Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 67 - 68)

2.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gia

2.2.3. Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự

nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái

Trong những năm qua, UBND tỉnh Phú Thọ đã có sự chỉ đạo phối hợp giữa các ngành trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ xây dựng quy hoạch, phát triển từng lĩnh vực; đồng thời đã chỉ đạo các ngành tăng cƣờng phối hợp trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ 102 tài nguyên. Các tài nguyên du lịch có giá trị lớn cơ bản đạt đƣợc đồng thuận chung của các ngành liên quan về quan điểm sử dụng gắn với bảo vệ, phát triển.

- Việc đảm bảo giới hạn sức chứa, cƣờng độ hoạt động và áp lực lên môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch: Quy mô kinh doanh du lịch Phú Thọ còn nhỏ, do vậy phần lớn thời gian trong năm không xảy ra tình trạng vƣợt quá sức chứa tại các điểm du lịch, cƣờng độ hoạt động và áp lực lên môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch cơ bản nằm trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên tính thời vụ của du lịch thể hiện khá rõ, vào thời gian cao điểm du lịch (ở Phú Thọ là mùa lễ hội), khu du lịch Đền Hùng thƣờng xuyên phải đón lƣợng khách vƣợt quá sức chứa, ảnh hƣởng đến tài nguyên du lịch, ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực các Đền. Tình trạng vƣợt giới hạn về sức chứa cũng diễn ra ở các nhà nghỉ dƣỡng nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy trong các ngày cuối tuần và các tháng mùa đông, tuy chỉ trong rất ít khoảng thời gian, nhƣng cũng ảnh hƣởng, làm suy giảm cục bộ đến nguồn tài nguyên nƣớc khoáng nóng (cả về lƣợng nƣớc và chất lƣợng nƣớc khoáng) những thời điểm này.

- Chất lƣợng môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch; ý thức trách nhiệm của khách du lịch và cộng đồng bản địa với tài nguyên, môi trƣờng tại khu, điểm du lịch:

Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2010 và 2010- 2015 cho thấy dù chính quyền đã có một số giải pháp tích cực bảo vệ

môi trƣờng, song môi trƣờng ở các khu, điểm du lịch bị ảnh hƣởng không nhỏ từ hoạt động du lịch (rác thải từ khách du lịch mới chỉ thu gom đƣợc 50%, các cơ sở kinh doanh hầu hết xả nƣớc thải trực tiếp ra môi trƣờng, ô nhiễm không khí, tiếng ồn vào thời gian cao điểm của mùa du lịch. Do quy mô du lịch còn nhỏ nên môi trƣờng ở các khu, điểm du lịch chƣa bị suy giảm quá mức, nhƣng xu hƣớng diễn biến chất lƣợng môi trƣờng du lịch nhƣ vậy chƣa có tính bền vững lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)