Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 40)

1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nƣớc trên thế giới:

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thông qua phân tích kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc về du lịch của Thái Lan và Sigapore là hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á và có một số điều kiện về phát triển du lịch nhƣ Việt Nam, từ các kinh nghiệm của các quốc gia này có thể rút ra cho Việt Nam một số vấn đề cần lƣu ý trong quá trình quản lý nhà nƣớc về du lịch.

Thứ nhất, Có chính sách phát triển du lịch hợp lí, toàn diện và bền vững thông qua việc bảo tồn các tài nguyên du lịch mà đất nƣớc hiện đang khai thác nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các tài nguyên này.

Thứ hai, Tăng cƣờng xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam nhằm cung cấp thông tin du lịch nƣớc ta tới du khách một cách thƣờng xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Muốn vậy, phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trƣờng

bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm và dịch vụ du lịch của thị trƣờng các nƣớc trong khu vực và thế giới. Từ đó, có cách quản lý và phục vụ riêng cho phù hợp với từng loại khách du lịch.

Thứ ba, Tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển các hoạt động du lịch, đặc biệt là đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động du lịch và tăng cƣờng đầu tƣ cho các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch theo kinh nghiệm Sigapore đang làm.

Thứ tư, cần phải chú trọng đến chiến lƣợc, kế hoạch và việc làm của ngành du lịch nói chung và của từng hoạt động du lịch cụ thể nhƣ kế hoạch tổng thể toàn ngành, chiến lƣợc phát triển theo từng giai đoạn, kế hoạch cho từng hoạt động du lịch cụ thể nhƣ quảng bá du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch đầu tƣ, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thứ năm, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lƣợc của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đƣa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn nhân lực phải đƣợc phát triển một cách có hệ thống cả vế số lƣợng và chất lƣợng.

Thứ sáu, đảm bảo môi trƣờng pháp lí công bằng và thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, khuyến khích việc đầu tƣ vào sản phẩm du lịch của các công ty du lịch. Quan trọng nhất là việc đƣa ra các văn bản pháp quy có nội dung hợp lý về quyền khai thác sản phẩm độc quyền đối với các chƣơng trình do các công ty tự xây dựng, tránh sự mạo nhận giữa các công ty trên cùng một đơn vị sản phẩm. Đồng thời khuyến khích các công ty lữ hành chuyên tâm hơn vào việc xây dựng các chƣơng trình du lịch cho riêng mình. Có hình thức

khuyến khích các doanh nghiệp đón khách quốc tế đa dạng hóa chƣơng trình du lịch, nâng cao chất lƣợng của chƣơng trình.

Thứ bảy, chủ động hơn nữa trong việc tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp hội du lịch. Công tác này nhằm phát huy thế mạnh Việt Nam trên trƣờng quốc tế, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam. Đặc biệt là việc tham gia các hội nghị, hội thảo các tổ chức du lịch quốc tế.

Địa phƣơng nên có những chƣơng trình phát động du lịch trên nhiều phƣơng tiện truyền thông, đặc biệt là những nơi có tiềm năng du lịch phục vụ khách quốc tế để những chính sách về du lịch đi sâu vào từng ngƣời dân, sao cho mỗi ngƣời dân đều có tinh thần chuẩn bị phục vụ khách, tất cả dân chúng đều làm du lịch. Để làm đƣợc nhƣ vậy những ngƣời lãnh đạo làm trong ngành du lịch từ cấp trung ƣơng đến từng địa phƣơng phải nghiên cứu một kế hoạch, chiến lƣợc thật kỹ sao cho chính sách có hiệu quả và làm cho dân chúng ở khu vực du lịch hiểu rằng việc phát triển du lịch làm lợi cho nhiều ngành dịch vụ liên quan, làm lợi cho chính bản thân khu du lịch đó và từ đó là làm lợi cho từng ngƣời dân trong khu vực mà làm tốt các khai thác bảo vệ tài nguyên du lịch và phục vụ tốt khách du lịch.

Thứ tám, nghiên cứu ban hành những điều luật xử lý nghiêm khắc các trƣờng hợp gây ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch. Chúng ta hiện nay chƣa có những chế tài nghiêm khắc để xử phạt những trƣờng hợp này. Nên chăng cần phải làm thật nghiêm túc, chặt chẽ để bộ mặt du lịch của nƣớc nhà không bị ảnh hƣởng bởi một bộ phận nhỏ dân chúng hoặc ngƣời làm du lịch gây nên.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)