Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 35)

1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nƣớc trên thế giới:

1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Đối với du lịch Thái Lan, thì kinh nghiệm đầu tiên mà bất cứ nhà nghiên cứu nào tiến hành nghiên cứu về du lịch của đất nƣớc này đều thấy họ đã xây dựng cho ngành du lịch một chiến lƣợc ƣu tiên phát triển và chiến lƣợc

đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đƣa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từ những đặc trƣng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao, mang tính toàn cầu hoá, khu vực hoá. Du lịch càng phát triển thì tính chất xã hội hoá của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạt động cuả nó càng rộng rãi. Ngoài ra, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng đƣợc thời cơ và vận hội ở từng thời điểm.

Chính phủ Thái Lan trong những năm khủng hoảng kinh tế Châu Á đã đƣa ra chính sách rất hợp lý, đó là chƣơng trình “Amarzing Thailand” giảm giá mạnh các dịch vụ liên quan đến du lịch đã thu hút một lƣợng lớn chƣa từng có khách du lịch đến thăm quan và mua sắm tại đất nƣớc này. Chính thành quả của hoạt động du lịch này đã khiến Thái Lan thoát nhanh khỏi khủng hoảng kinh tế và đƣợc các quốc gia trên thế giới ca ngợi và đƣa ra làm bài học trong các trƣờng đào tạo về du lịch.

Bên cạnh việc đƣa ra các chiến lƣợc tổng thể cũng nhƣ các biện pháp mang tính chiến lƣợc trong những thời điểm nhất định để giải quyết khó khăn của ngành trong từng thời điểm. Thì Chính phủ Thái Lan và các địa phƣơng đã dựa vào những lợi thế so sánh để tạo nên những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn khách đến du lịch với các sản phẩm du lịch độc đáo nên đã thu hút số lƣợng khách quốc tế ngày một đông. Tại Băngkok (Thái Lan) có các cửa hàng miễn thuế bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lƣợng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nƣớc nổi tiếng, các loại quần áo hợp mốt của các nhà thiết kế có tên tuổi, nhằm thu hút khách du lịch.

Tƣ tƣởng chỉ đạo hoạt động du lịch của Thái Lan là: Luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng về vật chất, tinh thần và tâm lý. Khẩu hiệu

phục vụ khách hàng là gây ấn tƣợng tốt cho khách ngay từ bƣớc chân đầu tiên đến Thái Lan và làm cho khách hài lòng đến điểm cuối cùng.

Để thu hút lƣợng lớn khách du lịch nƣớc ngoài và dân cƣ trong nƣớc đi du lịch, chính phủ Thái Lan đã tích cực thực hiện việc xúc tiến và quảng bá mạnh mẽ hoạt động du lịch trên khắp thể giới thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt ngành du lịch Thái Lan đã tận dụng triệt để sự hài lòng của những du khách đã đến du lịch ở Thái Lan để quảng bá cho ngành du lịch nƣớc này. Trách nhiệm quảng bá và xúc tiến du lịch ở Thái Lan không chỉ thuộc về các ngành chức năng của Chính phủ mà Chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các khu du lịch, các địa điểm du lịch tự thực hiện quảng bá và xúc tiến du lịch đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)