CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ
4.1.1. Những căn cứ đề xuất phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối vớ
4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và ở huyện Nghi Lộc nói riêng
- Bối cảnh quốc tế
Những năm gần đây, kinh tế thế giới, tuy vẫn còn khó khăn, nhưng đã có hiệu khả quan, nhịp độ tăng trưởng đang ổn định hơn tại các nền kinh tế lớn trên thế giới. Để đối phó với tình trạng tăng trưởng chậm, một số nền kinh tế mới nổi thực hiện những biện pháp tích cực để tăng cầu trong nước. Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã có tín hiệu tích cực với số đơn đặt hàng gia tăng. Tuy vậy, tình hình kinh tế thế giới nhìn chung chưa có nhiều cải chuyển biến rõ nét. Thất nghiệp vẫn đang là mối quan tâm lớn tại các nền kinh tế đang phát triển.
Theo dự báo trong thời gian tới, tình hình thế giới sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, tình hình chung thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ bước vào giai đoạn phát triển với nhiều cơ hội mới. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung của thời đại; toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển.
- Bối cảnh trong nước
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã đánh giá kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao. Nhu cầu cho phát triển kinh tế xã
hội và bảo đảm quốc phòng an ninh rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp.
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng; quý I đạt 5,09%, quý II đạt 5,25%, quý III đạt 6,19%, tính chung 9 tháng đạt 5,62%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước; ước cả năm 2014 đạt khoảng 5,8%. Sản xuất công nghiệp tăng 6,7%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,5%. Khu vực dịch vụ tăng gần 6%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,1% (loại trừ yếu tố giá tăng khoảng 6,2%). Khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đạt trên 6 triệu lượt, tăng 10,4%, ước cả năm đạt khoảng 8 triệu lượt.
Môi trường kinh doanh có bước được cải thiện, huy động và sử dụng ngày càng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới tăng 13,9%, vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp tăng 24,6%; số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 5,1%. Môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh cải thiện còn chậm. Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Doanh nghiệp còn khó tiếp cận vốn tín dụng. Năng lực tài chính và quản trị của phần lớn doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước giảm
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2014 tăng 17,2% so với cùng kỳ. Ước thu cả năm vượt 10,6% dự toán. Bảo đảm chi theo kế hoạch và nhu cầu cấp bách phát sinh. Bội chi ngân sách 5,3% GDP. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng tăng 10,3% so với cùng kỳ, ước cả năm bằng khoảng 30,1% GDP. Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng 12,8%, ước cả năm tăng 5,45%. Vốn FDI thực hiện đạt 8,9 tỷ, tăng 3,2%, ước cả năm đạt 12,5 tỷ USD, tăng 8,7%. Vốn ODA giải ngân đạt 4,1 tỷ, tăng 10%, ước cả năm đạt 5,5 tỷ USD, tăng 7,1%. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ ước cả năm tăng khoảng 18,3%.
Quản lý thị trường, giá cả được tăng cường. Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc. Bội chi ngân sách còn cao. Nợ công tăng nhanh. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng
14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%. Tổng cầu tăng chậm. Tăng trưởng tín dụng chậm trong những tháng đầu năm. Nợ xấu còn cao, xử lý còn chậm. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. Thị trường chứng khoán phát triển chưa vững chắc. Thị trường bất động sản phục hồi chậm. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, chuyển giá hiệu quả chưa cao.
Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế được tích cực triển khai thực hiện. Tăng cường quản lý, tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách và đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
4.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Nghi Lộc tới năm 2020
Cải thiện môi trường đầu tư xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp hoạt động đầu tư xây dựng mục tiêu là hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, nhưng yếu tố rủi ro là một thực tế khách quan, cách đánh giá về đúng sai trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản còn có những tiêu chí khác nhau, nhận thức khác nhau, do đó cần có những chủ trương chính sách, quy định pháp luật tạo môi trường thông thoáng, ổn định để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển.
Ưu tiên phát triển các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các dự án công nghiệp quy mô lớn của Nghệ An và các khu kinh tế. Tiếp tục đầu tư, từng bước đồng bộ hoá hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Bổ sung hoàn thiện các chính sách về thu hút đầu tư theo các lĩnh vực ưu tiên. Làm tốt công tác GPMB tạo nguồn đất sạch để thu hút các nhà đầu tư.
Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội các địa phương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với định hướng phát triển của Trung ương và của tỉnh. Xây dựng quy hoạch chi tiết các ngành, lĩnh vực, nhất là các vùng kinh tế, khu
công nghiệp và đô thị mới. Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng. Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng các dự án bằng nguồn vốn nhà nước.
Kiện toàn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, coi đây là một trong những khâu đột phá để thu hút đầu tư, xây dựng nền hành chính của huyện từng bước hiện đại, chuyên nghiệp. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách mạnh mẽ và đồng bộ trên các lĩnh vực thu hút đầu tư, xây dựng cơ bản theo hướng giải quyết công việc thuận lợi nhất, nhanh nhất. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với những cán bộ, công chức lợi dụng công vụ để nhũng nhiễu, hạch sách, tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước và trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Tiếp cận nhanh và áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, hình thành và phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao, trước mắt là công nghệ thông tin. Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả các đề tài khoa học, đảm bảo các kết quả nghiên cứu phải được ứng dụng có hiệu quả trong thực tế. Có chính sách phù hợp, khuyến khích trọng dụng nhân tài, tôn vinh những người làm công tác khoa học có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiếp tục đổi mới tư duy, phương pháp xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm để tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước trên địa bàn. Quy hoạch, kế hoạch, chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị tư duy nhiệm kỳ, tư tưởng cục bộ địa phương, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “ Lợi ích nhóm” chi phối. Xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để phê duyệt hoặc từ chối, cắt giảm các dự án đầu tư. Khắc phục tình trạng phê duyệt quá
nhiều các dự án vượt khả năng nguồn lực hiện có, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra làm nhiều năm, dẫn đến đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công, nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn, gây lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp.
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế thị trường hiện nay, quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản phải được đổi mới theo yêu cầu của thể chế kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tập trung vào những lĩnh vực không sinh ra lợi nhuận trực tiếp nhưng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và cộng đồng phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời tạo nên sức hút và kích thích các thành phần ngoài nhà nước đầu tư vào lĩnh vực đó.
4.1.2. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An