CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ
4.1.2. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN
Vấn đề quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước không phải chỉ đến thời kỳ mở cửa mới đặt ra mà ngay từ trong cơ chế kinh tế cũ, nhà nước đã thực hiện quản lý đối với các dự án đầu tư. Tuy nhiên, thời kỳ này quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện trong khuôn khổ của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Do vậy, nó khó tránh khỏi tình trạng can thiệp trực tiếp theo kiểu chỉ huy, mang tính quan liêu, mệnh lệnh và bao cấp. Vốn đầu tư trong thời kỳ này được phẩn bổ dàn trải, manh mún, nên hiệu quả đầu tư thấp, không phát huy được vai trò, tạo nền móng để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Ngày nay, nước ta đang quá trình hội nhập quốc tế, khu vực và phát triển kinh tế thị trường; quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản phải được đổi mới để phù hợp kinh thế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thông lệ quốc tế, điều kiện của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng. Đôi mới cơ chế quản lý theo nguyên tắc: nhà nước quản lý, điều tiết kinh tế - xã hội bằng cơ chế chính sách, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tập trung vào
những lĩnh vực không sinh ra lợi nhuận trực tiếp, nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế và cộng đồng phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời, khuyến khích, tạo nên sức hút các thành phần ngoài quốc doanh đầu tư.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, phù hợp với luật pháp và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.
Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm hình thành hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, có tính pháp lý cao, để thống nhất thực hiện. Bổ sung, sửa đổi chính sách pháp luật về đấu thầu, nhằm thiết lập môi trường đấu thầu cạnh tranh lành mạnh. Cơ chế quản lý các dự án đầu tư được phải cải tiến một bước theo hướng tăng cường phân công, phân cấp, tránh chồng chéo và bỏ sót về chức năng nhiệm vụ ở tất cả các khâu.
Chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm khai thác tối đa các nguồn ngoại lực, nội lực trên cơ sở tôn trọng độc lập, tự chủ và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Quản lý bằng pháp luật, dùng pháp luật để điều chỉnh, xử lý các mối quan hệ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; trong quản lý, tránh điều chỉnh, xử lý tùy tiện, cảm tính hoặc không có căn cứ pháp lý.
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải phù hợp với điều kiện của thực tế của từng huyện. Nhìn chung huyện còn nghèo, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hạ tầng cơ sở còn yếu kém, khó thu hút được các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ở huyện Nghi Lộc có vai trò quan trọng. quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả, sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước, qua đó thu hút được các nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương.
- quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An phải phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
là căn cứ cho việc định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực. Trong Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng qua trình phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện hiện nay, để hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đúng hướng và hiệu quả, công tác quản lý nhà nước phải giữ một vị trí quan trọng.
Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản phải tuân thủ mục tiêu kế hoạch, kế hoạch phải phù hợp với quy hoạch, quy hoạch chi tiết phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch phải phù hợp với chiến lược lượng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương; giúp cho nền kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, có hệ thống, hiệu quả và bền vững. Nếu quản lý công tác quy hoạch yếu kém, sẽ dễ nảy sinh tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt mà bỏ qua các yếu tố xã hội, văn hoá, môi trường …gây ra những tiêu cực, ảnh hưởng xấu trong tương lai.
- Thực hiện tốt vai trò, chức năng của thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
Cải cách hành chính, với mục tiêu tạo môi trường hành chính thuận lợi, thông thoáng trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, không có nghĩa là thả lỏng, không quản lý mà cần kiểm tra chặt chẽ đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách. Muốn thực hiện tốt cơ chế kiểm tra, giám sát nhau trước hết cần có một hệ thống các văn bản nghiên cứu đầy đủ nhằm loại bỏ được hết cả khâu có khả năng tạo ra tiêu cực trong đầu tư và xây dựng. Trên cơ sở đó công khai hóa và kiên quyết thực hiện cơ chế giám sát lẫn nhau trong từng cơ quan, hoặc liên cơ quan.
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
4.2.1. Giải pháp về hoàn thiện các công cụ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách
4.2.1.1. Rà soát, bổ sung quy hoạch, thực hiện đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt
khắc phục khó khăn trong quy hoạch cho đồng bộ và phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, hạn chế kinh phí xây dựng quy hoạch, UBND cấp huyện phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể của cấp tỉnh, rà soát, bổ sung lại quy hoạch của địa phương cho phù hợp. Tạo được kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, theo đúng định hướng quy hoạch, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Chủ động triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt, qua đó, xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn: 5 năm, 10 năm, tầm nhìn đến năm 2030 và lâu hơn nữa.
Nâng cao chất lượng quy hoạch gắn với tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch, trước hết là quy trình, nội dung quy hoạch, đồng thời với các giải pháp đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện, trên cơ sở thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng của Trung ương của tỉnh. Quản lý tốt công tác quy hoạch.
Căn cứ vào định hướng quy hoạch dài hạn và tình hình thực hiện quy hoạch trong ngắn hạn để có định hướng điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
4.2.1.2. Nâng cao năng lực bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
a. nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước một cách toàn diện trên cả 4 nội dung: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.
Hoàn thiện bộ máy tham mưu, giúp việc cho UBND cấp huyện về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong tình hình mới.
Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cho chính quyền địa phương cấp xã, đảm bảo mở rộng quyền chủ động cho cấp xã, nhưng phải được quản lý chặt chẽ, nhằm sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. Việc phân cấp đầu tư phải gắn quyền lợi
và trách nhiệm cụ thể, để đảm bảo đầu tư đúng, khai thác, sử dụng có hiệu quả cao. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện và xử lý những sai lệch, vi phạm trong quá trình quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước.
Triển khai tổ chức quản lý nhà nước về xây dựng trên nguyên tắc: đúng chức năng, đủ nhiệm vụ, tăng quyền hạn, rõ trách nhiệm; đặc biệt, quan tâm đến tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện và cấp xã; hệ thống quản lý chất lượng công trình, dự án xây dựng của các địa phương và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Có chế tài quy rõ trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và mạnh đối với các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng cơ bản; từ đó, hạn chế được các thiếu sót, sai phạm.
Nghiêm túc thực hiện chế độ khen thưởng và kỷ luật; nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực thi đua giữa các phòng ban, bộ phận, trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước nói riêng. Đánh giá việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, GPMB, đảm bảo tiến độ và giải ngân các dự án thực hiện theo kế hoạch, công tác thanh quyết toán là căn cứ đánh giá thi đua của các đơn vị.
b. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, tiếp nhận cán bộ qua đào tạo có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý. Phân công cán bộ làm công tác quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng chuyên môn hóa, không phân tán như hiện nay.
Có chế độ đào tạo phù hợp, cải cách thể thức đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ, công chức. Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn phù hợp cho cán bộ, công chức, có chính sách luân chuyển cán bộ phù hợp, tránh để hụt hẫng cán bộ trong các cơ quan chuyên ngành. Cải tiến chế độ tiền lương, chuyển ngạch công chức kịp thời.
quả Chương trình hành động về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác tổ chức cán bộ. Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác đào tạo, quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất đạo đức, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút.
4.2.1.3. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế công trình - Trong thời gian trước mắt:
Công tác lựa chọn các tổ chức tư vấn thiết kế phải thật thận trọng, trong quá trình thiết kế, cần sử dụng các chuyên viên kỹ thuật giỏi tham gia góp ý về các yêu cầu và kinh nghiệm sử dụng để hồ sơ đảm bảo chất lượng. Chú trọng đến không chỉ yêu cầu kỹ thuật mà cả yêu cầu về hiệu quả đầu tư, đảm bảo hồ sơ thiết kế có tính khả thi cao.
Thiết kế công trình là khâu quan trọng không chỉ quyết định quy mô, độ bền vững, tuổi thọ của công trình mà quyết định cả việc vận hành, khai thác sau này có thuận lợi hay không. Đây là giai đoạn thể hiện đầy đủ ý đồ của một dự án khả thi đã được phê duyệt. Trước hết, cần nghiên cứu, chọn lọc được các dây chuyền công nghệ hợp lí, có kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và phương pháp quản lí hiện đại, không tác động xấu tới môi trường xung quanh. Khả năng tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng trong giai đoạn này có nhiều và có thể thực hiện được dễ dàng. Nếu nghiên cứu chọn được dây chuyền công nghệ hợp lí, có phương án thiết kế kiến trúc và kết cấu tốt thì có thể tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư so với dự kiến ban đầu, thậm chí có thể tiết kiệm được diện tích đất sử dụng.
Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần bám sát vào thiết kế thi công để quản lý việc xây dựng công trình của đơn vị thi công, kịp thời phát hiện những bất hợp lý của thiết kế để có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Tránh tình trạng thi công sai thiết kế được duyệt, không quản lý được vốn đầu tư một cách chính xác.
- Giải pháp lâu dài:
theo hướng tổ chức chào hàng mời thiết kế công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, các nhà tư vấn có năng lực và muốn làm dịch vụ tư vấn thì đến tìm hiểu và tự làm, nộp phương án thiết kế cho chủ đầu tư để lựa chọn phương án tối ưu và trả tiền tư vấn cho đơn vị có phương án thiết kế được lựa chọn. Làm như vậy sẽ lựa chọn được phương án thiết kế tốt nhất với chi phí hợp lý nhất, tránh được tình trạng chủ đầu tư phải chấp nhận mọi phương án thiết kế của đơn vị tư vấn sau khi đã chỉ định họ tư vấn như hiện nay.
4.2.2. Giải pháp về hoàn thiện và thực hiện quy trình quản lý
4.2.2.1. Giải pháp về hoàn thiện quy trình
Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chuyên trách cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng, hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước nói riêng và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung theo hướng đưa tất cả những quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước của cấp trên vào một văn bản của ngành, địa phương, xây dựng biểu đồ quy trình quản lý để dễ thực hiện và kiểm tra.
Phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy trình thực hiện cho các chủ đầu tư cấp dưới, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước ở cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngoài ra, đối với mỗi công đoạn, mỗi bước quản lý trong suốt quá trình quản lý tại quy trình khung cũng cần phải xây dựng quy trình riêng hoặc hướng dẫn chi tiết; các loại hồ sơ, mẫu biểu, văn bản áp dụng phải được liệt kê đầy đủ, chi tiết; thời gian thực hiện của từng công đoạn...
Căn cứ vào việc thực hiện quy trình quản lý, đánh giá mức độ hoàn thành để có hình thức xử lý phù hợp.
4.2.2.2. Giải pháp về thực hiện quy trình
Để thực hiện tốt quy trình, cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:
- Về đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản: