Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 47)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận

Nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận:

- Lý thuyết về quản lý nhà nước về kinh tế và khoa học quản lý. - Lý thuyết về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

- Kiến thức về quản lý tài chính, ngân sách.

- Các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

Hình 2.1 Sơ đồ về phương pháp nghiên cứu

Nguồn: tác giả tổng hợp - Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu:

Qua quá trình tổng hợp, xem xét, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, một số vấn đề mà các tác giả chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa chi tiết, cụ thể như:

+ Các đề tài chưa nghiên cứu sâu về các nội dung của công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là chưa phân tích được cụ thể tầm quan trọng của quy trình quản lý

Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu

Xác định câu hỏi nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp Phân tích, xử lý dữ liệu

Phát hiện, tổng hợp và kết luận Thu thập dự liệu sơ cấp

đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước xuyên suốt quá trình đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư.

+ Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng.

+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước chưa được quan tâm đúng mức.

- Xác định câu hỏi nghiên cứu.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra của đề tài, câu hỏi nghiên cứu chính là các

nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận logic và khoa học. Trong

phạm vi của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

+ Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách là gì? Đặc điểm, vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách? Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách có những nội dung nào?

+ Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách ở huyện huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến năm 2014 như thế nào?

+ Để tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trên địa bàn huyện cần có những giải pháp nào để thực hiện?

Những câu hỏi nghiên cứu trên nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài, đó là: Hệ thống các giải pháp nào để quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có hiệu quả nhất?

- Thu thập dự liệu.

Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để làm luận cứ cho đề tài

nghiên cứu. Cụ thể:

Chính phủ, Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, các văn bản quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Nghệ An.

- Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố như: Niên giám thống kê của huyện Nghi Lộc; Các báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tổng hợp kết quả đầu tư tại phòng kế hoạch- Tài chính của huyện Nghi Lộc; các kết luận thanh tra, kiểm toán của các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước.

- Tìm hiểu các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước nước… Tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu khác để đưa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này.

- Ngoài ra, sử dụng một số số liệu sơ cấp như: Tác giả trao đổi trực tiếp hay bằng điện thoại để tìm hiểu và nghe các ý kiến từ các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các đơn vị thi công, tư vấn…trực tiếp khảo sát và quan sát thực tiễn quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

- Phân tích dữ liệu.

Trên cơ sở các dữ liệu, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, so sánh và đánh giá giữa thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trên địa bàn huyện Nghi Lộc với xu thế phát triển chung của tỉnh và cả nước; từ đó, nêu ra các thuận lợi cũng như thách thức trong công tác quản lý ở hiện tại và tương lai. Đánh giá những thành tựu, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại của công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu. 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu.

Tất cả các xã và đơn vị trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ kết quả khảo sát, thu thập số liệu, nghiên cứu tại các đơn vị nói trên có thể đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách

nhà nước ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động này.

2.3.2. Thời gian nghiên cứu.

Giai đoạn từ năm 2010 đến 2014. 2.4. Kỹ thuật và công cụ phân tích

Chủ yếu sử dụng các phần mềm thống kê EXCEL để xử lý số liệu điều tra phục vụ các nội dung nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách ở trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Huyện Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên 34.767,02 ha, bao gồm 29 xã và 1 Thị trấn, là huyện đồng bằng lớn thứ 3 sau huyện Quỳnh Lưu và Yên Thành. Với dân số 195.84 người (đứng thứ 4 toàn tỉnh sau Quỳnh Lưu, Yên Thành và Diễn Châu).

Hình 3.1. Bản đồ huyện Nghi Lộc

Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc

Nghi Lộc có mạng lưới giao thông thuận lợi như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ

bay Vinh; tỉnh lộ 534 ( dài 28km ); tỉnh lộ 535 ( dài 12km ). Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn là Sông Cấm ( dài 15km ) và Sông Lam ( dài 6km ). Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được nhựa hoá và bê tông hoá tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh. Thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện trong tỉnh. Là huyện có vị trí quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh quốc phòng.

Liền kề với Thành phố Vinh - Đô thị loại I. Trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ ( Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ). Đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và có vị trí tương tác quan trọng.

Huyện có hệ thống giao thông thuận lợi gần sân bay Vinh, Ga Vinh, cảng Cửa Lò, có đường quốc lộ 1A, đường sắt đi qua, các tuyến giao thông tỉnh lộ đi các địa phương phụ cận rất thuận lợi trong việc giao thương phát triển kinh tế. Đặc biệt huyện có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An - Khu kinh tế được ưu đãi đầu tư đặc biệt theo Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thuận lợi trong việc thu hút, vận động đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Với vị trí thuận lợi Nghi Lộc có thể khai thác các lợi thế trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá và hoà nhập với xu thế phát triển của tỉnh và khu vực.

3.1.1.1. Về khí hậu

Nghi Lộc thuộc vùng khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu miền Trung nhiệt đới ẩm và gió mùa.

Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 - 34,5oC. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 - 20,5 oC.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, lớn nhất khoảng 2.600mm và nhỏ nhất 1.100mm. Lượng mưa phân bổ không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4. Chế độ gió, bão: Có 2 hướng gió chính gồm: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; Gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( tháng 6 và tháng 7 thường có gió Lào khô nóng ).

Các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ trung bình mỗi năm chịu 3 cơn bão, thường tập trung vào các tháng 8,9 và tháng 10. Bão thường kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và kinh tế.

3.1.1.2. Về địa hình

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang đông và có thể chia thành 2 vùng lớn.

Vùng bán sơn địa: Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình có độ dốc chênh lệch nhiều do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng.

Vùng đồng màu: Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập. Đây là vùng có địa hình thấp nguồn nước dồi dào là vùng trọng điểm Lúa của huyện.

3.1.1.3. Tài nguyên đất

Theo điều tra thổ nhưỡng tài nguyên đất của Nghi Lộc có các loại chính sau: - Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit:

Tập trung hầu hết các xã vùng Lúa, đất có nguồn gốc từ phù sa hệ thống Sông Lam có diện tích khoảng 6.540ha chiếm 18,81% tổng diện tích. Đất có các chất dinh dưỡng trung bình đến nghèo. Địa hình tương đối bằng phẳng là loại đất trồng Lúa quan trọng của huyện.

- Đất Feralit biến đổi do trồng Lúa:

Phân bố ở các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng, có diện tích 2.629ha chiếm 7,56% tổng diện tích. Quá trình feralit tầng mặt đã bị hạn chế, tính chất đất thay đổi, đất được sử dụng để trồng Lúa tương đối ổn định.

- Đất dốc tụ:

Có diện tích khoảng 235ha, chỉ chiếm 0,68% tổng diện tích, nằm rải rác ở các xã Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Kiều. Đất do sản phẩm của dốc tụ tạo thành, thường được sử dụng để trồng hoa màu như: Lạc, đậu, vừng, khoai, sắn hoặc trồng cây lâm nghiệp.

- Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi:

Có ở các xã vùng bán sơn địa như Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng. Có diện tích khoảng 3.852ha chiếm 11,08% tổng diện tích. Đây là loại đất quan trọng của huyện dùng để làm vườn, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khá tốt.

- Đất Feralit xói mòn:

Phân bố ở các vùng núi cao, nhiều nhất là vùng bán sơn địa, có diện tích khoảng 7.177,32 ha chiếm 20,64% tổng diện tích. Hiện tại phần lớn đã được trồng rừng để bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

- Đất mặn:

Phân bố ở vùng hạ lưu Sông Cấm thuộc các xã Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang và rải rác ở một số xã ven biển bị ảnh hưởng của nước mặn thuỷ triều, loại đất này có diện tích 977,59 ha chiếm 2,87% tổng diện tích. Sau khi xây dựng đập Nghi Quang ngăn mặn giữ ngọt nên một số diện tích đã cải tạo để trồng Lúa và nuôi trồng thuỷ sản.

- Đất phù sa không được bồi:

Có ở các xã vùng Lúa dọc theo hai bên Sông nhà Lê, Sông Cấm diện tích có khoảng 3.371,33ha chiếm 9,7% tổng diện tích.

- Đất cát cũ ven biển:

Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5.911,24 ha chiếm 17,0% tổng diện tích. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất của huyện, đất có thành phần là cát pha, hàm lượng sét thấp. Phù hợp cho các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất cồn cát:

Có ở tất cả các xã ven biển như Nghi Thịnh, Nghi Xá, Nghi Trường, Nghi Thạch, Nghi Ân, Nghi Xuân, Nghi Phong, Nghi Thái, Phúc Thọ,... diện tích khoảng 1.376,19 ha chiếm 3,96% tổng diện tích. Đây là loại đất được dùng để trồng cây chắn gió, chắn cát và trồng một số cây chịu hạn như: Lạc, đậu, vừng,...

Theo kết quả kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính tại thời điểm 01.01.2008 sau khi trừ 4 xã sáp nhập về Thành phố Vinh cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Nghi Lộc

TT Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích các loại đất nguyên trạng 34 xã, thị trấn (ha) Tổng diện tích các loại đất 4 xã về TP Vinh (ha) Tổng diện tích các loại đất 30 xã, Thị trấn sau sáp nhập (ha) Chiếm tỷ lệ % Tổng diện tích tự nhiên 37.883,74 3.116,72 34.767,02 100,00 1 Đất nông nghiệp 25.874,68 1.917,83 23.956,85 68,91 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.102,35 1.877,93 14.224,42

1.2 Đất lâm nghiệp 9.265,52 9.265,52

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 483,01 39,90 443,11

1.4 Đất nông nghiệp khác 23,80 23,80

2 Đất phi nông nghiệp 8.293,79 908,02 7.385,77 21,24

2.1 Đất ở 1.398,04 181,82 1.216,22

2.2 Đất chuyên dùng 4.207,77 643,42 3.564,35 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 52,47 0,71 51,76

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 650,09 74,79 575,30 2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 1.982,95 7,28 1.975,67

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 2,47 2,47

3 Đất chưa sử dụng 3.715,27 290,87 3.424,40 9,85 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 1.672,75 290,87 1.381,88

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.340,84 1.340,84 3.3 Núi đá không có rừng cây 701,68 701,68

(nguồn: tác giả tổng hợp)

Đánh giá hiện trạng tài nguyên đất

- Thuận lợi: Nghi Lộc có diện tích đất tự nhiên rộng, vùng canh tác đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn, là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi sang các mục tiêu xây dựng các Khu công nghiệp và đô thị,... phục vụ việc hình thành các khu kinh tế tổng hợp.

- Khó khăn: Nghi Lộc chủ yếu là đất trồng lúa và trồng màu nên việc chuyển đổi để xây dựng Khu công nghiệp, đô thị,... Dân cư phân bổ rải rác thiếu tập trung, nên việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sồng của nhân dân.

3.1.1.4. Về tài nguyên khoáng sản

Nghi Lộc không nhiều về tài nguyên khoáng sản, ít chủng loại, chủ yếu chỉ có nhóm làm vật liệu xây dựng và một ít kim loại màu.

a. Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng

Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn được phát hiện thêm năm 2006, có trữ lượng khoảng 1,750 triệu m3; đá xây dựng có ở các xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Vạn,... Với trữ lượng tuy không lớn nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn của huyện và cung cấp cho các vùng phụ cận.

b. Nhóm kim loại màu:

Mỏ Barit có ở xã Nghi Văn trữ lượng khoảng 1,81 ngàn tấn, sắt có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)