CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về QLNN đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Về chất lượng sản phẩm:
Đối với mặt hàng rƣợu, nghị định 94/2012 /NĐ – CP quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất rƣợu phải đáp ứng những điều kiện nhƣ: có giấy phép sản xuất, kinh doanh; sản xuất rƣợu phải có đăng ký chất lƣợng sản phẩm; giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm; các sản phẩm rƣợu trong nƣớc và nhập khẩu phải có tem, nhãn trên bao bì; các hộ kinh doanh rƣợu phải có hợp đồng buôn bán, tiêu thụ rƣợu… nhằm mục tiêu quản lý chặt chẽ việc sản xuất, phân phối và bán lẻ rƣợu trên thị trƣờng. Tuy nhiên các hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn rất thờ ơ, đặc biệt là các hộ sản xuất rƣợu thủ công. Sau một năm nghị định đi vào hoạt động, sở công thƣơng mới cấp đƣợc 03 giấy phép cho đơn vị sản xuất rƣợu và 06 giấy phép cho đơn vị kinh doanh rƣợu. Tại các huyện thành phố cũng chỉ cấp 03 giấy phép cho hộ sản xuất tại Việt Yên.
Về chất lƣợng rƣợu: Theo báo cáo của Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh, các loại rƣợu trắng trên thị trƣờng đa số có chỉ số andehyt (hóa chất dùng trong quá trình sản xuất nhựa, phẩm màu, nƣớc hoa và dƣợc phẩm, nếu có nhiều trong rƣợu sẽ gây mù mắt) vƣợt quá quy định (khoảng 95,6%); Methanol không đạt chiếm tỷ lệ 44%. Đa số các sản phẩm rƣợu đƣợc sản xuất tại các cơ sở có quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, bằng phƣơng pháp nấu thủ công sau khi ủ lên men vi sinh Trung Quốc, men cổ truyền… Việc nấu rƣợu tự phát tại gia đình khiến công tác kiểm soát vấn đề vệ sinh trong sản xuất và lƣu thông phân phối các sản phẩm rƣợu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều ngƣời dân chƣa có ý thức bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và sử dụng dẫn đến tình trạng các loại rƣợu kém chất lƣợng vẫn lƣu thông tự do trên thị trƣờng. Sản phẩm sản xuất không đúng tiêu chuẩn:sản phẩm giả ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời sử dụng, sản phẩm nhập lậu gây thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời gây ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp làm ăn chính đáng.
Về chất lƣợng bia: Tại các cơ sở nấu rƣợu thủ công, do muốn hạ giá thành nên điều kiện vệ sinh, chất lƣợng sản phẩm không đƣợc cao, thiết bị sản xuất cũng không đƣợc đảm bảo, đặc biệt nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Tại Đức luật ra đời cách đây 500 năm ghi rõ bia phải có nguồn gốc nguyên liệu chủ yếu là đại mạch, tuy nhiên tại Việt Nam, có những nơi sản xuất bia với công thức nguyên liệu không đồng nhất, thay vì sử dụng đại mach thì lại dùng ngô, khoai.. Đa phần các loại bia gia công hay còn gọi bia cỏ đều đƣợc sản xuất không hợp quy trình, thời gian sản xuất rút ngắn khiến độc tố trong quá trình lên men chƣa giải ra đƣợc gây đau đầu, mệt mỏi cho ngƣời sử dụng. Hơn nữa, trang thiết bị, công nghệ không đảm bảo quy chuẩn cũng khiến cho nhiệt độ không ổn định, lên xuống thất thƣờng cũng là một nguyên nhân gây nên các độc tố nhƣ diaxetyl và aldehyde cao khi ra bia thành phẩm.
Về sản lượng, quy hoạch sản phẩm:
Về quy mô các máy: Trong số các doanh nghiệp của ngành Bia - Rƣợu -
Nƣớc giải khát, có tới 90% là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ Các cơ sở sản xuất nhỏ đi kèm với công nghệ lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm thấp và gây ô nhiễm môi trƣờng. Do hạn chế về tài chính và ý thức bảo vệ môi trƣờng kém nên việc đầu tƣ thiết bị, công trình xử lý ô nhiễm còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Có những cơ sở không có bể chứa và biện pháp xử lý chất thải, tất cả nƣớc thải đƣợc xả trực tiếp ra hệ thống thoát nƣớc chung.
Về mạng lưới sản xuất: Việc bố trí mạng lƣới sản xuất cũng chƣa thực
sự hợp lý. Khu vực miền Trung nơi có nhiều điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng, khí hậu lại khô và nóng, nhu cầu về bia, rƣợu, nƣớc giải khát sẽ rất lớn nhƣng lại chỉ có những cơ sở sản xuất nhỏ. Chẳng hạn nhƣ đối với sản phẩm bia, trong vùng có Công ty Bia Huế là doanh nghiệp lớn hơn cả (công suất 100 triệu lít/năm), nhƣng sản phẩm lại mới chỉ đáp ứng đƣợc chủ yếu ở thị trƣờng Huế, các tỉnh khác nhƣ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…hầu hết phải vận chuyển sản phẩm của SABECO, HABECO…về để tiêu thụ.
Năng lực sản xuất bia thực tế trên cả nƣớc đƣợc bố trí theo 6 vùng kinh tế đã đi chệch hƣớng so với quy hoạch ban đầu, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khi công suất thực tế gần gấp đôi so với quy hoạch, trong khi ở phía Bắc lại không đạt mục tiêu (quy hoạch/công suất là 191/150). Nguyên nhân do Nhà nƣớc căn cứ trên nền thu nhập từng vùng để xây dựng nhu cầu. Cũng theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2010, sản lƣợng bia sản xuất mỗi năm đạt 2,5 tỷ lít, năm 2015 đạt 4 tỷ lít mỗi năm và đạt 6 tỷ lít vào năm 2025.Thế nhƣng đến nay, sản xuất và tiêu thụ bia mới đạt 3,2 tỷ lít là chƣa đạt mục tiêu đề ra. Trong khi đó, công suất sản xuất bia mới chỉ đạt 81% quy hoạch đã phê duyệt.
Bảng 3.4: Tổng công suất và số nhà máy của ngành Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát dự kiến đến hết năm 2015
Bia Rƣợu Nƣớc giải khát
Tổng công suất thiết kế (triệu lít) 5.385 235 5.227 Số lƣợng nhà máy 158 90 1.013
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008
Bảng 3.5: Phân bố công suất sản xuất theo vùng đến năm 2015
Đơn vị: %
Bia Rƣợu Nƣớc giải khát
Vùng Đồng bằng sông Hồng 33,16 29,49 27,11 Vùng Trung du miền núi phía Bắc 4,77 9,16 3,94 Vùng Duyên hải miền Trung 27,46 12,63 14,28 Vùng Tây Nguyên 1,99 5,09 1,08 Vùng Đông Nam Bộ 24,80 29,91 28,97 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 7,82 13,72 24,62
Cả nƣớc 100 100 100
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008
Về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu: Bên cạnh việc bố trí mạng lƣới
sản xuất chƣa hợp lý, ngành cũng chƣa có các quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất. Việc nghiên cứu nguyên liệu đại mạch cho bia chƣa có kết quả nhất định mà chỉ dừng ở khâu khảo sát, hoa quả làm nguyên liệu cho rƣợu cũng chỉ đƣợc thu mua tại vƣờn chứ chƣa có khu vực đƣợc quy hoạch riêng để tập trung cho sản xuất rƣợu. Tình trạng phát triển thiếu cân đối nhƣ trên là do công tác quản lý quy hoạch ngành còn kém, cấp phép đầu tƣ tràn lan, không hiệu quả và một phần là do thiếu vốn.
Về công tác quản lý quy hoạch ngành: Nhu cầu về bia rƣợu giá rẻ vẫn còn phổ biến, các doanh nghiệp hiện có không đáp ứng đƣợc tất yếu dẫn đến hình thành các cơ sở sản xuất ở địa phƣơng để bù đắp khoảng trống này. Hơn nữa, do có thuế tiêu thụ đặc biệt nên nhiều nơi mong muốn có nhà máy bia để tăng thu ngân sách cho địa phƣơng. Rất nhiều cơ sở sản xuất đƣợc cấp phép, tuy nhiên do vốn ít nên đây hầu hết là các cơ sở nhỏ. Mặt khác, việc quản lý quy hoạch ngành Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát mới đƣợc chú trọng từ năm 2000 trở lại đây, trƣớc đó sự phát triển của ngành khá tự do, tuy nhiên các cơ sở sản xuất hiện có lại thƣờng đƣợc phát triển dựa trên các cơ sở sẵn có, do đó chƣa theo kịp với những thay đổi về nhu cầu và chƣa gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu.
Về giá thành sản phẩm: Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện đang bị đánh giá là
bất hợp lý vì nhiều lý do:
Mức thuế bất hợp lý ở một số mặt hàng: Đánh thuế cao hay thấp phụ thuộc vào tác hại của mặt hàng đó, ví dụ đối với rƣợu/ bia, tác hại nhiều hay ít phụ thuộc vào độ cồn. Bia có độ cồn từ 6-8 độ nhƣng bị đánh thuế cao gấp đôi của thuế TTĐB đối với rƣợu hoa quả dƣới 20 độ. Điều này là không phù hợp vì nếu căn cứ vào độ cồn và sự nguy hiểm với sức khỏe thì rƣợu dƣới 20 độ cũng nhƣ rƣợu trên 20 độ là cao hơn bia. Một ví dụ khác: Việc kinh doanh Casino bị đánh thuế 35%, thấp hơn hẳn so với bia, đây cũng là một mối tƣơng quan bất hợp lý cần đƣợc xem xét lại.
Tạo điều kiện cho các hoạt động buôn lậu, trốn thuế: Việc đánh thuế rƣợu bia quá cao khiến các doanh nghiệp chủ động trốn , lậu thuế, làm hàng lậu, đặc biệt Việt Nam với điều kiện đƣờng biển mênh mông, đƣờng bộ hiểm trở dẫn đến khó kiểm soát. Khi xây dựng mức thuế, cũng cần cân nhắc đến khả năng quản lý, nếu thuế càng cao thì càng khuyến khích sản xuất hàng lậuvaà buôn lậu ngày càng nhiều. Ví dụ, trƣờng hợp nâng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá đã làm mức độ buôn lậu thuốc lá càng trầm trọng hơn.
Tóm lại, theo nhận định tác giả, đối với một thị trƣờng mà một tỷ lệ lớn rƣợu bia đang lƣu hành là giả hoặc hàng lậu ( không đánh thuế đƣợc) thì chính sách thuế ít có tác động làm giảm cách thức uống rƣợu có hại, và có thể làm xấu thêm mức độ kinh doanh và tiêu thụ các loại rƣợu bia phi thƣơng.
Về tình hình nhập khẩu, kiểm soát gian lận:
- Về mặt hàng rượu: Theo Hiệp hội Chống hàng giả và gian lận thƣơng
mại Việt Nam (Vatap), tỉ lệ rƣợu giả, rƣợu nhập lậu trên thị trƣờng trong nƣớc những năm gần đây đã giảm mạnh. Tuy nhiên, tình hình nhập lậu và sản xuất rƣợu giả vẫn diễn biến hết sức phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Dù đã đƣợc kiểm soát bằng hình thức tem chống giả, tuy nhiên công nghệ làm tem giả khá tinh vi nên khó có thể phân biệt bằng mắt thƣờng. Đơn cử nhƣ tình hình rƣợu giả của Trung Quốc đƣợc làm bao bì đẹp bán sang Việt Nam với giá đội lên rất cao, đây là những loại rƣợu sản xuất với nguyên vật liệu rẻ nhƣng hình thức lịch sự phù hợp để ngoại giao. Thông thƣờng để nhập khẩu những chai rƣợu xịn thì nhà nhập khẩu sẽ phải chịu rất nhiều loại thuế phí nhƣ phí nhập khẩu, phí vận chuyển, giá gốc rƣợu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tình hình nhập lậu rƣợu vẫn diễn ra với trên 60% lƣợng rƣợu ngoại nhập lậu trên thị trƣờng đƣợc đƣa vào Việt Nam qua tuyến biên giới Tây Nam, miền Trung và gian lận thƣơng mại khi làm thủ tục thông quan và tạm nhập tái xuất. Hậu quả, trong gần 5 năm qua, tại Việt Nam đã có 36 vụ ngộ độc do rƣợu với 249 ngƣời bị ngộ độc và 66 ngƣời chết, trong đó số ngƣời chết do uổng rƣợu trắng có methanol cao là 26, chết do uống rƣợu trắng là 20 ngƣời và rƣợu ngâm cây rừng độc là 13 ngƣời.
- Về mặt hàng bia: Một trong những biện pháp quản lý đƣợc áp dụng là
dán tem. Có ý kiến cho rằng việc dán tem không có hiệu quả mà chỉ làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, công nghệ dán tem cũng chƣa chắc đã đồng nhất với công nghệ sản xuất bia, ngoài ra việc sản xuất bia thƣờng tập
trung nên không khó kiểm soát nhƣ rƣợu, vậy nên việc dán tem là không cần thiết, có chăng việc dán tem chỉ để kiểm soát sản lƣợng.
Bộ Công Thƣơng cho rằng hiện đã và đang tồn tại nhiều vấn đề ảnh hƣởng đến công tác quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bia nhƣ thiếu các thông tin chính xác về tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp; tình trạng nhập lậu bia, bia giả, đặc biệt là hiện tƣợng gian lận thƣơng mại, khai báo không chính xác sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ của nhiều doanh nghiệp sản xuất bia dẫn đến thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nƣớc.
Việc quản lý còn bất cập đã tạo ra môi trƣờng cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà sản xuất kinh doanh chân chính với các nhà sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, trốn thuế. Sản phẩm bia của doanh nghiệp trốn đƣợc thuế sẽ rẻ hơn sản phẩm bia của doanh nghiệp nộp đủ thuế, gây ảnh hƣởng không tốt đến sức khỏe của ngƣời sử dụng. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất bia có quy mô lớn với nhiều nhà máy sản xuất nhƣng cũng chƣa có công cụ hữu hiệu để quản lý tập trung, thống nhất về quy mô, sản lƣợng của mình.
Về tác động của đồ uống có cồn đến xã hội: Đối với mặt hàng bia, do
chƣa có công cụ chính thức để quản lý bia giả nên trên thị trƣờng đã có nhiều nhà sản xuất,buôn lậu làm giả sản phẩm của những thƣơng hiệu bia có tiếng. Đầu năm 2013, nên kinh tế sản xuất bia bị thiệt hại nặng do một khối lƣợng bia rất lớn đã đƣợc chuyển vào Việt Nam qua nhiều con đƣờng gồm đƣờng biển và một số các đƣờng bộ qua biên giới đất liền. Nguyên nhân dẫn đến việc nhập lậu bia giả là do tâm lý sính ngoại của ngƣời Việt và sức tiêu thụ ở thị trƣờng Việt Nam khá lớn. Ngoài ra các quy định quản lý hiện hành vẫn chƣa chặt chẽ khiến những đối tƣợng buôn lậu lách luật. Đơn cử, theo nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 về nhãn hàng hoá, các sản phẩm bia ngoại nhập khẩu vào Việt Nam chỉ phải dán tem trên vỏ thùng bên ngoài,
từng chai bia không cần phải dán nhãn mác, đồng thời khi vận chuyển giao dịch chỉ cần xuất trình chứng từ hợp pháp là đƣợc thông quan, do vậy các đối tƣợng xấu đã lợi dụng để xoay vòng giấy tờ.
Công tác quản lý kinh doanh của ngành hàng đồ uống có cồn vẫn còn bất cập do Nhà nƣớc hiện vẫn không kiểm soát đƣợc ngƣời bán và ngƣời mua trên thị trƣờng: Ngƣời bán và ngƣời mua là hai đối tƣợng chính tham gia trên thị trƣờng, đối với ngành hàng đồ uống có cồn, tại Việt Nam đang xảy ra thực trạng:
- Ngƣời bán – là các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và kinh doanh rƣợu bia đang gia tăng tràn làn về số lƣợng và quy mô dẫn đến mất kiểm soát về chất lƣợng. Sản xuất, kinh doanh rƣợu thủ công:các hộ gia đình sản xuất rƣợu thủ công khá phổ biến, tuy nhiên do chƣa kiểm soát chặt, nhƣ đòi hỏi giấy phép kinh doanh, quy định đƣợc lƣu giữ tối đa khối lƣợng bao nhiên nên ngƣời dân coi thức uống rƣợu nhƣ bữa ăn hàng ngày . Ngoài ra, khi tự sản xuất, do không theo quy trình nhất định nên vệ sinh an toàn chƣa đƣợc đảm bảo, đồng thời sản xuất không có quy hoạch đồng bộ từ chính quyền địa phƣơng xuống nên không theo chuẩn nhất định.
- Sản xuất, kinh doanh rƣợu thủ công, công nghiệp: Bán cho mọi đối tƣợng không kể lứa tuổi, không đòi hỏi các căn cứ để xác định độ tuổi; Không hạn chế khối lƣợng rƣợu, bia bán ra trên một ngƣời; Nhập hàng không rõ nguồn gốc; Quảng cáo, tiếp thị trực tiếp tràn lan, đi vào mọi ngóc ngách cuộc sống ngƣời tiêu dùng
Những điểm trên cho thấy trách nhiệm của ngƣời bán và ngƣời mua chƣa gắn liền với nhau, trong khi mục đích của ngƣời bán là tối đa hóa lợi nhuận, do đó khi có hậu quả thì ngƣời mua thuộc số đông sẽ lãnh đầu tiên.
Ngƣời mua – là các cá nhân sử dụng sản phẩm đồ uống có cồn thiếu kiểm soát dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mọi mặt xã hội, gia đình,…
Tham khảo biểu đồ dƣới đây (theo nguồn Vinaresearch) để thể thấy tần suất uống bia tại các địa phƣơng , đặc biệt tại hai trung tâm chính trí, văn hóa lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đáng chú ý, tỷ lệ uống trên 3 lần/tuần chiếm 47,2% tại TP.Hồ Chí Minh, 68% tại Hà Nội và 57% tại các thành phố khác.
Hình 3.7. Tần suất uống bia theo địa phƣơng
Nguồn: Vinaresearch
Hiện tại nhà nƣớc ta đang chƣa kiểm soát đƣợc ngƣời mua ở những khía cạnh sau