1.2. Nội dung phát triển du lịch
1.2.2. Quản lý nhà nước đối với du lịch
1.2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi của con ngƣời để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của nhà quản lý. Quản lý nhà nƣớc về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, việc quản lý nhà nƣớc về du lịch sẽ đƣợc thực hiện thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế du lịch. Nhƣ vậy ,có thể hiểu quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣ sau: “Quản lý NN về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình, các hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế nhằm đạt được các hiệu quả kinh tế xã hội do nhà nước đặt ra”.
1.2.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về du lịch
Bất kỳ một hoạt động kinh tế - xã hội nào cũng cần có sự quản lý của nhà nƣớc để đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu chiến lƣợc của ngành kinh tế đó. Du lịch Việt Nam đƣợc xác định là một ngành kinh tế mũi
nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nƣớc và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2020 du lịch Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Nhƣ vậy, để đạt đƣợc mục tiêu quan trọng của ngành du lịch thì Nhà nƣớc là chủ thế quản lý của mọi hoạt động kinh tế xã hội cần thể hiện vai trò quản lý của mình để đảm bảo ngành du lịch phát triển đúng theo định hƣớng và mục tiêu đã định. Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với du lịch thể hiện cụ thể ở những nội dung cơ bản nhƣ sau:
- Một là, Nhà nƣớc định hƣớng sự phát triển của du lịch bằng các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trƣờng và đặc điểm cụ thể của hoạt động du lịch và ngành du lịch. Cụ thể là Nhà nƣớc không buông lỏng hay thả nổi công tác quy hoạch, kế hoạch, nhƣng phải đổi mới công tác đó cho phù hợp với yêu cầu xã hội nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh về du lịch và các hoạt động phục vụ du lịch của quốc gia, vùng và địa phƣơng, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Thông qua các định hƣớng, quy hoạch, chiến lƣợc phát triển của ngành du lịch Nhà nƣớc sẽ hƣớng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hƣớng tích cực với việc khai thác hiệu quả và bền vững các tài nguyên du lịch nhất là các tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử. Đồng thời sẽ hạn chế đƣợc những mặt tiêu cực cũng nhƣ các tác động xấu đến môi trƣờng, văn hoá của các hoạt động du lịch.
- Hai là, Nhà nƣớc tạo môi trƣờng pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển kinh tế xã hội trong đó có du lịch, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công
khai, minh bạch có trật tự kỷ cƣơng. Đồng thời, chính Nhà nƣớc là ngƣời sẽ tham gia phân phối và sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý, đƣa ra các quy định về việc duy trì và bảo tồn các di sản văn hoá và tài nguyên du lịch.
- Ba là, Nhà nƣớc hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng, trong đó ngành du lịch cũng đƣợc hƣởng lợi nhƣ hệ thống đƣờng xá, hệ thống cơ sở lƣu trú, …hệ thống an sinh xã hội. Về mặt này, chắc chắn không có bất cứ một tổ chức, hay cá nhân nào ngoài nhà nƣớc nào có thể đảm nhiệm đƣợc toàn bộ, nhất là những hoạt động đầu từ kết cấu hạ tầng du lịch.
- Bốn là, điều hoà mối quan hệ giữa lợi ích giữa các bên và các ngành liên quan đến hoạt động du lịch. Trong hoạt động du lịch và rất nhiều các hoạt động kinh tế khác của đất nƣớc có thể cùng sử dụng chung các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nƣớc, hoặc có nhiều loại tài nguyên, khu vực địa lý cùng là đối tƣợng khai thác, quản lý của các ngành kinh tế khác nhau. Nếu không có sự quản lý của Nhà nƣớc thì các ngành kinh tế này sẽ tranh giành lợi ích của nhau, và trong quá trình quản lý sẽ gây chồng chéo, và ngành nào cũng muốn dành cho mình những lợi ích thiết thực nhất mà không quan tâm tới lợi ích của toàn thể đất nƣớc.
Với việc thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý của mình, Nhà nƣớc ta sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò quản lý của mình trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng, Nhà nƣớc sẽ là bà đỡ cho các hoạt động kinh tế thị trƣờng phát triển tối đa sức mạnh và mặt tích cực của nó, vừa là ngƣời hƣớng dẫn cho các hoạt động kinh tế khắc phục các mặt tiêu cực để phát triển theo bền vững.
1.2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch;
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; - Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch;
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nƣớc và nƣớc ngoài;
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý nhà nƣớc về du lịch;
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.