Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng tại huyện Thạch Thất, Hà Nội (Trang 59 - 63)

4. Kết cấu luận văn

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với giải phóng mặt bằng tạ

3.2.2. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

3.2.2.1. Thực trạng chính sách đơn giá bồi thường

chính Hà Nội ra thông báo đơn giá làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, vật nuôi trên diện tích đất bị thu hồi thuộc thành phố Hà Nội. Hầu hết đơn giá bồi thường đều sát với thực tế và giá thị trường. Tuy nhiên, cách xác định loại nhóm cây, diện tích trồng xen hoặc vượt quá mật độ quy định lại chưa rõ ràng, dẫn đến chưa đền bù thỏa đáng và làm chậm tiến độ GPMB.

Đối với cây trồng quá mật độ quy định thì được hỗ trợ tối đa không quá 30% mật độ quy định và theo mức giá bằng 50% đơn giá của cây cùng chủng loại. Thực tế cho thấy, khi người dân trồng cây, đặc biệt là cây lâu năm, thông thường trồng với mật độ cao hơn quy định, vì chỉ trồng theo kinh nghiệm chứ không nắm được tỷ lệ, mật độ của từng loại cây. Mục đích người dân trồng để sử dụng hoặc kinh doanh chứ không phải để lấy tiền đền bù. Tuy nhiên có những trường hợp cố tình trồng thật nhiều, với mật độ cao sau khi có thông báo thu hồi đất với mục đích lấy tiền bồi thường, hỗ trợ. Vì vậy khi Nhà nước thu hồi đất việc chỉ được hỗ trợ một phần diện tích và đơn giá cho tất cả các đối tượng gây không ít bức xúc cho nhân dân.

Đối với một số loại cây, diện tích trồng xen dưới tán của cây khác thì chưa có quy định cụ thể cho việc bồi thường. Người dân thường có xu thế đòi bồi thường toàn bộ những cây trồng trên đất, vì vậy cho phép đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường vận dụng linh hoạt để lập phương án bồi thường, hỗ trợ phù hợp.

- Đối với các công trình, kiến trúc: Đơn giá làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ cúng linh hoạt, thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Di chuyển mộ là điều bất đắc dĩ và hầu như các gia đình không mong muốn. Tuy nhiên việc bồi thường, hỗ trợ di chuyển mộ chưa thực sự thỏa đáng, đối với những ngôi mộ chưa thỏa đáng. Đối với những ngôi mộ chưa cải táng (mộ đất) theo quyết định số 35/2011/QĐ-UBND của UBND

thành phố Hà Nội thì mức bồi thường, hỗ trợ là 4.020.000đ/mộ. Mộ chưa cải táng là mộ mới chôn đến dưới 3 năm, có ngôi mộ chưa phân hủy hết nên việc di chuyển rất khó khăn, kinh phí không dưới 10.000.000 đồng. Di chuyển mộ còn có yếu tố tâm linh, chủ yếu dựa vào sự tình nguyện của các gia đình. Từ thực tế cho thấy việc di chuyển mộ ản hưởng rất lớn đến tiến độ GPMB, hầu hết các dự án đều liên quan đến di chuyển mộ do một số xã trên địa bàn huyện chưa quy hoạch các nghĩa trang, việc an táng còn tùy tiện.

Đơn giá bồi thường đất ở được xây dựng dựa trên khả năng sinh lời, khoảng cách tới đường giao thông, đường phố và điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc xây dựng này chưa sát với thực tế giao dịch, chuyển nhượng và giá trị thực của nó. Chênh lệch đơn giá lớn khiến người dân không muốn nhận tiền bồi thường, hỗ trợ dẫn đến khó khăn trong công tác GPMB.

Trên thực tế ngoài đất ở thì tại một số địa phương như Hạ Bằng, Thạch Hòa, Đồng Trúc, Bình Yên, Tân Xã, … người dân còn được giao đất vườn, đất trồng cây lâu năm, đất thầu 50 năm,… Trên thực tế mỗi mét vuông đất loại này có giá giao động từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng, mà theo quy định thì chỉ bồi thường thấp hơn nhiều so với giá trị hiện tại của nó. Điều này khiến người dân bị thu hồi đất luôn tìm cách chống đối và không nhận tiền bồi thường GPMB.

- Đơn giá bồi thường đất nông nghiệp: Theo quyết định số 96/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội thì đất nông nghiệp tại huyện Thạch Thất được chia làm 3 vùng (đồng bằng, trung du và miền núi) đơn giá cụ thể cho từng vùng lần lượt là 158.000 đồng, 98.000 đồng, 68.000 đồng trên 01 mét vuông. Điều này cũng có phần chưa hợp lý, vì với giá này thì một sào bắc bộ với đất đồng bằng chỉ được đền bù 56.880.000đồng, thấp

hơn nhiều so với giá trị thực tế của nó.

3.2.2.2. Thực trạng chính sách tái định cư và đào tạo nghề nghiệp, việc làm

Giá làm cơ sở để tính tiền sử dụng đất tái định cư là giá đất được xác định trên cơ sở quy hoạch xây dựng HTKT thực tế tại khu đất giao TĐC. Trường hợp mức giá đất do UBND thành phố ban hành chưa phù hợp với thực tế thì UBND huyện nghiên cứu, đề xuất báo cáo Sở Tài chính xem xét để trình UND thành phố điều chỉnh lại cho phù hợp. Việc xác định giá thu tiền sử dụng đất TĐC được xác định đồng thời với việc xác định giá làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ của dự án. Tuy nhiên chính sách TĐC vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa giải quyết được những vấn đề mang tính xã hội.

Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn giao mặt bằng chậm là các khu tái định cư được xây dựng và hoàn thành sau khi phê duyệt phương án bồi thường đất ở. Dẫn đến tình trạng nếu người dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng thì cũng chưa nhận được xuất tái định cư, do đó chưa thể di chuyển chỗ ở. Theo quy định thì chủ sử dụng đất bị thu hồi được tiêu chuẩn tái định cư nhưng chủ đầu tư chưa kịp bố trí vào khu TĐC nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ dự án và tự lo chỗ tạm cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư, song huyện Thạch Thất dịch vụ cho thuê nhà còn chưa phổ biến, việc thuê nhà khó khăn, hơn nữa hầu hết các hộ bị thu hồi đất sống ở nông thôn nên việc thuê nhà càng khó khăn hơn, nếu thuê nhà ở nơi khác sẽ không thuận lợi cho sản xuất.

Hiện tại UBND huyện đã chỉ đạo GPMB và xây dựng một số khu TĐC cho người dân bị thu hồi đất như: khu TĐC Bắc Phú cát, khu TĐC Vân Lôi, xã Bình Yên; khu tái định cư ĐHQG Hà Nội, ...

Đến nay Ban bồi thường GPMB huyện đã tham mưu cho Hội đồng bồi thường GPMB huyện tổ chức xét duyệt, phê duyệt cho 737 hộ dân đủ điều kiện giao đất tái định cư thuộc các dự án: xây dựng khu CNC Hòa Lạc, xây

dựng ĐHQGHN, xây dựng khu dân dụng Bắc Phú Cát, mở rộng và hoàn thiện đường Đại lộ Thăng Long và một số dự án khác; xét duyệt, phê duyệt cho 4.198 hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện giao đất dịch vụ (đất ở) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo chính sách.

Ban bồi thường GPMB huyện phối hợp với phòng Tài nguyên môi trường huyện và UBND xã Thạch Hòa tổ chức cho 317 hộ dân đủ điều kiện giao đất tái định cư bắt thăm vị trí lô, thửa đất tái định cư; đã tổ chức bắt thăm vị trí lô, thửa đất dịch vụ cho 124 hộ đủ điều kiện giao đất dịch vụ thuộc các dự án: xây dựng khu CNC Hòa Lạc, xây dựng khu tái định cư cho các đơn vị quân đội.

Hiện nay sau khi người dân bị thu hồi đất sẽ được hỗ trợ việc làm bằng tiền, số tiền hỗ trợ bằng 5 lần giá bồi thường đất nông nghiệp (tức

675.000đ/m2). Ngoài ra các cá nhân gia đình bị thu hồi đất trong độ tuổi lao

động khi có nhu cấu và đăng ký thì được hỗ trợ đào tạo nghề với giá trị 6 triệu đồng/người (không trả bằng tiền mặt).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng tại huyện Thạch Thất, Hà Nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)