Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng tại huyện Thạch Thất, Hà Nội (Trang 44 - 48)

4. Kết cấu luận văn

3.1. Giới thiệu khái quát về huyện Thạch Thất và công tác giải phóng mặt

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

* Về kinh tế:

Quá trình phát triển kinh tế huyện Thạch Thất giai đoạn 2010 – 2015 được thể hiện rõ nét trong chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh của huyện. Tình hình kinh tế - xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt và đạt được những thành

tựu quan trọng: “Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển

dịch nhanh, năng lực kết cấu hạ tầng và đô thị được tăng cường đáng kể, các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh, quốc phòng được củng cố và giữ vững”, nhận định tại Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXII.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,89%/năm. Đây là kết quả của chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, hiệu quả của hoạt động đầu tư, phát huy nội lực và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển công nghiệp.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, tiếp tục phát triển theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng Công nghiệp - TTCN, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH) tạo ra tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực công nghiệp, dịch vụ. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất là 11.054.755 triệu đồng, ước năm 2015 đạt 12.551.516 triệu đồng. Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế: Công nghiệp - TTCN - XDCB: 67.4% (Năm 2010 là 66,6%, ước năm 2015 đạt 67,7%,), Thương mại - dịch vụ - du lịch: 20.2% (năm 2010 là 18%, ước năm 2015 đạt 20,7%); Nông - lâm - thủy sản: 12.4% (năm 2010 là 15,4%, ước năm 2015 đạt 11,6%).

66.6 18 15.4 65.6 18.1 16.3 62.9 21.2 15.9 62.9 22.7 14.4 67.4 20.2 12.4 67.7 20.7 11.6 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 2014 Ước 2015

Cơ cấu GDP theo giá giá cố định năm 1994 phân theo 03 khu vực kinh tế giai đoạn 2010 - 2015

Công nghiệp -TTCN - XDCB Thương mại - dịch vụ - du lịch Nông - lâm - thủy sản

Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất năm 2010 - 2015 Nguồn Phòng Kinh tế huyện (2015)

Huyện được Chính phủ quy hoạch đô thị vệ tinh nhân tạo, khu công nghệ cao Hòa Lạc, trường Đại học quốc gia Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành Công nghiệp – TTCN – thương mại dịch vụ trong thời gian tới.

Về cơ sở hạ tầng: giao thông, bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc, lưới điện và mức độ điện khí hoá, cấp thoát nước…

Huyện có đường quốc lộ 32 chạy qua phía Bắc, quốc lộ 21A ở phía Tây, đường Đại lộ Thăng Long chạy qua ở phía Nam, tỉnh lộ 80, 84 chạy qua huyện tạo nên mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều tuyến đường cấp huyện đạt tiêu chuẩn đường huyện lộ cấp IV và cấp V đồng bằng. Đã cơ bản hoàn thành việc nhựa hóa, bê tông hóa toàn bộ hệ thống đường liên xã, trục xã, trục thôn, 90% đường làng, ngõ xóm và 80% đường trục chính nội đồng.

100% các xã, thị trấn đã có điện cho sinh hoạt và sản xuất trong đó có cả 3 xã miền núi: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Đã tiến hành nâng cấp

trạm 220KV Sơn Tây từ 220/110 KV – (2x125) MVA nâng công suất lên 500 MVA (2x250) MVA; nâng cấp trạm 220 KV Xuân Mai từ 220/110 KV – (2x125) MVA nâng công suất lên 500 MVA (2x250) MVA.

Đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử. 100% các xã, thị trấn có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối internet băng thông rộng.

Đã đấu nối đường ống với nguồn cấp nước Sông Đà phục vụ cho các xã: Phú Kim, Hữu Bằng, Hương Ngải, Tân Xã và thị trấn Liên Quan. Hiện nay, đã có 85% dân số sống ở nông thôn được dùng nước sạch, hợp vệ sinh; các hộ gia đình đã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quy định.

Xây dựng hệ thống thoát nước chung ở các điểm dân cư tập trung. Lưu vực phía Bắc đại lộ Thăng Long tổ chức thoát nước mưa vào hồ dự kiến và vào kênh Yên Sơn. Lưu vực Nam đường cao tốc và phía Tây kênh Đồng Mô thoát trực tiếp ra Ngòi Than, sau đó tiêu ra Sông Tích ở phía Tây Nam.

* Về xã hội:

- Tình hình dân cư, phong tục tập quán:

Huyện Thạch Thất có dân số 186.685 người (trong đó dân tộc Mường

chiếm 5,2%) sinh sống ở 199 thôn; mật độ dân số là 1.241 người/km2

. Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,24 %. Dân số nông thôn chiếm 86,83%.

Số người trong độ tuổi lao động chiếm 55,9% dân số, lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 64,3% tổng số lao động toàn huyện.

Lực lượng lao động tốt nghiệp tiểu học 8,35%, tốt nghiệp trung học cơ sở 68,71%, tốt nghiệp trung học phổ thông 21,94%. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp/học nghề trở lên chiếm 22,9%, lao động qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 14,16%. Năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 36%, tăng 3% so với năm 2010. Mức gia tăng dân số trong tuổi lao động tăng hàng năm với tốc độ tăng bình quân 5,16%/năm. Lực lượng lao động trẻ một mặt tạo lợi thế cho phát triển kinh tế

- xã hội của huyện, mặt khác cũng tạo nên một sức ép đối với hệ thống giáo dục, đào tạo và giải quyết việc làm.

- Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn:

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được đảm bảo. Công tác quân sự quốc phòng địa phương được củng cố tăng cường. Lực lượng công an huyện đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong

công tác phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế

lực thù địch và các loại tội phạm; chủ động nắm bắt tình hình ở các địa bàn, nơi phức tạp, nhất là liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng; tham mưu giải quyết tốt các vấn đề về tôn giáo. Trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực, đã triển khai đồng bộ với nhiều biện pháp tấn công trấn áp tội phạm, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm. Xuất phát từ một huyện thuần nông, đối với các nhà đầu tư, huyện Thạch Thất luôn được đánh giá là huyện có môi trường đầu tư an toàn, lành mạnh.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất cũng có nhiều khó khăn, hạn chế: là một huyện có mật độ dân số cao, dân số chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, còn mang nặng yếu tố tự cung, tự cấp, manh mún, phân tán, lạc hậu. Điểm xuất phát kinh tế của huyện thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm. Tài nguyên khoáng sản ít, các cơ sở công nghiệp trong nông thôn chưa nhiều, nhất là công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và có xu hướng ngày một giảm; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống; môi trường ở các làng nghề ô nhiễm nặng; dịch vụ kém phát triển, trình độ và khả năng cạnh tranh hàng hóa còn hạn chế. Trình độ năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ cơ sở trong cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Những khó khăn và yếu kém trên tác động không nhỏ, làm hạn chế đến quá trình thực hiện chính sách phát triển công nghiệp huyện Thạch Thất qua các giai đoạn.

* Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến công tác QLNN về GPMB:

lưu thương mại ở của ngõ phía Tây thành phố, có một hệ thống giao thông hết sức quan trọng chạy qua: phía Nam có Đại lộ Thăng Long, phía Tây có Quốc lộ 21 và quốc lộ 32 ở phía Bắc, nên Thạch Thất có điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng kinh tế trên cả nước. Huyện được Chính phủ, Thành phố quy hoạch nhiều khu dự án lớn như khu vệ tinh nhân tạo, khu công nghệ cao Hòa Lạc, trường đại học Quốc Gia Hà Nội, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu công nghiệp Nam Phú Cát, ... điều này khẳng định công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư tại huyện là rất quan trọng và đầy khó khăn do diện tích GPMB là rất lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều bộ phận nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng tại huyện Thạch Thất, Hà Nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)