2.3.1. Tồn tại, hạn chế:
- Về tăng trƣởng kinh tế: Có thể đánh giá tổng quát về hạn chế trong phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ là tăng trƣởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chất lƣợng tăng trƣởng thấp, biểu hiện qua các chỉ số và dấu hiệu sau:
+ Các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao còn thấp và mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch.
+ Thu từ các dịch vụ quan trọng nhƣ lƣu trú, chi tiêu của khách du lịch tuy có tăng nhƣng giá trị tuyệt đối còn rất thấp.
+ Tổng lƣợng khách tăng nhanh và đạt cao nhƣng thời gian lƣu trú trung bình và chi tiêu bình quân đạt rất thấp. Lƣợng khách quốc tế rất ít, tăng trƣởng thấp.
+ Chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ có năng lực tài chính vào du lịch. - Về tăng trƣởng kinh tế đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa
+ Đóng góp của du lịch vào nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển du lịch: Tổng lƣợng lao động trực tiếp đƣợc tạo ra từ du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lao động của nền kinh tế; xét tổng thể, mức độ đóng góp của du lịch cho công tác giảm nghèo chung của cả tỉnh không nhiều.
chế, bất cập, chƣa có những giải pháp phù hợp để huy động sự tham gia rộng rãi của ngƣời dân địa phƣơng vào trong các hoạt động du lịch.
+ Phát triển du lịch ở một số nơi ảnh hƣởng công bằng xã hội và góp phần làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo những năm gần đây; do thu hồi đất cho một số dự án du lịch mà ngƣời dân bị ảnh hƣởng việc làm, đền bù không thỏa đáng làm giảm thu nhập và ảnh hƣởng sinh kế của họ.
- Về tăng trƣởng kinh tế gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái
+ Chất lƣợng quy hoạch hạn chế: Một số quy hoạch đã phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần; có quy hoạch đến nay nội dung đã không còn đồng bộ với các chủ trƣơng, quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội mới ban hành hoặc đã bất cập so với thực tế nhƣng chƣa đƣợc rà soát, chỉnh sửa cho phù hợp nên đã gây khó khăn đối với công tác quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng.
+ Sức chứa, cƣờng độ hoạt động và áp lực lên môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch có những thời điểm vƣợt giới hạn ở một số trung tâm du lịch nhƣ Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ đã gây ảnh hƣởng đến tài nguyên du lịch và ô nhiễm môi trƣờng.
+ Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở du lịch còn khá nhiều hạn chế: Việc thực hiện các quy chế, cam kết bảo vệ môi trƣờng ở đa phần các cơ sở lƣu trú, ăn uống chƣa tốt; nƣớc thải ở các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch đều chƣa đƣợc thu gom xử lý mà xả trực tiếp ra môi trƣờng; đa số các dự án du lịch, các cơ sở du lịch, trong quá trình xây dựng đều chƣa tuân thủ đầy đủ các quy định cụ thể về bảo vệ môi trƣờng.
+ Đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng từ thu nhập của ngành du lịch còn hạn chế: Tốc độ tăng đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng du lịch, chƣa đạt yêu cầu phát triển du lịch bền vững nhìn từ góc độ bảo vệ môi trƣờng.
2.3.2. Nguyên nhân:
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan:
- Phú Thọ là tỉnh miền núi nghèo; nội lực Phú Thọ còn yếu, nguồn lực đầu tƣ cho phát triển du lịch còn hạn hẹp; Phú Thọ không phải là điểm hấp dẫn các nhà đầu tƣ.
- Thiếu các doanh nghiệp lớn mạnh có đủ năng lực đầu tƣ xây dựng các dự án du lịch lớn, tạo chuyển biến lớn cho phát triển du lịch. Các doanh nghiệp trong tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thấp, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nhanh thu hồi vốn hoặc khai thác những cái sẵn có. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh năng lực hạn chế không có khả năng khai thác, đƣa khách từ bên ngoài về thăm quan tại tỉnh.
- Đầu tƣ cho phát triển du lịch là lĩnh vực đầu tƣ dài hạn nguồn vốn lớn; trong quá trình triển khai thực hiện du lịch Phú Thọ cũng chịu nhiều ảnh hƣởng của các cơ chế, chính sách cắt giảm đầu tƣ, kìm chế lạm phát của nhà nƣớc. Việc tập trung nguồn lực đầu tƣ để tạo ra đƣợc đột phá trong du lịch gặp khó khăn.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác dự báo, dự đoán để xây dựng các chỉ tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2011 – 2015 và kế hoạch 2016, 2017 chƣa lƣờng trƣớc đƣợc hết những khó khăn, diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế.
- Công tác tham mƣu, đề xuất các giải pháp mang tính sáng tạo, hợp lý phát triển du lịch còn hạn chế. Một số ban, ngành, đơn vị, địa phƣơng chƣa thật sự quyết liệt, chƣa đề ra đƣợc những giải pháp, biện pháp thiết thực, hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế phù hợp với địa phƣơng.
lịch chƣa thật sự năng động, linh hoạt, nhất là trong hoạt động quảng bá phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh. Chƣa có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lực lƣợng quản lý tinh thông và trình độ cao về du lịch; đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên chuyên nghiệp còn thiếu và yếu.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm:
- Một là, xây dựng mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch cần có những nghiên cứu đánh giá, dự báo toàn diện những yếu tố ảnh hƣởng để đề ra chỉ tiêu, giải pháp sát với thực tế, có tính khả thi để thực hiện các mục tiêu đề ra.
- Hai là, để thúc đẩy phát triển du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ đặc thù cho các trung tâm du lịch và nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.
- Ba là, công tác thống kê du lịch cần đƣợc quan tâm và hoàn thiện, đây là điều kiện tiên quyết để đánh giá đúng thực trạng và khả năng phát triển của du lịch tỉnh Phú Thọ, từ đó đề ra đƣờng lối, chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp.
- Bốn là, công tác đầu tƣ phát triển du lịch cần tiếp tục đƣợc thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và đúng hƣớng; đồng thời phải huy động, bố trí đủ nguồn lực để phát triển theo kế hoạch đề ra.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020