Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Thọ đến 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 81)

3.3.1. Tập trung huy động các nguồn vốn, nguồn lực đầu tư hình thành hệ thống hạ tầng then chốt các trung tâm du lịch trọng điểm thống hạ tầng then chốt các trung tâm du lịch trọng điểm

Tích cực huy động các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn vay và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI); kết hợp sử dụng lồng ghép các nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu kết nối các trung tâm du lịch - thƣơng mại; đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thu hút đầu tƣ; tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa làm giàu tài nguyên du lịch; hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nguồn vốn xã hội hóa đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch - thƣơng mại, xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, khai thác tài nguyên du lịch, …

Tăng cƣờng đầu tƣ từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc theo hƣớng đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm làm cơ sở kích thích, thúc đẩy phát triển du lịch; đặc biệt ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng then chốt, đồng bộ

tại 02 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh (Thành phố Việt Trì, huyện Thanh Thủy). Tăng cƣờng sự giúp đỡ và phối hợp giữa các bộ, ngành trung ƣờng tỉnh để thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án gắn với phát triển du lịch.

Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các bộ, ngành trung ƣơng để tăng nguồn lực đầu tƣ cho phát triển du lịch bằng việc thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch (Chƣơng trình đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy, điện lực, thông tin truyền thông, chƣơng trình nông thôn mới...) và chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phƣơng (Chƣơng trình, dự án cụ thể nhƣ chƣơng trình ứng phó biến đổi khí hậu, nông thôn mới, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, khôi phục và phát triển làng nghề.v.v…).

Đa dạng hóa các loại hình đầu tƣ; xây dựng chính sách ƣu đãi đầu tƣ đối với các khu, điểm du lịch quốc gia có tiềm năng phát triển mạnh về du lịch.

Tập trung đầu tƣ các tuyến đƣờng giao thông kết nối các trung tâm kinh tế của tỉnh với mạng lƣới giao thông quốc gia và kết nối giữa các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh nhƣ: Quốc lộ 32A, 32C, đƣờng Âu Cơ, đƣờng Đền Hùng – Xuân Sơn, đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đƣờng Hồ Chí Minh.. Nâng cấp hệ thống khách sạn, xây dựng các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, quảng trƣờng, trung tâm vui chơi giải trí ở các đô thị và huyện thị thành có tiềm năng phát triển du lịch.

3.3.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. tiêu, yêu cầu phát triển du lịch trong những năm tiếp theo.

Tiến hành rà soát đánh giá trình độ, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực du lịch toàn tỉnh để thực hiện đào tạo và đào tạo lại. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu xã hội. Chú trọng đào tạo nguồn nhân

lực tại các khu, điểm du lịch để giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội nhằm đảm bảo phát triển du lịch.

Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lƣợng, đủ số lƣợng và cơ cấu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành. Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ nguồn nhân lực từ đội ngũ quản lý nhà nƣớc đến các đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ.

Mở rộng và nâng cao chất lƣợng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh. Ƣu tiên, khuyến khích và có cơ chế để thu hút lực lƣợng doanh nhân, nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao về làm việc tại tỉnh.

3.3.3. Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù để tạo môi trường thuận lợi đầu tư, phát triển du lịch. tạo môi trường thuận lợi đầu tư, phát triển du lịch.

Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ (tiền thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, vay vốn…) cho các dự án xây dựng hạ tầng du lịch, các khu du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn cao cấp; tạo cơ chế thông thoáng, bình đẳng và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ các vƣớng mắc cho nhà đầu tƣ vào du lịch.

Xây dựng, ban hành các chính sách tài chính, sử dụng ngân sách cho phát triển nhân lực du lịch (tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực du lịch).

Xây dựng chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài trong lĩnh vực du lịch về công tác tại tỉnh. Có chính sách ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao về làm việc tại tỉnh, đồng thời khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch tại chỗ. Khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ tăng cƣờng công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên.

Xây dựng và phát huy cơ chế liên kết, phối hợp phát triển du lịch giữa các vùng, miền, liên ngành trong việc đầu tƣ, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch.

3.3.4. Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, khai thác hiệu quả tour, tuyến du lịch của tỉnh. khai thác hiệu quả tour, tuyến du lịch của tỉnh.

Trên cơ sở tour, tuyến, sản phẩm du lịch đã đƣợc xây dựng, tập trung nghiên cứu mở rộng thị trƣờng khách du lịch và xây dựng chiến lƣợc xúc tiến riêng cho từng sản phẩm, tour, tuyến nhƣ: Chiến lƣợc sản phẩm cũ, thị trƣờng mới, chiến lƣợc sản phẩm mới, thị trƣờng cũ, chiến lƣợc sản phẩm cũ, thị trƣờng cũ…

Đẩy mạnh và đổi mới liên kết trong công tác xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp trên cơ sở nối các điểm du lịch đặc trƣng tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.

3.3.5. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

Nâng cao vai trò tham mƣu, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. Đổi mới và nâng cao hiệu quả sự hợp tác, phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp và các tỉnh để thúc đẩy du lịch phát triển.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch từ ở các cấp từ tỉnh đến địa phƣơng. Tăng cƣờng vai trò và năng lực quản lý nhà nƣớc về du lịch của các phòng văn hóa thông tin cấp huyện.

3.3.6. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Xây dựng các chƣơng trình quảng bá, hoạt động xúc tiến đầu tƣ trọng tâm, trọng điểm và hƣớng vào 04 trung tâm du lịch trọng điểm bằng nhiều hình thức khác nhƣ: Phim quảng bá du lịch, đĩa DVD giới thiệu du lịch, cẩm nang Du lịch Phú Thọ, tập gấp, bản đồ, tờ rơi, pano, áp phích, biển quảng cáo tấm lớn, biển chỉ dẫn khu điểm du lịch...

Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về du lịch trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, Báo Phú Thọ, trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nâng cấp các tính năng, cập nhật thông tin và khai thác hiệu quả các trang thông tin điện tử du lịch: Trang thông tin Du lịch Phú Thọ; Trang thông tin du lịch 8 tỉnh TBMR... UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiên cứu xây dựng trang thông tin điện tử du lịch của địa phƣơng và kết nối với trang thông tin điện tử của tỉnh.

Tổ chức và tham gia các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ, hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nƣớc và quốc tế; Đổi mới phƣơng pháp quảng bá tại các hội chợ du lịch thƣờng niên: Hội chợ VITM tại Hà Nội, hội chợ du lịch quốc tế Đà Nẵng, hội chợ du lịch quốc tế ITE - thành phố Hồ Chí Minh; hội chợ du lịch - làng nghề Hà Nội... Tham gia các sự kiện xúc tiến du lịch ở nƣớc ngoài theo chƣơng trình xúc tiến du lịch quốc gia do Tổng cục Du lịch tổ chức.

Xây dựng và đƣa vào sử dụng các quầy thông tin hỗ trợ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch (Việt Trì, Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ - Hạ Hòa, vƣờn quốc gia Xuân Sơn, huyện Thanh Thủy...).

Huy động, phát huy vai trò, nguồn lực của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh trong việc đầu tƣ và kêu gọi đầu tƣ tạo ra các sản phẩm du lịch; tổ chức và tham gia các chƣơng trình xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh nhƣ: Xây dựng quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm du lịch, ký kết hợp tác phát triển...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)