2.1. Khái quát về các giai đoạn phát triển du lịch và điều kiện phát triển du
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của du lịch
2011 – 2017
2.1. Khái quát về các giai đoạn phát triển du lịch và điều kiện phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ du lịch tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của du lịch tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, là cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội và cầu nối vùng Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Với 02 di sản văn hóa thế giới, 1.372 di tích lịch sử văn hóa, 260 lễ hội, hơn 13.000 hiện vật qua các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nƣớc, tỉnh Phú Thọ có lợi thế nổi bật để phát triển du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2013). Sự phát triển của du lịch Phú Thọ đƣợc chia thành các giai đoạn:
+ Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1985
Du lịch Phú Thọ đƣợc thành lập với các cơ sở nhà khách, khách sạn giao tế phục vụ các đoàn khách nƣớc ngoài đến làm việc tại tỉnh và giúp nƣớc ta xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Từ những năm 1960 thế kỷ 20 chuyên gia Liên Xô giúp xây dựng nhà máy Super Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nghỉ tại khách sạn Lâm Thao, chuyên gia Trung Quốc giúp xây dựng khu công nghiệp Việt Trì, cầu Việt Trì tại khách sạn Việt Trì. Những năm 1970, phục vụ chuyên gia Thuỵ Điển giúp xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng tại khách sạn Bãi Bằng ….Qua đó đã góp phần tăng cƣờng tình đoàn kết, hữu nghị và phát triển mối quan hệ anh em, bè bạn đối với các nƣớc, tranh thủ đƣợc sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ về nhiều mặt trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nƣớc, trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc.
Ở thời kỳ này, các hoạt động du lịch tại Phú Thọ chƣa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh mà chủ yếu là làm công tác phục vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc.
+ Giai đoạn 1985- 1991
Năm 1985, Cục chuyên gia trực thuộc Văn phòng Chính phủ bàn giao các khách sạn chuyên gia trên địa bàn tỉnh về cho tỉnh quản lý. Ngày 15- 3-1985 Công ty Du lịch - Khách sạn Vĩnh Phú đƣợc thành lập trên cơ sở tỉnh nhận bàn giao quản lý các khách sạn chuyên gia từ Cục chuyên gia. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu một thời kỳ mới cho sự nghiệp phát triển của Du lịch Phú Thọ.
Thời kỳ đầu, khi mới thành lập, Công ty Du lịch - Khách sạn chỉ có ba khách sạn (trên địa bàn tỉnh Phú Thọ) đó là Sông Lô, Lâm Thao, Bãi Bằng với 120 phòng nghỉ, 90 cán bộ, nhân viên. Sau hai năm hoạt động, Công ty xây dựng thêm 4 đơn vị kinh doanh đó là: Cửa hàng A7, Cửa hàng du lịch - dịch vụ Việt Trì, Cửa hàng Vân Phú và khu du lịch Đền Hùng với tổng số 630 cán bộ, nhân viên. Sau khi Công ty Du lịch - Khách sạn đƣợc thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc mở rộng. Các khách sạn đã tổ chức đón và phục vụ nhiều đoàn khách du lịch trong nƣớc và quốc tế, phục vụ các đoàn khách công vụ đến làm việc tại tỉnh; tham gia tổ chức và phục vụ những sự kiện của tỉnh nhƣ: Giỗ Tổ Hùng Vƣơng hàng năm, Đại hội tỉnh Đảng bộ qua các nhiệm kỳ… Ngoài ra, Công ty còn tổ chức các loại hình dịch vụ nhƣ: Vận chuyển khách du lịch, hƣớng dẫn khách tham quan, bán hàng lƣu niệm, kinh doanh thƣơng mại, quay phim, chụp ảnh, chiếu phim video…; xây dựng các bộ phim tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của du lịch vùng đất Tổ; xây dựng các mô hình kinh doanh du lịch, dịch vụ ở khu vực Việt Trì, Đền Hùng; củng cố và nâng cao năng lực hoạt động cho các cơ sở lƣu trú… Các khu du lịch, từng bƣớc đƣợc hình thành ở Việt Trì, Đền Hùng, Xuân Sơn,
Đầm Ao Châu, Đền mẫu Âu Cơ với những loại hình kinh doanh du lịch nhƣ: Du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch lễ hội, du lịch thể thao, du lịch tham quan, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh.
Trong giai đoạn này, hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ tập trung phục vụ chuyên gia và bắt đầu tổ chức kinh doanh du lịch với việc tổ chức các chuyến tham quan du lịch phục vụ du khách nội địa, dịch vụ ăn uống đƣợc mở rộng với nhiều nhà hàng du lịch tại Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, Bãi Bằng….Đặc biệt, kinh doanh hàng hoá đƣợc mở rộng, tạo đƣợc nguồn hàng phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phục vụ du khách và nhân dân trong tỉnh. Cơ chế kinh doanh, hạch toán độc lập dần dần đƣợc hình thành và hoàn thiện, thay thế cơ chế bao cấp trong hoạt động du lịch.
+ Giai đoạn từ 1991 đến nay:
Tháng 10/1991, Sở Thƣơng mại – Du lịch Vĩnh Phú đƣợc thành lập, đánh dấu sự ra đời của cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch. Trải qua nhiều lần sắp xếp tổ chức bộ máy các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, với chính sách mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, từ đó, đã hình thành nhiều doanh nghiệp kinh doanh: Công ty Thƣơng mại, dịch vụ và du lịch Phú Thọ; Công ty Dịch vụ Du lịch Hàng Không; Công ty TNHH Thƣơng mại Sơn Ngọc; Công TNHH Thƣơng mại Kim Cƣơng; Công ty TNHH Thƣơng mại Tú Mỹ.... tổ chức các hoạt động dịch vụ nhƣ: lƣu trú, ăn uống, lữ hành, bán vé máy bay, kinh doanh thƣơng mại, vui chơi giải trí, bán hàng lƣu niệm....
Sau khi Pháp lệnh Du lịch ra đời (năm 1999) công tác quản lý Nhà nƣớc về các hoạt động du lịch ngày càng đƣợc quan tâm. Bộ phận quản lý Nhà nƣớc về du lịch (phòng du lịch thuộc Sở Thƣơng mại - Du lịch, tháng 6 năm 2008 thực hiện Nghị đinh 13/N Đ-CP, bộ phận du lịch đƣợc nhập về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn và thực
hiện các hoạt động về du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Năm 2000 toàn tỉnh có 12 cơ sở lƣu trú, 400 buồng ngủ, 69 ngàn lƣợt khách lƣu trú, gần 1 triệu lƣợt khách tham quan. Năm 2009, toàn tỉnh đã có 145 cơ sở lƣu trú, 2.500 buồng ngủ, 150 phòng ăn, phục vụ 286 ngàn lƣợt khách lƣu trú, 4,5 triệu lƣợt khách tham quan, doanh thu du lịch đạt 530 tỷ đồng. Do sự phát triển của du lịch đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, taxi, lữ hành, hƣớng dẫn, bán hàng lƣu niệm, tổ chức các loại hình vui chơi giải trí, ăn uống… Trên cơ sở các tài nguyên du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và quy hoạch các khu du lịch tập trung; liên kết với các tỉnh tuyên truyền quảng bá thu hút khách du lịch và thu hút các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch; hƣớng dẫn, kiểm tra xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, từng bƣớc đƣa các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đi vào nề nếp; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng các nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân, thuyết minh viên tại điểm cho trên 1.500 cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI “Phát triển mạnh mẽ dịch vụ du lịch, từng bước xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh” và Nghị quyết 01 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 và định hƣớng đến năm 2020, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã và đang cùng với các ngành, các cấp xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, đề án, tổ chức tuyên truyền quảng bá, thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển các khu du lịch tập trung đã đƣợc quy hoạch, từng bƣớc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, đƣa du lịch Phú Thọ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.