƣ chƣa phát huy đƣợc khả năng.
Trình độ công nghệ, yếu tố nguyên liệu, hương liệu: Với sản phẩm bia,
tại Việt Nam có khoảng 70% nguyên liệu đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài trong đó có malt. Khối lƣợng malt hàng năm lên tới 120.000 đến 130.000 tấn giá, tƣơng đƣơng 52 triệu USD. Việc sử dụng tối đa nguyên liệu trong nƣớc đang là mục tiêu ƣu tiên để phát triển ngành bia đạt chất lƣợng. Theo Quyết địng 28/2002/QÐ-TTg, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Tổng công ty Rƣợu-Bia-Nƣớc giải khát Việt Nam phối hợp với địa phƣơng nghiên cứu trồng đại mạch trong nƣớc để thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu. Với ngành rƣợu, Việt Nam có ƣu thế vì là nƣớc nông nghiệp trong khi nguyên liệu chính của rƣợu là từ
gạo, tuy nhiên với những rƣợu phải nhập ngoại nhƣ rƣợu vang do điều kiện tự nhiên không cho phép thì lại bị chịu đủ thứ thuế nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu nên vẫn còn nhiều hạn chế.