CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu.
Tất cả các xã và đơn vị trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ kết quả khảo sát, thu thập số liệu, nghiên cứu tại các đơn vị nói trên có thể đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách
nhà nước ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu.
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2014. 2.4. Kỹ thuật và công cụ phân tích
Chủ yếu sử dụng các phần mềm thống kê EXCEL để xử lý số liệu điều tra phục vụ các nội dung nghiên cứu.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách ở trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Huyện Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên 34.767,02 ha, bao gồm 29 xã và 1 Thị trấn, là huyện đồng bằng lớn thứ 3 sau huyện Quỳnh Lưu và Yên Thành. Với dân số 195.84 người (đứng thứ 4 toàn tỉnh sau Quỳnh Lưu, Yên Thành và Diễn Châu).
Hình 3.1. Bản đồ huyện Nghi Lộc
Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc
Nghi Lộc có mạng lưới giao thông thuận lợi như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ
bay Vinh; tỉnh lộ 534 ( dài 28km ); tỉnh lộ 535 ( dài 12km ). Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn là Sông Cấm ( dài 15km ) và Sông Lam ( dài 6km ). Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được nhựa hoá và bê tông hoá tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh. Thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện trong tỉnh. Là huyện có vị trí quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh quốc phòng.
Liền kề với Thành phố Vinh - Đô thị loại I. Trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ ( Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ). Đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và có vị trí tương tác quan trọng.
Huyện có hệ thống giao thông thuận lợi gần sân bay Vinh, Ga Vinh, cảng Cửa Lò, có đường quốc lộ 1A, đường sắt đi qua, các tuyến giao thông tỉnh lộ đi các địa phương phụ cận rất thuận lợi trong việc giao thương phát triển kinh tế. Đặc biệt huyện có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An - Khu kinh tế được ưu đãi đầu tư đặc biệt theo Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thuận lợi trong việc thu hút, vận động đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Với vị trí thuận lợi Nghi Lộc có thể khai thác các lợi thế trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá và hoà nhập với xu thế phát triển của tỉnh và khu vực.
3.1.1.1. Về khí hậu
Nghi Lộc thuộc vùng khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu miền Trung nhiệt đới ẩm và gió mùa.
Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 - 34,5oC. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 - 20,5 oC.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, lớn nhất khoảng 2.600mm và nhỏ nhất 1.100mm. Lượng mưa phân bổ không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4. Chế độ gió, bão: Có 2 hướng gió chính gồm: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; Gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( tháng 6 và tháng 7 thường có gió Lào khô nóng ).
Các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ trung bình mỗi năm chịu 3 cơn bão, thường tập trung vào các tháng 8,9 và tháng 10. Bão thường kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và kinh tế.
3.1.1.2. Về địa hình
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang đông và có thể chia thành 2 vùng lớn.
Vùng bán sơn địa: Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình có độ dốc chênh lệch nhiều do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng.
Vùng đồng màu: Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập. Đây là vùng có địa hình thấp nguồn nước dồi dào là vùng trọng điểm Lúa của huyện.
3.1.1.3. Tài nguyên đất
Theo điều tra thổ nhưỡng tài nguyên đất của Nghi Lộc có các loại chính sau: - Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit:
Tập trung hầu hết các xã vùng Lúa, đất có nguồn gốc từ phù sa hệ thống Sông Lam có diện tích khoảng 6.540ha chiếm 18,81% tổng diện tích. Đất có các chất dinh dưỡng trung bình đến nghèo. Địa hình tương đối bằng phẳng là loại đất trồng Lúa quan trọng của huyện.
- Đất Feralit biến đổi do trồng Lúa:
Phân bố ở các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng, có diện tích 2.629ha chiếm 7,56% tổng diện tích. Quá trình feralit tầng mặt đã bị hạn chế, tính chất đất thay đổi, đất được sử dụng để trồng Lúa tương đối ổn định.
- Đất dốc tụ:
Có diện tích khoảng 235ha, chỉ chiếm 0,68% tổng diện tích, nằm rải rác ở các xã Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Kiều. Đất do sản phẩm của dốc tụ tạo thành, thường được sử dụng để trồng hoa màu như: Lạc, đậu, vừng, khoai, sắn hoặc trồng cây lâm nghiệp.
- Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi:
Có ở các xã vùng bán sơn địa như Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng. Có diện tích khoảng 3.852ha chiếm 11,08% tổng diện tích. Đây là loại đất quan trọng của huyện dùng để làm vườn, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khá tốt.
- Đất Feralit xói mòn:
Phân bố ở các vùng núi cao, nhiều nhất là vùng bán sơn địa, có diện tích khoảng 7.177,32 ha chiếm 20,64% tổng diện tích. Hiện tại phần lớn đã được trồng rừng để bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
- Đất mặn:
Phân bố ở vùng hạ lưu Sông Cấm thuộc các xã Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang và rải rác ở một số xã ven biển bị ảnh hưởng của nước mặn thuỷ triều, loại đất này có diện tích 977,59 ha chiếm 2,87% tổng diện tích. Sau khi xây dựng đập Nghi Quang ngăn mặn giữ ngọt nên một số diện tích đã cải tạo để trồng Lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất phù sa không được bồi:
Có ở các xã vùng Lúa dọc theo hai bên Sông nhà Lê, Sông Cấm diện tích có khoảng 3.371,33ha chiếm 9,7% tổng diện tích.
- Đất cát cũ ven biển:
Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5.911,24 ha chiếm 17,0% tổng diện tích. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất của huyện, đất có thành phần là cát pha, hàm lượng sét thấp. Phù hợp cho các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất cồn cát:
Có ở tất cả các xã ven biển như Nghi Thịnh, Nghi Xá, Nghi Trường, Nghi Thạch, Nghi Ân, Nghi Xuân, Nghi Phong, Nghi Thái, Phúc Thọ,... diện tích khoảng 1.376,19 ha chiếm 3,96% tổng diện tích. Đây là loại đất được dùng để trồng cây chắn gió, chắn cát và trồng một số cây chịu hạn như: Lạc, đậu, vừng,...
Theo kết quả kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính tại thời điểm 01.01.2008 sau khi trừ 4 xã sáp nhập về Thành phố Vinh cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Nghi Lộc
TT Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích các loại đất nguyên trạng 34 xã, thị trấn (ha) Tổng diện tích các loại đất 4 xã về TP Vinh (ha) Tổng diện tích các loại đất 30 xã, Thị trấn sau sáp nhập (ha) Chiếm tỷ lệ % Tổng diện tích tự nhiên 37.883,74 3.116,72 34.767,02 100,00 1 Đất nông nghiệp 25.874,68 1.917,83 23.956,85 68,91 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.102,35 1.877,93 14.224,42
1.2 Đất lâm nghiệp 9.265,52 9.265,52
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 483,01 39,90 443,11
1.4 Đất nông nghiệp khác 23,80 23,80
2 Đất phi nông nghiệp 8.293,79 908,02 7.385,77 21,24
2.1 Đất ở 1.398,04 181,82 1.216,22
2.2 Đất chuyên dùng 4.207,77 643,42 3.564,35 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 52,47 0,71 51,76
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 650,09 74,79 575,30 2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng 1.982,95 7,28 1.975,67
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 2,47 2,47
3 Đất chưa sử dụng 3.715,27 290,87 3.424,40 9,85 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 1.672,75 290,87 1.381,88
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.340,84 1.340,84 3.3 Núi đá không có rừng cây 701,68 701,68
(nguồn: tác giả tổng hợp)
Đánh giá hiện trạng tài nguyên đất
- Thuận lợi: Nghi Lộc có diện tích đất tự nhiên rộng, vùng canh tác đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn, là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi sang các mục tiêu xây dựng các Khu công nghiệp và đô thị,... phục vụ việc hình thành các khu kinh tế tổng hợp.
- Khó khăn: Nghi Lộc chủ yếu là đất trồng lúa và trồng màu nên việc chuyển đổi để xây dựng Khu công nghiệp, đô thị,... Dân cư phân bổ rải rác thiếu tập trung, nên việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sồng của nhân dân.
3.1.1.4. Về tài nguyên khoáng sản
Nghi Lộc không nhiều về tài nguyên khoáng sản, ít chủng loại, chủ yếu chỉ có nhóm làm vật liệu xây dựng và một ít kim loại màu.
a. Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng
Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn được phát hiện thêm năm 2006, có trữ lượng khoảng 1,750 triệu m3; đá xây dựng có ở các xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Vạn,... Với trữ lượng tuy không lớn nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn của huyện và cung cấp cho các vùng phụ cận.
b. Nhóm kim loại màu:
Mỏ Barit có ở xã Nghi Văn trữ lượng khoảng 1,81 ngàn tấn, sắt có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn.
3.1.1.4. Về tài nguyên biển
Huyện Nghi Lộc có 14km bờ biển, diện tích khoảng 12.000 km2 mặt biển tạo nên vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 7 xã: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thái, Nghi Xuân, Nghi Quang, Nghi Thiết, Phúc Thọ.
Biển Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản như tôm, cua và các loại cá có giá trị kinh tế cao, khai thác phục vụ chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch biển.
3.1.1.5. Tiềm năng du lịch
Nghi Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi Lữ, Bãi Tiền Phong ( Nghi Tiến ), Cửa Hiền, Núi Rồng (Nghi Thiết) nước và cát sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp và có vị trí thuận lợi về giao thông, môi trường thiên nhiên trong lành. Hiện tại khu du lịch Bãi Lữ đã hoàn thành đưa vào khai thác và bước đầu phát huy hiệu quả. Di tích lịch sử văn hoá như Đền thờ Quốc Công Nguyễn Xí ( Nghi Hợp ), nhà thờ Phạm Nguyễn Du ( Nghi Xuân ) và các di tích văn hoá quốc gia khác...
Dọc theo sông Cấm và các xã vùng bán sơn địa như Nghi Quang, Nghi Hưng, Nghi Lâm, Nghi Mỹ có cảnh quan thiên nhiên phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái.
3.1.1.6. Dân số và nguồn nhân lực a. Dân số
Nghi Lộc là một huyện có dân số đông, tính đến 31/12/2007 là 225.841 người Cơ cấu theo giới tính gồm nam 111.182 người, chiếm 49,23% và nữ có 114.659 người, chiếm 50,77% tổng dân số.
Sau khi sáp nhập 4 xã Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân, Nghi Đức về Thành phố Vinh, dân số của Nghi Lộc còn lại 196.138 người. Cơ cấu theo giới tính gồm nam 95.556 người, chiếm 48,7% và nữ 100.582 người, chiếm 51,3% tổng dân số.
Quy mô dân số giai đoạn 2001-2007 bình quân mỗi năm dân số tăng gần 2000 người, dân số trong độ tuổi lao lao động tăng bình quân hơn 3000 người/năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.
Cơ cấu theo đô thị và nông thôn gồm dân số thành thị có người 5.395 chiếm 2,7% và khu vực nông thôn người 170.743, chiếm 97,3%.
Mật độ dân số bình quân trong toàn huyện năm 2007 là 570 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các vùng cụ thể như vùng bán sơn địa mật độ dân số bình quân của vùng khoảng 380 người/km2.
Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên, tuổi thọ bình quân được tăng dần. Các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng có nhiều tiến bộ qua các năm.
b. Lao động và sử dụng lao động.
Dân số trong độ tuổi lao động tính đến 31/12/2007 là 112.800 người, chiếm 57,5% tổng dân số toàn huyện. Nguồn nhân lực tập trung ở khu vực nông thôn, chất lượng được thể hiện qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện tại của huyện đang ở mức thấp.
Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 94.730 người, trong đó ngành Nông - lâm - ngư là 64.550 người, chiếm 68,14%; Công nghiệp xây dựng là 11.400 người, chiếm 12,03%; Dịch vụ là 18.780 người, chiếm 19,83%.
Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Lao động chủ yếu là lao động thuần nông, trình độ tay nghề thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn thấp, nên số người thất nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng số người thiếu việc làm khá lớn. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo đạt 40%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 80,3%.
c. Đánh giá tổng quát về tiềm năng và khả năng phát huy lợi thế vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Nằm trong khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi ( đường QL1A, đường sắt Bắc - Nam, gần sân bay Vinh và cảng Cửa Lò.
- Diện tích đất tự nhiên rộng, vùng canh tác đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn, là điều kiện thuận lợi để chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng các Khu công nghiệp, khu đô thị,...
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú nên có khả năng phát triển đa dạng các loại hình du lịch như biển, sinh thái, văn hoá,...
- Gần Thành phố Vinh Đô thị loại I - trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, là nơi cung cấp các loại dịch vụ và chuyển giao khoa học, công nghệ.
* Khó khăn
- Nằm trong vùng có khí hậu khắc nghiệt chịu ảnh hưởng của gió Lào và các cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Miền trung. Vì vậy, gây rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội.
- Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đã và đang được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, lực lượng lao động dồi dào nhưng chỉ là lao động thuần nông số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn thấp.
3.1.2. Tình hình kinh tế của tỉnh Nghệ An nói chung và ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Lộc, tỉnh Nghệ An
Nghệ An có rất nhiều lợi thế về mặt kinh tế do có vị trí thuận lợi trong giao
thương, buôn bán, nhưng do năng lực cạnh tranh của tỉnh đạt thấp (xếp ở vị trí thứ
49/63 tỉnh thành), thu hút đầu tư của tỉnh đạt thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao. Mức