2.1. Khái quát về các giai đoạn phát triển du lịch và điều kiện phát triển du
2.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch của Phú Thọ
2.1.2.1. Nhóm điều kiện chung
+ Dân số và nguồn nhân lực: Tính đến năm 2015 dân số toàn tỉnh Phú Thọ là 1.370.625 ngƣời, trong đó dân số thành thị chiếm 18,62%, dân số nông thôn chiếm 81,38%), mật độ dân số là 388 ngƣời/km2
(cao nhất là thành phố Việt Trì: 1.770 ngƣời/km2, thấp nhất là huyện Tân Sơn: 116 ngƣời/km2
). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,01%. Phú Thọ có 21 dân tộc sinh sống trong đó đông nhất là ngƣời Kinh, Mƣờng, Dao, Cao Lan.
+ Lao động: Số lao động trong độ tuổi của Phú Thọ hiện khoảng 854.100 ngƣời, chiếm 62,4% dân số. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 743.800 ngƣời. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và truyền nghề đạt khoảng 55%. Trong số tổng các lao động đang làm việc, số lao động du lịch đến năm 2017 là 12.010 ngƣời (tỷ lệ khoảng 1,6%). Hiện tại, số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có phát triển du lịch.
+ Việc làm và thu nhập: Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 90,7 ngàn lao động, tăng 9,5%/năm; tổ chức cho 14,63 ngàn lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Thu nhập GDP/ngƣời/năm 2010 (giá thực tế) ƣớc đạt 633,2 USD, tăng 2,1 lần so với năm 2005; số hộ khá, hộ giầu tăng, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, hết năm 2015 cơ bản xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo.
+ Trình độ học vấn của dân cư: tình hình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở đƣợc duy trì; phổ cập bậc trung học đạt 35,7%. Quy mô đào tạo của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng và các trƣờng cao đẳng, trung học, dạy nghề tiếp tục đƣợc mở rộng. Đây là yếu tố tạo điều kiện tốt cho sự phát triển xã hội, cho nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế của Phú Thọ nói riêng và cả nƣớc nói chung.
+ Năng lượng: Hệ thống các đƣờng dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp từng bƣớc đƣợc cải tạo, nâng cấp, thay thế và xây dựng mới. Đến nay 100% xã đã có điện lƣới quốc gia, điện năng cung cấp đạt trên 500kwh/ngƣời/năm, tăng 31,9 lần so với năm 2000.
+ Bưu chính viễn thông: Mạng lƣới bƣu chính viễn thông của Phú Thọ phát triển khá nhanh, cơ bản có độ phủ tốt, chất lƣợng cao, công nghệ tiên tiến, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. Hiện nay 100% số xã đã có máy điện thoại, điểm phục vụ bƣu chính viễn thông. Các loại hình dịch vụ đạt chỉ tiêu chất lƣợng vƣợt mức bình quân chung của cả nƣớc.
+ Quy mô tăng trưởng kinh tế :
Năm 2017, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá 2010) ƣớc đạt 33,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,58% so với năm 2016 ; GRDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 35,6 triệu đồng. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ (giá 2010) tăng 7,1% so với năm 2016.
+ Tình hình an ninh chính trị và an toàn xã hội: Đây là vấn đề luôn đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, nhằm đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, an toàn cho ngƣời dân nói chung và cho du khách khi đến thăm quan tỉnh Phú Thọ. Nhìn chung tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc ổn định và giữ vững. Hàng năm mặc dù lƣợng đồng bào và du khách về Phú Thọ dự lễ hội Đền Hùng rất đông (năm 2018 ƣớc tính khoảng trên 8 triệu lƣợt ngƣời) nhƣng công tác đảm bảo an ninh trật tự an toàn rất tốt, không có các vụ việc xảy ra.
2.1.2.2. Điều kiện đặc trưng:
* Điều kiện về tài nguyên du lịch:
+ Vị trí địa lý: Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, có toạ độ địa lý từ 20o55’ đến 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ đến 105027’ kinh độ Đông. Là điểm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây
Bắc. Phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái, Phía Nam giáp Hòa Bình, phía Đông giáp Vĩnh Phúc, Hà Nội, phía tây giáp Sơn La. Nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây-Đông-Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 60 km, Phú Thọ nằm ở trung tâm hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây-Đông-Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, là nơi trung chuyển hàng hoá thiết yếu, cầu nối chuyển tiếp kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật.
+ Địa hình: Điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là chia cắt tƣơng đối mạnh vì nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam diện tích đồi núi chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4.1%). Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông phù hợp với việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
+ Khí hậu: Mang đậm đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa hè nắng nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa đông lạnh, mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C, lƣợng mƣa trung bình: 1.600mm - 1.800 mm/năm, độ ẩm bình quân 85% - 87%, số giờ nắng trung bình hàng năm 1330 giờ. Toàn tỉnh chia thành 5 tiểu vùng khí hậu đặc trƣng. Nhìn chung khí hậu tỉnh Phú Thọ tƣơng đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế, xã hội.
+ Thuỷ văn -Tài nguyên nước: Nằm ở trung lƣu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi phân bố tƣơng đối đồng đều, Phú Thọ có 3 con sông lớn là:sông Đà có lƣu vực khoảng 52900 km2 ,chiều dài chảy qua Phú Thọ 41,5 km, diện tích lƣu vực trong tỉnh khoảng 367,4 km2 , các ngòi chính
gồm ngòi Lạt, ngòi Cái, suối Rồng; sông Hồng có lƣu vực đến Việt Trì khoảng 51800 km2 , chiều dài chảy qua Phú Thọ 109,5 km, các sông suối nhỏ gồm ngòi Vần, ngòi Mỹ, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me, ngòi Cỏ, sông Bứa, ngòi Mạn Lạn; sông Lô có lƣu vực đến Việt Trì khoảng 39040 km2 , chiều dài qua Phú Thọ 73,5 km, diện tích lƣu vực trong tỉnh khoảng 502,8 km 2 , các sông suối nhỏ gồm sông Chảy, ngòi Rƣợm, ngòi Dầu, ngòi Tranh, ngòi Tiên Du.Ngoài ra trên địa bàn tỉnh con có trên 130 sông, ngòi, suối nhỏ cùng hàng ngàn hồ, ao phân bố đều khắp trên lãnh thổ, chứa nguồn nƣớc mặt dồi dào và là nguồn tài nguyên du lịch phong phú.
+ Tài nguyên đất: Phú Thọ có tông diện tích đất tự nhiên là 353250 ha, trong đó đất nông nghiệp là 272000 ha, đất phi nông nghiệp là 52000 ha, đất chƣa sử dụng là 29000 ha. Nhìn chung tài nguyên đất của Phú Thọ phù hợp cho phát triển nông, công nghiệp, dịch vụ và xây dựng.
+ Tài nguyên rừng: Rừng của Phú Thọ có cả 3 dạng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.Các tài liệu cho thấy hệ động thực vật rừng ở Phú Thọ khá phong phú và đa dạng về chủng và loài. Hệ thực vật có yếu tố địa lý đặc hữu của khu hệ đệ tam Nam Trung Hoa-Bắc Việt Nam, ngoài ra còn xuất hiện 1 số loài thuộc dòng đặc hữu Malayxia, Inđônêxia di cƣ đến; hệ đọng vật có khoảng 180 loài (thú 40 loài, chim 100 loài, bò sát và lƣỡng cƣ 40 loài). Tong đó 1 số loài có giá trị nhƣ: Hƣơu, Lợn rừng, Khỉ bạc má, Sóc, Chồn, Cầy, cáo, Tê tê, Kì đà...Đặc biệt còn có Vƣợn quần đùi trắng 1 trong những loài động vật quý hiếm thƣờng xuất hiện ở Vƣờn quốc gia Xuân Sơn.
+ Hệ thống giao thông:
- Giao thông đường bộ: Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi có hệ thống giao thông đƣờng bộ khá phát triển so với các tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ và đƣợc phân bố tƣơng đối đều, hợp lý. Mật độ đƣờng ô tô đạt 1.09km/km², cao hơn của cả vùng đông bắc (0.62km/km²). Toàn bộ hệ
thống đƣờng bộ của tỉnh Phú Thọ dài 11.532 km. Trong đó, có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262km, 39 tuyến đƣờng tỉnh với chiều dài 724km (13 tuyến đƣờng chính và 26 tuyến nhánh), 94 tuyến huyện lộ dài 639km, 95km đƣờng đô thị, 44km đƣờng chuyên dùng, 9900 km đƣờng xã và liên xã… ngoài ra còn hàng nghìn km đƣờng dân sinh và lâm nghiệp. Hiện nay Chính phủ đã triển khai xây dựng xong tuyến đƣờng lớn chạy qua Phú Thọ: Đƣờng cao tốc Hà Nội – Lào Cai (có 4 điểm giao cắt với chiều dài 62 km chạy qua địa phận Phú Thọ); Đƣờng Hồ Chí Minh (có 64 km chạy qua địa phận Phú Thọ)
- Giao thông đường sắt: trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đƣờng sắt thuộc mạng đƣờng sắt quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai (trong quy hoạch đây sẽ trở thành tuyến đƣờng sắt xuyên Á) và 3 tuyến nhánh phục vụ các khu công nghiệp, nhà máy, với tổng chiều dài 89.5km.
- Giao thông đường sông: Tỉnh Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua, song Hồng , Sông Lô, sông Đà, gặp nhau tại thành phố Việt Trì. Ngoài ra, còn có một số sông nhánh nhƣ: sông Chảy, Sông Bứa. hầu hết các huyện, thị xã đều có sông chảy qua tạo thành một mạng lƣới đƣờng thủy rất thuận lợi cho việc giao lƣu, phát triển kinh tế, đặc biệt là giao thông đƣờng thủy của tỉnh. Tổng chiều dài trên 3 sông chính của Phú Thọ dài 226,5km (trong đó sông Hồng là 109,5 km, sông Lô là 73,5 km, sông Đà là 43,5 km). Phú Thọ có 595 phƣơng tiện vận tải từ 50 tấn trở lên hoạt động.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác nhƣ du lịch thăm quan, vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái…. Đáng chú ý trong đó phải kể đến một số tài nguyên nhƣ:
- Khu nƣớc khoáng nóng Thanh Thuỷ: Nằm ở địa phận xã La Phù và Bảo Yên thuộc huyện Thanh Thuỷ. Theo điều tra, khảo sát của Viện Khoa học Việt Nam: mỏ nƣớc khoáng nóng Thanh Thuỷ nằm sát bên tả ngạn sông Đà, đƣợc hình thành do cấu tạo đứt gãy của vỏ trái đất đã tạo nên nguồn nƣớc khoáng nóng tự nhiên có nhiệt độ trung bình từ 42-55oc. Mỏ nƣớc khoáng nóng có diện tích khoảng 3km2 , độ sâu từ 40- 180m, trong nƣớc khoáng có nhiều chất vi lƣợng hữu ích cho sức khoẻ con ngƣời, đặc biệt trong nƣớc khoáng có chất phóng xạ radon rất quý hiếm, lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam. Phú Thọ đã quy hoạch nơi đây thành khu du lịch nghỉ dƣỡng, với diện tích trên 2600 ha, gồm các dịch vụ nhƣ: tắm nƣớc khoáng nóng, tắm bùn, vật lý trị liệu, phim trƣờng, khách sạn cao cấp, sân gold, nhà máy nƣớc khoáng đóng chai....
- Đầm Ao Châu: Nằm ở địa phận các xã Ấm Thƣợng, Ấm Hạ, Y Sơn, Phụ Khánh thuộc huyện Hạ Hoà. Đầm Ao Châu là một hồ nƣớc tự nhiên, có diện tích gần 300ha mặt nƣớc, độ sâu trung bình khoảng 14m, mặt nƣớc trong xanh, không bị ô nhiễm, trong đầm có rất nhiều loài cá quý hiếm nhƣ: Baba, rùa vàng, dải.... xung quanh có núi non bao bọc, trong đầm có tới gần 30 hòn đảo và bán đảo đƣợc phủ bởi lớp thực vật đa loài, một số hòn núi cao, cao nhất là núi Buộm (trên 600m). Theo quy hoạch, Đầm Ao Châu có diện tích 1500ha, với các loại hình nhƣ: khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí dành cho ngƣời nƣớc ngoài (casino), các trò vui chơi nƣớc, leo núi, săn bắn, hái lƣợm....
- Vƣờn quốc gia thiên nhiên Xuân Sơn: Nằm ở địa phận xã Xuân Sơn, huyên Tân Sơn, với diện tích 15048 ha rừng nguyên sinh và 43000 ha vùng đệm. Xuân Sơn có hệ động thực vật đa dạng, phong phú, là một trong ba vùng đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Tại đây đã xác định đƣợc 180 họ, 680 chi, 1217 loài. Trong đó có 40 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam; hệ thực vật có 220 loài cây lấy gỗ, 665 loài cây làm thuốc; hệ động vật đã thống kê
đƣợc 365 loài (69 loài thú, 240 loài chim, 32 loài bò sát, 24 loài lƣỡng thê).... Nằm trên hệ thống núi đá vôi, có độ cao trung bình từ 650 – 1400 m so với mực nƣớc biển, Xuân Sơn có tới gần 30 hang động có nhiều thạch nhũ do quá trình phong hoá, thuỷ hoá tạo thành. Nhiều hang động lớn, có chiều dài khoảng 7000 m, chiều rộng và chiều cao khoảng 50 m có dòng suối chảy trong hang nhƣ hang Lạng, nhiều hang có thạch nhũ đẹp, tạo nên muôn hình, vạn trạng, lung linh, huyền ảo nhƣ hang Na, hang Thổ Thần, hang Cỏi, hang Lấp.... gắn với các truyền thuyết, sự tích của đồng bào dân tộc Mƣờng, Dao lại càng làm tăng vẻ hấp dẫn. Ngoài ra, Xuân Sơn còn có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhƣ Suối Lấp, Suối Thang, Thác nƣớc Lƣng trời.... bên cạnh đó là những bản, làng của ngƣời Dao, ngƣời Mƣờng còn giữ đƣợc nét truyền thống nguyên sơ.... Theo quy hoạch, khu du lịch vƣờn quốc gia Xuân Sơn có diện tích 43.000 ha với các loại hình chủ yếu nhƣ: tham quan, nghỉ dƣỡng, khám phá hang động, leo núi, tâm linh....
- Ao Giời – Suối Tiên: Thuộc xã Quân Khê, huyện Hạ Hoà. Bắt nguồn từ núi Nả, có độ cao khoảng 1200 m so với mực nƣớc biển là hai dòng suối đổ xuống, tạo thành rất nhiều thác nƣớc đẹp, có thác có độ cao chừng 20m tạo thành cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Có thác đổ xuống vực sâu trong xanh, có thác đổ xuống những bãi cuội lấp lánh tạo nên vẻ đẹp huyền ảo.... Tại đây có thể khai thác, phát triển các loại hình du lịch đa dạng, phong phú.
- Đầm Vân Hội: Thuộc địa phận xã Hiền Lƣơng, huyện Hạ Hoà, có diện tích gần 200ha mặt nƣớc, xung quanh có nhiều núi non hùng vĩ, trong Đầm có hàng chục hòn đảo lớn, nhỏ đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên làm say đắm lòng ngƣời....
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn rất nhiều danh lam, thắng cảnh có thể phát triển các loại hình du lịch nhƣ: Thác Cự Thắng, huyên Thanh Sơn;
Thác lòng chảo Minh Hoà, huyện Yên Lập, Hồ Phƣợng Mao, Hồ Suối Rồng huyện Thanh Thuỷ; Ngã Ba Hạc, thành phố Việt Trì....
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Qua các cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ cho thấy Phú Thọ có rất nhiều hiện vật đồ đá, đồ đồng minh chứng cho thời kỳ các vua Hùng dựng nƣớc Văn Lang, trong đó có các di chỉ nổi tiếng nhƣ: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên… Phú Thọ còn lƣu giữ nhiều các di tích, sự tích, truyền thuyết về đời sống sinh hoạt văn hóa, sông cuộc đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, qua hàng ngàn năm của lịch sử dân tộc Việt Nam. Các lễ hội diễn ra trên quê hƣơng Phú Thọ cũng rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hóa đặc sắc của những bản làng nhƣ: Hội Đền Hùng, hội Phết- Hiền Quan, Hội Bơi chải - Bạch Hạc, Hội rƣớc voi - Đào Xá, Hội rƣớc chúa Gái- Hy Cƣơng, Hội ném còn của đồng bào dân tộc Mƣờng … Phú Thọ còn có kho tàng thơ ca, hò , vè rất đặc sắc, những làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hƣởng của miền quê Trung du rõ nét. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn có khá nhiều các di tích lịch sử văn hóa. Theo thống kê, trên địa bàn