Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 67)

2.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gia

2.2.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch

2.2.2.1. Trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước đã dần được nâng lên:

Nhằm tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phƣơng, giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII đề ra, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch

(trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Thọ. Công tác xây dựng quy hoạch du lịch đã đƣợc các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tƣ chú trọng và nâng cao chất lƣợng, bám sát thực tế, đảm bảo đúng quy trình, trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Thực hiện phê duyệt mới,

điều chỉnh bổ sung 07 quy hoạch du lịch từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.

Công tác phổ biến, tuyên truyền về vị trí, vai trò của du lịch đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch tăng cƣờng thực hiện với việc tổ chức các hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật du lịch, các Nghị quyết và kế hoạch phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020. Tổ chức cho cán bộ quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh và cấp huyện tham gia các cuộc khảo sát, học tập kinh nghiệm, các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch tại các tỉnh có tiềm năng du lịch trong nƣớc (Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế, TP. Hồ Chí Minh…) và nƣớc ngoài (Thái Lan, Nhật Bản…) nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về du lịch.

Thƣờng xuyên hƣớng dẫn, chỉ đạo và có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời các hoạt động du lịch; kiên quyết xử lý nghiêm đối với những đơn vị và cá nhân có những vi phạm. Tổ chức các đợt kiểm tra và tham gia đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tiến hành rà soát, đánh giá kiểm tra các chƣơng trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời hƣớng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

2.2.2.2. Tập trung huy động các nguồn vốn để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch:

Giai đoạn 2011-2017 đã tích cực huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc, xã hội hóa và lồng ghép các nguồn vốn đã góp phần thúc đẩy du lịch Phú Thọ phát triển. Tổng số huy động đƣợc 2.674,5 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương chiếm 37%, nguồn vốn xã hội hóa chiếm 63%)

Về nguồn vốn quy hoạch du lịch: Trong giai đoạn 2011 -2017, chi 10,45 tỷ đồng để xây dựng và điều chỉnh 07 quy hoạch du lịch. Về nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch trọng điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc: Tổng số có 09 dự án 9.832,5 tỷ đồng. Nguồn vốn đã bố trí trong giai đoạn 2011 - 2015 là 978,1 tỷ đồng, đạt 10% so với tổng mức đầu tƣ và đạt 8,9% so

đầu tƣ thu hút từ các cơ quan, doanh nghiệp đầu tƣ vào cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du lịch: Giai đoạn 2011 - 2015 đã huy động đƣợc 1.677 tỷ đồng, đạt 42,6% so với kế hoạch 654/KH-UBND (kế hoạch 3.935 tỷ đồng).

2.2.2.3. Cơ bản hình thành một số hạ tầng du lịch - thương mại trọng điểm:

Việc thu hút các nguồn vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch - thƣơng mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần làm cho kết cấu hạ tầng du lịch của tỉnh đƣợc cải thiện và cơ bản hình thành các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh nhƣ khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy, khu du lịch vƣờn quốc gia Xuân Sơn và bƣớc đầu tạo ra một số sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh là du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng, du lịch danh thắng; góp phần quan trọng vào thực hiện khâu đột phá về phát triển du lịch của tỉnh. Trên cơ sở các khu, điểm du lịch và các sản phẩm du lịch đƣợc hình thành đã xây dựng đƣợc một số tuyến du lịch chính của tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh các trung tâm thƣơng mại và các thiết chế văn hóa, thể thao lớn vẫn tiếp tục đƣợc đầu tƣ nghiên cứu xây dựng nhƣ Nhà hát Lạc Hồng với quy mô 2.000 chỗ ngồi, trung tâm thƣơng mại dịch vụ tổng hợp Hapro-Việt Trì, tƣợng đài Hùng Vƣơng, Trung tâm thƣơng mại Vincom, Mƣờng Thanh.. nhằm góp phần xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

2.2.2.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được quan tâm, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng và bước đầu đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch

Nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh, trong những năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn thực hiện các văn bản du lịch cho 150 học viên; phối hợp với Dự án EU, trƣờng Cao đẳng du lịch tổ chức 10 lớp đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 60 học viên là cán bộ quản lý nhà nƣớc các huyện, thành, thị và các đơn vị kinh doanh.

Các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh chú trọng và mở rộng đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Đã có 04 trƣờng đại học, cao đẳng mở mã ngành đào tạo du lịch (Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao đẳng nghề Phú Thọ, Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật du lịch) với tổng số gần 1.000 sinh viên đã và đang đào tạo.

2.2.2.5. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đầu tư phát triển du lịch:

Các dự án đầu tƣ vào tỉnh Phú Thọ ngoài việc thực hiện chính sách ƣu đãi hiện hành của Nhà nƣớc sẽ đƣợc hƣởng thêm các chính sách ƣu đãi riêng của tỉnh theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ theo cơ chế một cửa liên thông (một cửa, một đầu mối). Trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi, môi trƣờng thông thoáng cho các nhà đầu tƣ lớn đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ của tỉnh nhƣ công ty cổ phần Ao Vua đầu tƣ dự án khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, Công ty TNHH Thƣơng mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân đầu tƣ khu đô thị sinh thái du lịch nghỉ dƣỡng thể thao Tam Nông… Thực hiện và tham gia các cuộc xúc tiến đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài; xuất bản các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu về cơ chế, chính sách, cơ hội và địa điểm đầu tƣ cho du lịch Phú Thọ tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Đồng thời, đã có cơ chế phối hợp giữa các ngành để sử dụng lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch nhƣ: Nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp tại các khu điểm du lịch, nguồn vốn đầu tƣ hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống phục vụ khách du lịch thăm quan…

2.2.2.6. Phương thức, nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư dần được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm:

lịch Phú Thọ đƣợc tiến hành có trọng tâm, trọng điểm hƣớng vào 04 trung tâm du lịch nhằm kêu gọi, thu hút đầu tƣ các nhà đầu tƣ. Tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tƣ khu vực, các hội chợ chuyên đề về du lịch nhƣ Hội nghị xúc tiến đầu tƣ khu vực Tây Bắc, Hội chợ du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh ITE 2011, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam -VITM Hà Nội 2013.

Thực hiện ký kết các chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch với các vùng trong cả nƣớc nhƣ: Chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, ký kết hợp tác phát triển du lịch Hiệp hội Du lịch Phú Thọ-Hiệp hội Du lịch Hà Nội, ký kết hợp tác phát triển du lịch Phú Thọ với tỉnh Bạc Liêu,…

Hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch Phú Thọ đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhƣ: Thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch tỉnh, xây dựng 02 trang thông tin điện tử chính thức về du lịch Phú Thọ (http://dulich.phutho.gov.vn và http://svhttdl.phutho.gov.vn/), xuất bản tập gấp, bản đồ du lịch, tờ rơi, đĩa VCD/DVD kêu gọi đầu tƣ du lịch, sổ tay du lịch, in băng zôn, biển quảng cáo tại các khu, điểm trọng điểm của tỉnh.

2.2.2.7. Tài nguyên du lịch tiếp tục được làm giàu và phát triển:

Nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh ngày càng phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn với du khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành bƣớc đầu điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ theo tiêu chí của Bộ VHTT&DL trên địa bàn 13 huyện, thành, thị. Đồng thời tiến hành khảo sát các địa điểm có tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn thu hút du khách để tiến hành khảo sát, đánh giá, lập quy hoạch thành các khu, điểm du lịch để kêu gọi thu hút các nguồn vốn đầu tƣ.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu phát huy giá trị của hai di sản văn hóa thế giới Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ phục vụ cho phát triển du lịch. Đẩy mạnh hoạt động tu bổ, tôn tạo các di tích liên quan đến thời kỳ Hùng Vƣơng phục vụ nhu cầu thăm quan của khách du

lịch. Tiếp tục hoàn thiện nội dung, nghi lễ, nghi thức các lễ hội truyền thống; bảo vệ các danh lam thắng cảnh... nhằm nâng cao giá trị văn hóa đặc sắc, truyền thống của vùng đất Tổ.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/10/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015 với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực của ngành du lịch Phú Thọ đã tạo đƣợc bƣớc đột phá trong phát triển du lịch, đó là:

Tổng giá trị đóng góp của du lịch dịch vụ đã chiếm tỷ trọng khá, giá trị tăng thêm thƣơng mại du lịch dịch vụ chiếm 7,7% trong tổng sản phẩm toàn tỉnh và 25% trong khối ngành dịch vụ.

Nguồn vốn huy động tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch trong thời gian qua đạt đƣợc ở mức khá với tổng nguồn vốn là 2.674,5 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với giai đoạn 2006 - 2010 (tổng số 789 tỷ đồng). Từ đó đã cơ bản hình thành các khu, điểm du lịch trọng điểm trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch đặc trƣng của tỉnh (du lịch văn hóa tâm linh gắn với di sản văn hóa thế giới hát Xoan Phú Thọ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - danh thắng) góp phần nâng cao vị thế ngành du lịch của tỉnh, tạo công văn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng.

Doanh thu du lịch dịch vụ có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc, dự kiến năm 2015 doanh thu du lịch dịch vụ tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010 và gấp 2 lần so với kế hoạch. Tốc độ tăng trƣởng của doanh thu du lịch cho thấy ngành du lịch tỉnh Phú Thọ đang có những chuyển biến tích cực theo hƣớng chú trọng chất lƣợng, tạo ra ngày càng nhiều dịch vụ phục vụ du khách đến và nâng mức chi tiêu bình quân của du khách, góp phần đáng kế vào định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đƣợc chú trọng: Tăng cƣờng tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nƣớc và các đơn vị kinh doanh về văn bản

quản lý nhà nƣớc và nghiệp vụ du lịch. Hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh đã đƣợc mở rộng, chƣơng trình đào tạo nghề du lịch đã và đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện để đƣa vào giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển du lịch tại địa phƣơng.

Công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng du lịch đƣợc thực hiện triển khai tích cực, thiết thực, hiệu quả, hƣớng vào trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Phú Thọ tới du khách trong nƣớc và quốc tế, thu hút đƣợc một số dự án đầu tƣ du lịch trọng điểm có ý nghĩa lan tỏa, thúc đẩy du lịch phát triển (dự án Đảo Ngọc Xanh của Công ty cổ phần Ao Vua,..).

Công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế của tỉnh đƣợc tích cực triển khai thực hiện đã góp phần nâng cao hơn nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác quản lý nhà nƣớc dần đƣợc củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc bồi dƣỡng nâng cao về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị. Công tác thanh, kiểm tra đƣợc tiến hành thƣờng xuyên giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch hoạt động đúng pháp luật.

Bảng 2.5 Một số dự án phát triển du lịch đến năm 2020

Số

TT Tên dự án Địa điểm đầu tƣ Chủ đầu tƣ (Tên doanh

nghiệp và địa phƣơng)

I Khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy

1

Khu du lịch sinh thái cao cấp bãi nổi La Phù (Đảo Ngọc Xanh)

Xã La Phù, huyện

Thanh Thủy Công ty CP Ao Vua 2 Khu điều dƣỡng tắm nƣớc

khoáng nóng Thanh Thủy

Xã La Phù và Bảo Yên,

Số

TT Tên dự án Địa điểm đầu tƣ Chủ đầu tƣ (Tên doanh

nghiệp và địa phƣơng)

3

DA Khu du lịch tắm bùn, tắm khoáng nóng Bảo Yên, Thanh Thủy

Xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy

Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Sơn Hải

4 Dự án khu du lịch sinh thái Hồ suối Giồng

Xã La Phù, xã Sơn Thủy, huyện Thanh

Thủy

Công ty CP tƣ vấn thiết kế kế Bic Hà Nội 5 Tr.tâm DV - Ăn uống đồi

Chuộn - Khu DL NK La Phù Thị trấn La Phù, huyện Thanh Thủy Công ty CP TM XD Vạn Hƣng 6 Khu du lịch nghỉ dƣỡng khoáng nóng Bảo Yên

Xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy

Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tƣ Thăng Long 7 Khu du lịch nghỉ dƣỡng nƣớc

khoáng nóng tại xã La Phù

Xã La Phù, huyện

Thanh Thủy Công ty TNHH Sông Thao 8 Trung tâm điều dƣỡng ngƣời có

công TP Hà Nội

Khu du lịch nƣớc khoáng Thanh Thủy

Sở Lao động TB & XH Hà Nội

9 Dự án Nghỉ dƣỡng cán bộ Khu DL nƣớc khoáng

Thanh Thủy Bộ Công an

II Khu du lịch Văn Lang và TP. Việt Trì

1

Dự án đầu tƣ xây dựng Khu dịch vụ trong Khu du lịch Văn Lang

Khu du lịch Văn Lang Công ty CP XL&TM Hoàng Vinh 2 Dự án khách sạn 4 sao Sài Gòn -

Phú Thọ TP. Việt Trì

Tổng Công ty du lịch Sài Gòn TNHH MTV 3 Dự án xây dựng siêu thị Big C TP. Việt Trì Công ty cổ phần bất động

sản Việt Nhật

III Khu du lịch Xuân Sơn - Đền

Hùng

TP. Việt Trì, huyện Tân Sơn

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trƣờng

IV Khu đô thị sinh thái - du lịch nghỉ

dƣỡng - thể thao Tam Nông Huyện Tam Nông

Công ty TNHH Thƣơng mại - Quảng cáo - Xây

dựng địa ốc Việt Hân

V Đầu tƣ xây dựng cơ sở lƣu trú

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)